Theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019 và 108,7 triệu vào năm 2049.
Dân số Việt Nam sắp đạt ngưỡng 100 triệu người (Ảnh minh họa)
Ngày 14-6-2011, tại Hà nội, Tổng cục Thống kê kết hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội nghị công bố các ấn phẩm tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2011.
Theo dự báo dân số 2009 - 2049, với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049.
Kết quả phân tích về dân số cho thấy, tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên là 93,5%- tăng 3,2% so với năm 1999. Những con số này cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong việc đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về tăng cường Bình đẳng giới.
Kết quả phân tích về giáo dục cho thấy, tỷ lệ biết đọc, biết viết của một số dân tộc như Thái, Khmer và Mông vẫn còn tương đối thấp so với mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ dân số 5-18 tuổi hiện không đi học của một số tỉnh phía Nam còn cao như Bình Dương (30,8%), Bạc Liêu (26,2%), An Giang ( 25,9%) và Sóc Trăng (25,8%)...đang là thách thức trong vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực nước ta.
Cũng theo kết quả phân tích về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo sẽ kết thúc vào năm 2041.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số, chỉ số già hóa được tính bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên trẻ em dưới 15 tuổi - đã tăng từ 16,6 vào năm 1979 lên 35,5 năm 2009. Cùng với cơ hội cơ cấu dân số vàng, Việt Nam cũng cần ứng phó với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt là người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn.
Trong khi tỷ số giới tính trong nhóm dân số cao tuổi khá thấp (67,8) do mức tử vong của nam cao hơn và do hậu quả của các cuộc chiến tranh đã qua, tỷ số giới tính của dân số trẻ em dưới 15 tuổi khá cao (106,9). Điều đó cho thấy có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh và có thể dẫn đến một số thách thức về kinh tế, văn hóa và xã hội.
24h
Ngày 14-6-2011, tại Hà nội, Tổng cục Thống kê kết hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội nghị công bố các ấn phẩm tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2011.
Theo dự báo dân số 2009 - 2049, với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049.
Kết quả phân tích về dân số cho thấy, tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên là 93,5%- tăng 3,2% so với năm 1999. Những con số này cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong việc đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về tăng cường Bình đẳng giới.
Kết quả phân tích về giáo dục cho thấy, tỷ lệ biết đọc, biết viết của một số dân tộc như Thái, Khmer và Mông vẫn còn tương đối thấp so với mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ dân số 5-18 tuổi hiện không đi học của một số tỉnh phía Nam còn cao như Bình Dương (30,8%), Bạc Liêu (26,2%), An Giang ( 25,9%) và Sóc Trăng (25,8%)...đang là thách thức trong vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực nước ta.
Cũng theo kết quả phân tích về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo sẽ kết thúc vào năm 2041.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số, chỉ số già hóa được tính bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên trẻ em dưới 15 tuổi - đã tăng từ 16,6 vào năm 1979 lên 35,5 năm 2009. Cùng với cơ hội cơ cấu dân số vàng, Việt Nam cũng cần ứng phó với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt là người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn.
Trong khi tỷ số giới tính trong nhóm dân số cao tuổi khá thấp (67,8) do mức tử vong của nam cao hơn và do hậu quả của các cuộc chiến tranh đã qua, tỷ số giới tính của dân số trẻ em dưới 15 tuổi khá cao (106,9). Điều đó cho thấy có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh và có thể dẫn đến một số thách thức về kinh tế, văn hóa và xã hội.
24h