Từ bỏ vị trí giám đốc một công ty xuất nhập khẩu nội thất ở Pháp, anh Yan Lerval trở thành nhiếp ảnh gia tự do ở Việt Nam. Với anh, làm nhiếp ảnh là bắt đầu cuộc sống thứ hai, là hiện thực hóa giấc mơ thời thơ ấu. Dù đã đi đi về về giữa Pháp và Việt Nam để thực hiện công việc kinh doanh suốt 8 năm, anh Yan mới thực sự lập nghiệp và lập gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh 2 năm nay. Tháng 12/2011, anh tổ chức buổi triển lãm ảnh đầu tiên tại Việt Nam mang tên "Thế giới những góc nhìn", tập hợp 45 bức ảnh chân dung trẻ em tại nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, các nước vùng Himalaya, châu Âu, Đông Nam Á. Sau thành công của triển lãm, Yan nhận được lời mời thực hiện một triển lãm ảnh từ thiện với 24 bức chụp riêng về trẻ em thành phố Hồ Chí Minh. Bức ảnh trên có tựa đề "No pictures" (Không chụp ảnh). Ảnh: Yan Lerval Trong 8 năm làm kinh doanh với các bạn hàng Việt Nam, Yan dành phần lớn thời gian trên những chiếc xe taxi máy lạnh, gặp đối tác kinh doanh trong những văn phòng, nhà hàng sang trọng. Nhưng sau khi từ bỏ công việc và trở thành nhiếp ảnh gia, anh bắt đầu rong ruổi tới những vùng sâu, miền xa bằng xe máy, gặp gỡ, chụp ảnh những người dân mà anh mô tả là "chân chất mà thân thiện".Bức ảnh "Trong bùn" chụp một cô bé đang ngước nhìn trên nền đất nứt nẻ, khô cằn đằng sau Khu phức hợp Saigon Pearl. Anh Yan đã chụp hàng ngàn bức ảnh về trẻ em trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Anh Yan không muốn chỉ đơn thuần là một người nước ngoài, đến, chụp ảnh và bỏ đi. Bất chấp rào cản ngôn ngữ, anh vẫn thường trao đổi, trò chuyện, chơi đùa với những đứa trẻ, nhân vật trong bức ảnh của mình. Trong bức ảnh cô bé nhìn chiếc xích lô tại khu Chợ Lớn này, anh và người vợ Việt đã ngồi trò chuyện với cô bé hơn nửa tiếng đồng hồ. Ảnh: Yan Lerval Anh Yan dành nhiều thời gian để ngắm và chụp ảnh trẻ em chơi đá bóng tại quận 4. Bức ảnh được chụp hoàn toàn tự nhiên nhưng gây ấn tượng mạnh nhờ sự tương phản giữa mây trời vần vũ, những tòa nhà sừng sững và những trẻ em say mê đá bóng với khung thành là hai chiếc xe đạp. Ảnh: Yan Lerval Theo anh Yan Lerval, 10 người cùng chụp một khung cảnh thiên nhiên sẽ cho ra những bức ảnh tương tự nhau. Nhưng khi 10 người cùng chụp một con người sẽ tạo nên những bức ảnh hoàn toàn khác biệt, bởi mỗi giây, những chớp mắt, nụ cười lại có những thần thái khác nhau. Ảnh chụp trước bưu điện ở quận 1. Ảnh: Yan Lerval Bức ảnh có bố cục chắc khỏe theo kiểu cổ điển. Em bé được đặt vào điểm mạnh trên khung hình, xa xa là cảnh mây ấn tượng. Anh Yan Lerval chụp "lén" bức ảnh này trên phà Bình Khánh hướng ra biển. Để có được 24 bức ảnh trong triển lãm sắp tới, anh Yan đã phải chọn lọc từ khoảng 200 bức. Ảnh: Yan Lerval Bức ảnh được chụp tại chợ Bến Thành, khi hai mẹ con bán dạo mời anh Yan mua cuốn sách du lịch viết về Việt Nam. Và đây chính là anh Yan Lerval cùng chiếc máy ảnh thân thiết. Ngoài việc cộng tác với các tạp chí, công ty ảnh, anh còn tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng chụp ảnh. Anh dự định sẽ chu du tới Nam Mỹ để chụp ảnh trẻ em nơi đây và hoàn thành cuốn sách ảnh về trẻ em thế giới vào đầu năm 2013. Bức ảnh có bố cục chắc khỏe theo kiểu cổ điển. Em bé được đặt vào điểm mạnh trên khung hình, xa xa là cảnh mây ấn tượng. Anh Yan Lerval chụp "lén" bức ảnh này trên phà Bình Khánh hướng ra biển. Để có được 24 bức ảnh trong triển lãm sắp tới, anh Yan đã phải chọn lọc từ khoảng 200 bức. Ảnh: Yan Lerval Bức ảnh được chụp tại chợ Bến Thành, khi hai mẹ con bán dạo mời anh Yan mua cuốn sách du lịch viết về Việt Nam. Sưu tầm |