Trên tay USB đo chất lượng không khí Kingmax AirQ Check

Kingmax AirQ Check là "chiếc USB" đo nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong nhà theo thời gian thực. Nó kết nối với thiết bị di động qua cổng microUSB, tích hợp các cảm biến để đo lường và theo dõi các chỉ số, bao gồm cả nồng độ các hóa chất bay hơi độc hại trong không khí nơi ở hoặc làm việc, từ đó giúp có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường tốt hơn. Mình đo thử thì thấy kết quả nhiệt độ, ẩm độ khá chính xác sau khi check lại bằng nhiệt kế, còn nồng độ VOC và CO2 thì có vẻ như máy không được nhạy lắm, đồng thời cũng không tìm được thông tin về các certification cấp cho thiết bị ở khoảng mục này.

Thông số kỹ thuật của AirQ Check

- Nhiệt độ hoạt động 0-50 độ C
- Giao tiếp microUSB
- Tiêu thu điện tối đa 36mA ở chế độ đo
- Cảm biến VOC đo các loại khí: Formaldehyde, Acetaldehyde, Alcohol, Amine, CO, Organic acids, Aromatic hydrocarbons, Acetone, Benzene, Alkyl, Olefinic, ect.
- Khoảng khí VOC đo được từ 0-1000 PPB, khoảng CO2 từ 400-5000 PPM.
- Khoảng nhiệt đo được: -10 tới 80 độ C
- Cảm biến độ ẩm 0 - 100%
- Kích thước: 47.5 x 20.8 x 7.4 mm

3887727_USB_do_do_am_Tinhte_11.jpg


Thoạt nhìn thì AirQ Check có ngoại hình và kích cỡ hệt như một chiếc USB OTG mà chúng ta vẫn thường dùng. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có một cổng microUSB duy nhất, có thể thu vào khi không dùng và đẩy ra khi cần sử dụng. Nếu đánh giá AirQ Check dưới góc độ một chiếc USB thông thường thì chất lượng hoàn thiện bên ngoài vào loại khá, tương đối sắc xảo mặc dù vật liệu chủ yếu vẫn là nhựa. Ở chính giữa của AirQ Check là một đèn báo trạng thái hoạt động của thiết bị, 2 cạnh hông có các cụm lỗ nhỏ và đây chính là nơi nhận không khí vào cho cảm biến bên trong đo đạc.

3887734_USB_do_do_am_Tinhte_19.jpg


Khi sử dụng, chúng ta chỉ cần cắm AirQ Check vào smartphone hoặc máy tính bảng thông qua kết nối microUSB. Để hoạt động, máy điện thoại cần phải cài một ứng dụng tên là AirQ Check được cung cấp miễn phí trên chợ ứng dụng Play Store. Ứng dụng cho phép chúng ta đo được nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời. Ở tab trong nhà, chúng ta có thể biết được nhiều thông số hơn, bao gồm cả nồng độ CO2 và các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi trong không khí (VOC)

Ứng dụng có 2 ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung, giá mà có tiếng Việt thì có lẽ dễ dùng hơn bởi không chỉ cung cấp kết quả đo mà phần mềm còn có mục FAQ, giải thích cho chúng ta các kết quả đo có ý nghĩa gì, tại sao cần phải đo.

3887735_USB_do_do_am_Tinhte_20.jpg


Theo thông tin từ phần mềm AirQ Check thì nồng độ VOC ở mức 0-100 ppb đồng nghĩa với không khí sạch, không ảnh hưởng tới con người. Ở mức trung bình rơi vào từ 101-400 ppb, đây là có thể sẽ gây kích ứng mắt, mũi, họng, dị ứng da, đau đầu, buồn nôn và ói mửa. Chất lượng không khí kém khi VOC trên 400 ppb, khi đó nếu tiếp xúc lâu dài sẽ có thể dẫn tới ung thư phổi, gam, thận và tổn thương trung khu thần kinh.

Ứng dụng cho biết là chỉ số CO2 trong không khí bình thường là từ 400-600 ppm, nếu rơi vào mức 600-800 là không tốt, có thể cho cảm giác kém, buồn ngủ, đỏ mặt,... Còn với 801-5000 ppm, chất lượng không khí lúc này cực thấp, có thể gây nên buồn nôn, đau đầu, ói mửa, thiếu oxy, mệt mỏi, tăng nhịp tim,... vè dại hạn có thề làm suy giảm chức năng hô hấp và hoạt động não.

3887731_USB_do_do_am_Tinhte_14.jpg


Lại nói sơ về các tính năng của phần mềm và cách đo cũng như cách đọc kết quả. Thiết bị cho chúng ta đo 2 môi trường là ngoài trời và trong nhà. Đơn giản nhất là môi trường ngoài trời với 2 chỉ số là nhiệt độ và độ ẩm. Kết quả đo được cho ra gần như ngay tức khắc với kết quả khá chính xác (mình có kiểm tra lại bằng ẩm kế và nhiệt kế thì thấy tương đương). Phức tạp hơn là ở chế độ đo trong nhà với 4 chỉ số, ngoài nhiệt độ và độ ẩm thì còn có nồng độ CO2 và VOC. Khi bấm vào đo CO2 thì một màn hình khác sẽ hiện ra cho chúng ta tùy chọn tạm gọi là "tần số đo" tương ứng với 1, 10 hoặc 60 giây.

Cũng từ giao diện này thì chúng ta có thể xem lại được lịch sử những lần đo trước đây. Kết quả đo của 2 chỉ số này cho tới hiện tại chỉ mang tính tham khảo bởi mình chưa thể tìm được công cụ chuyên dụng khác làm đối chiếu. Chỉ số CO2 thì mình đo được trong phòng của mình là 400, trong khi VOC thì đo ở văn phòng công ty lẫn trong 2 phòng nhà mình đều bằng 0 (có lẽ do môi trường quá sạch sẽ hoặc do máy dò không đủ độ nhạy). Duy chỉ có điều làm mình bực mình nhất chính là phần mềm hoạt động chưa được ổn định, dễ bị crash văng ra ngoài khi bạn thao tác nhanh.

Thêm một số hình ảnh của AirQ Check

3887720_USB_do_do_am_Tinhte_02.jpg


3887721_USB_do_do_am_Tinhte_07.jpg


3887723_USB_do_do_am_Tinhte_03.jpg


3887726_USB_do_do_am_Tinhte_10.jpg
 
Top