Tham khảo
In Relationships, Respect May Be Even More Crucial than Love
Love is not all you need, nor all your spouse or child needs; consider respect.
Published on August 19, 2012 by Peter Gray in Freedom to Learn
Nếu bạn hỏi tôi bố mẹ tôi có yêu tôi không, tôi sẽ phải dừng lại và suy nghĩ.
Trong gia đình mà tôi lớn lên, tình yêu là 1 từ hiếm khi được nói ra. Chúng tôi cũng không được ôm hoặc hôn đầy tình cảm. Do đó tôi cảm thấy ngượng khi rời nhà và bước vào 1 nền văn hóa khác, nơi mọi người thường ôm và hôn khi chào và khi tạm biệt cho dù họ có thực sự yêu người kia hay không.
Lời khen – đôi khi được xem như 1 sự thể hiện của tình yêu – cũng gần như vắng mặt trong gia đình mà tôi lớn lên. Bố mẹ xem lời khen là không thích đáng khi khen tôi hoặc anh em tôi là chúng tôi tuyệt vời, thông minh, hoặc đặc biệt và thậm chí việc khen ngợi về chúng tôi trước những người khác là bất lịch sự. Tôi nghĩ rằng mẹ tôi hiểu về giá trị của sự khiêm tốn và những nguy hiểm của sự kiêu căng. Bà không chú ý đến điểm số của chúng tôi ở trường. Nếu tôi khoe về 1 điểm cao, bà sẽ hỏi tôi 1 số câu hỏi về môn học đó, 1 câu hỏi sẽ làm tôi nhận ra tôi thực sự hiểu biết ít ỏi ra sao.
Quay lại với câu hỏi, liệu bố mẹ có yêu tôi? Tình yêu là gì? Nó là 1 thuật ngữ tích cực được dùng cho những điều chúng ta cảm thấy gắn bó hoặc yêu mến. Chúng ta có thể yêu loài người, đất nước chúng ta, con chó của chúng ta, tiền, chiếc xe của chúng ta, bản thân chúng ta, người yêu, những đứa con của chúng ta. Tôi không biết mẹ và cha dượng cảm thấy gắn bó như thế nào với tôi. Tôi mừng là họ đã không quá gắn bó đến nỗi họ gặp khó khăn với việc để tôi rời xa họ. Họ chắc chắn có quan tâm đến tôi, vì vậy tôi tin là họ yêu tôi.
Nhưng điều tôi cảm thấy biết ơn bố mẹ nhất là sự tôn trọng. Khi tôi bày tỏ 1 quan điểm hoặc hỏi 1 câu hỏi, họ xem nó 1 cách nghiêm túc. Và 1 phần của sự tôn trọng là họ tin tưởng tôi. Họ dường như tin rằng anh em tôi và tôi có quyết định tốt và không cần giám sát hoặc khuyên nhủ nhiều, ngay cả khi chúng tôi còn là những đứa trẻ. Và vì họ tôn trọng tôi nên tôi cảm thấy dễ dàng để tôn trọng họ. Vì họ không đưa ra quá nhiều lời khuyên khi tôi không yêu cầu, nên tôi hỏi họ lời khuyên khi tôi cần nó.
Tôi từng thấy có nhiều trường hợp, ở những gia đình khác, bố mẹ yêu những đứa con của họ quá nhiều – thể hiện bởi tình cảm và lời khen cho những đứa con – nhưng họ dường như không tôn trọng chúng. Bố mẹ quá gắn bó với con cái đến nỗi họ không thể để chúng rời đi và họ ít chú ý đến những nhu cầu, mong ước và quan điểm thực sự của đứa trẻ. Họ nói chặn họng đứa con, như thể sự thấp bé của chúng có nghĩa là chúng ngu ngốc, dù họ thường nói với đứa con là chúng thông minh như thế nào.
Tất nhiên, trong bất kì cuộc thảo luận nào như thế này, bạn có thể muốn định nghĩa về tình yêu theo cách nó bao gồm sự tôn trọng, và bao gồm cả khả năng để ai đó ra đi, trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng sẽ đồng ý với bạn rằng tình yêu chiến thắng tất cả. Nhưng nếu chúng ta định nghĩa các thuật ngữ theo 1 cách mà tình yêu có thể tồn tại mà không có sự tôn trọng, và sự tôn trọng có thể tồn tại mà không có tình yêu, thì khi đó tôi sẽ nói rằng hạnh phúc nằm ở sự kết hợp của cả 2.
Tôi nghĩ là hữu ích khi so sánh giữa những mối quan hệ bố mẹ-con cái với mối quan hệ vợ-chồng. Ở cả 2 trường hợp, sự tôn trọng tuyệt đối quan trọng để cho mối quan hệ hoạt động. Tình yêu mà không có sự tôn trọng thì thật nguy hiểm, nó có thể đánh người khác, đôi khi theo nghĩa đen. Tôn trọng tức là hiểu rằng người khác không phải là bạn, không phải là 1 sự mở rộng của bạn, không phải là 1 sự phản chiếu của bạn, không phải đồ chơi của bạn, không phải sản phẩm của bạn. Trong 1 mối quan hệ tôn trọng, nhiệm vụ của bạn là hiểu được người khác như 1 cá nhân độc đáo duy nhất và học cách làm thế nào để hòa hợp những nhu cầu của bạn với của anh/cô í và giúp người đó đạt được những điều họ muốn đạt được. Nhiệm vụ của bạn không phải là kiểm soát người khác hoặc cố gắng để thay đổi anh/cô í theo 1 hướng mà bạn muốn chứ anh/cô í không muốn. Tôi nghĩ điều này áp dụng rất nhiều vào những mối quan hệ bố mẹ-con cái cũng như mối quan hệ vợ-chồng.
Tình yêu mang lại hạnh phúc cho cả 2 kiểu mối quan hệ, nhưng chỉ khi nó được hòa quyện với sự tôn trọng. Tình yêu đem lại niềm vui và những liên kết cảm xúc giúp mối quan hệ vượt qua những thời điểm khó khăn. Khía cạnh gắn bó của tình yêu thậm chí còn giá trị hơn trong những mối quan hệ của chúng ta với bạn tình hơn là với con cái của chúng ta, vì hôn nhân, ít nhất theo nguyên tắc, là mãi mãi. Con cái của tôi sẽ phải rời đi và tôi phải chuẩn bị cho điều đó; nhưng vợ và tôi sẽ bên nhau cho đến chết. Con cái của chúng ta không và không nên xem bản thân chúng như 1 phần của chúng ta; công việc của chúng là đi tiếp, rời xa chúng ta, bước vào 1 tương lai mà chúng ta sẽ không bao giờ biết. Và nếu chúng ta xem chúng như 1 phần của chúng ta, chúng ta sẽ đau khổ khi chúng rời đi.
Tình yêu không phải là tất cả những gì bạn cần, hoặc tất cả những gì vợ hoặc chồng bạn cần, và chắc chắn không phải là tất cả những gì con bạn cần. Tất cả chúng ta đều cần sự tôn trọng, đặc biệt từ những người gần gũi nhất với chúng ta.
---------
Nguồn: PsychologyToday
In Relationships, Respect May Be Even More Crucial than Love
Love is not all you need, nor all your spouse or child needs; consider respect.
Published on August 19, 2012 by Peter Gray in Freedom to Learn
Nếu bạn hỏi tôi bố mẹ tôi có yêu tôi không, tôi sẽ phải dừng lại và suy nghĩ.
Trong gia đình mà tôi lớn lên, tình yêu là 1 từ hiếm khi được nói ra. Chúng tôi cũng không được ôm hoặc hôn đầy tình cảm. Do đó tôi cảm thấy ngượng khi rời nhà và bước vào 1 nền văn hóa khác, nơi mọi người thường ôm và hôn khi chào và khi tạm biệt cho dù họ có thực sự yêu người kia hay không.
Lời khen – đôi khi được xem như 1 sự thể hiện của tình yêu – cũng gần như vắng mặt trong gia đình mà tôi lớn lên. Bố mẹ xem lời khen là không thích đáng khi khen tôi hoặc anh em tôi là chúng tôi tuyệt vời, thông minh, hoặc đặc biệt và thậm chí việc khen ngợi về chúng tôi trước những người khác là bất lịch sự. Tôi nghĩ rằng mẹ tôi hiểu về giá trị của sự khiêm tốn và những nguy hiểm của sự kiêu căng. Bà không chú ý đến điểm số của chúng tôi ở trường. Nếu tôi khoe về 1 điểm cao, bà sẽ hỏi tôi 1 số câu hỏi về môn học đó, 1 câu hỏi sẽ làm tôi nhận ra tôi thực sự hiểu biết ít ỏi ra sao.
Quay lại với câu hỏi, liệu bố mẹ có yêu tôi? Tình yêu là gì? Nó là 1 thuật ngữ tích cực được dùng cho những điều chúng ta cảm thấy gắn bó hoặc yêu mến. Chúng ta có thể yêu loài người, đất nước chúng ta, con chó của chúng ta, tiền, chiếc xe của chúng ta, bản thân chúng ta, người yêu, những đứa con của chúng ta. Tôi không biết mẹ và cha dượng cảm thấy gắn bó như thế nào với tôi. Tôi mừng là họ đã không quá gắn bó đến nỗi họ gặp khó khăn với việc để tôi rời xa họ. Họ chắc chắn có quan tâm đến tôi, vì vậy tôi tin là họ yêu tôi.
Nhưng điều tôi cảm thấy biết ơn bố mẹ nhất là sự tôn trọng. Khi tôi bày tỏ 1 quan điểm hoặc hỏi 1 câu hỏi, họ xem nó 1 cách nghiêm túc. Và 1 phần của sự tôn trọng là họ tin tưởng tôi. Họ dường như tin rằng anh em tôi và tôi có quyết định tốt và không cần giám sát hoặc khuyên nhủ nhiều, ngay cả khi chúng tôi còn là những đứa trẻ. Và vì họ tôn trọng tôi nên tôi cảm thấy dễ dàng để tôn trọng họ. Vì họ không đưa ra quá nhiều lời khuyên khi tôi không yêu cầu, nên tôi hỏi họ lời khuyên khi tôi cần nó.
Tôi từng thấy có nhiều trường hợp, ở những gia đình khác, bố mẹ yêu những đứa con của họ quá nhiều – thể hiện bởi tình cảm và lời khen cho những đứa con – nhưng họ dường như không tôn trọng chúng. Bố mẹ quá gắn bó với con cái đến nỗi họ không thể để chúng rời đi và họ ít chú ý đến những nhu cầu, mong ước và quan điểm thực sự của đứa trẻ. Họ nói chặn họng đứa con, như thể sự thấp bé của chúng có nghĩa là chúng ngu ngốc, dù họ thường nói với đứa con là chúng thông minh như thế nào.
Tất nhiên, trong bất kì cuộc thảo luận nào như thế này, bạn có thể muốn định nghĩa về tình yêu theo cách nó bao gồm sự tôn trọng, và bao gồm cả khả năng để ai đó ra đi, trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng sẽ đồng ý với bạn rằng tình yêu chiến thắng tất cả. Nhưng nếu chúng ta định nghĩa các thuật ngữ theo 1 cách mà tình yêu có thể tồn tại mà không có sự tôn trọng, và sự tôn trọng có thể tồn tại mà không có tình yêu, thì khi đó tôi sẽ nói rằng hạnh phúc nằm ở sự kết hợp của cả 2.
Tôi nghĩ là hữu ích khi so sánh giữa những mối quan hệ bố mẹ-con cái với mối quan hệ vợ-chồng. Ở cả 2 trường hợp, sự tôn trọng tuyệt đối quan trọng để cho mối quan hệ hoạt động. Tình yêu mà không có sự tôn trọng thì thật nguy hiểm, nó có thể đánh người khác, đôi khi theo nghĩa đen. Tôn trọng tức là hiểu rằng người khác không phải là bạn, không phải là 1 sự mở rộng của bạn, không phải là 1 sự phản chiếu của bạn, không phải đồ chơi của bạn, không phải sản phẩm của bạn. Trong 1 mối quan hệ tôn trọng, nhiệm vụ của bạn là hiểu được người khác như 1 cá nhân độc đáo duy nhất và học cách làm thế nào để hòa hợp những nhu cầu của bạn với của anh/cô í và giúp người đó đạt được những điều họ muốn đạt được. Nhiệm vụ của bạn không phải là kiểm soát người khác hoặc cố gắng để thay đổi anh/cô í theo 1 hướng mà bạn muốn chứ anh/cô í không muốn. Tôi nghĩ điều này áp dụng rất nhiều vào những mối quan hệ bố mẹ-con cái cũng như mối quan hệ vợ-chồng.
Tình yêu mang lại hạnh phúc cho cả 2 kiểu mối quan hệ, nhưng chỉ khi nó được hòa quyện với sự tôn trọng. Tình yêu đem lại niềm vui và những liên kết cảm xúc giúp mối quan hệ vượt qua những thời điểm khó khăn. Khía cạnh gắn bó của tình yêu thậm chí còn giá trị hơn trong những mối quan hệ của chúng ta với bạn tình hơn là với con cái của chúng ta, vì hôn nhân, ít nhất theo nguyên tắc, là mãi mãi. Con cái của tôi sẽ phải rời đi và tôi phải chuẩn bị cho điều đó; nhưng vợ và tôi sẽ bên nhau cho đến chết. Con cái của chúng ta không và không nên xem bản thân chúng như 1 phần của chúng ta; công việc của chúng là đi tiếp, rời xa chúng ta, bước vào 1 tương lai mà chúng ta sẽ không bao giờ biết. Và nếu chúng ta xem chúng như 1 phần của chúng ta, chúng ta sẽ đau khổ khi chúng rời đi.
Tình yêu không phải là tất cả những gì bạn cần, hoặc tất cả những gì vợ hoặc chồng bạn cần, và chắc chắn không phải là tất cả những gì con bạn cần. Tất cả chúng ta đều cần sự tôn trọng, đặc biệt từ những người gần gũi nhất với chúng ta.
---------
Nguồn: PsychologyToday