Trong vai bé Thu kể lại truyện “Chiếc lược ngà” hay nhất đầy đủ

Chiến tranh là bài ca kinh hoàng đối với mỗi người. Nó đã qua đi nhưng chắc chắn rằng những hậu quả, những ám ảnh của nó đối với mỗi người dân Việt Nam sẽ khó có thể xóa nhòa. Những năm tháng ấy, có biết bao con người dứt áo ra đi, rời xa gia đình, quê hương đến nơi chiến trường xa xăm, cầm súng để bảo vệ Tổ quốc và rồi không bao giờ trở lại nữa, biết bao ngôi làng lửa lớn bao quanh, không còn bóng người, biết bao gia đình chia cắt, vợ mất chồng, con sinh ra còn chưa nhìn mặt cha. Trong khoảng thời gian ấy, xuất hiện rất nhiều nhà văn dùng tài năng trí tuệ của mình, lấy bút làm súng, đưa ra những tác phẩm văn học cổ vũ tinh thần người lính, ca ngợi tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, xót thương cho những hi sinh của người lính. Trên mặt trận tư tưởng, không thể không kể tới sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Quang Sáng “ Chiếc lược ngà” ca ngợi tình cha con sáng chói trong khói lửa chiến tranh, nhưng đó còn là những đau thương mà chiến tranh mang lại. Bài văn mẫu dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn kể lại câu chuyện này dưới góc nhìn mới của bé Thu.

BÀI VĂN MẪU đóng vai bé Thu kể lại truyện hiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng
Đoàng… Đoàng… Đoàng… Một trận mưa bom trôi qua. Chiến tranh đang vào hồi gay gắt nhất. Cảm giác cái chết vừa cận kề làm tim tôi đập mạnh. Sau mười năm, cô bé Thu bé nhỏ ngang bướng giờ đã trở thành cô thanh niên xung phong dung cảm. Nơi túi áo ngực chiếc lược ngà vẫn nằm lặng im nhưng lại tiếp them cho tôi sức mạng. Nếu biết hạnh phúc khi ấy chỉ ngắn ngủi như vậy, chắc chắn tôi sẽ nhận ra ba tôi sớm hơn.

Từ khi có ý thức, tôi chỉ được chăm sóc bởi má. Đến khi lớn hơn, tôi tò mò hỏi mẹ ba tôi đâu, tôi mới biết ba đã ra chiến trường. Chiến trường là gì, tôi cũng không biết nữa, chỉ nghĩ rằng đó là một nơi rất xa. Lên tám tuổi, tôi vẫn chưa gặp ba lần nào, chỉ nhìn ba qua bức ảnh cưới cùng mẹ. Cho đến tận một ngày, đang chơi đùa nơi bến nước, một chiếc thuyền bơi lại gần hướng nhà tôi, một người đàn ông xa lạ nhảy xuống khi thuyền chưa cập bến, đưa hai tay về phía tôi, còn gọi tên tôi nữa. Khuôn mặt người đó rất dữ tợn, một vết sẹo ở nửa khuôn mặt, ửng đỏ lên. Khi đó, bộ óc non nớt của tôi chỉ vụt lên suy nghĩ đó là người xấu muốn bắt tôi đi. Trong lòng tràn ngập sợ hãi, tôi khóc thét lên gọi má rồi chạy vụt vào nhà.

Sau đó má nói tôi rằng người đàn ông xa lạ đó là ba tôi, còn cho ông ta ở lại nhà. Không thể nào, sao người đàn ông đó có thể là ba tôi được, ba tôi là người giống như trong ảnh với má. Giữ ý nghĩ như vậy, trong suốt ba ngày người đàn ông ở nhà, tôi nhất quyết không gọi người đàn ông là ba.

Ngày đầu tiên mẹ kêu tôi gọi ông vào ăn cơm, trước sự giận dữ của mẹ, tôi buộc phải gọi vào nhưng cũng chỉ nói trổng vì không biết xưng hô như thế nào. Ngày thứ hai, đang nấu dở cơm mẹ lại phải ra ngoài mua thêm đồ, để lại tôi với nồi cơm đang sôi trên bếp. Gọi người đàn ông giúp nhưng lại bị lơ đi như không nghe thấy, chú Ba- người về cùng người đàn ông lạ đó bày cho tôi gọi là ba, người kia sẽ giúp. Tôi không chịu, rồi nghĩ ra cách dùng vá chắt nước dần. Ngày thứ ba, trong bữa cơm, người đàn ông gắp cho tôi miếng trứng cá. Tôi không ăn, dùng đũa hất ra. Bỗng người đàn ông tức giận, đánh một cái vào mông tôi. Tôi bị đau, nước mắt chuẩn bị chảy ra nhưng ngăn lại. Tại sao người đàn ông đó lại đánh tôi, tôi sẽ không chịu thua, tôi sẽ không khóc. Lặng lẽ gắp miếng trứng cá vào bát, tôi chạy ra gỡ thuyền bơi sang nhà ngoại. Mẹ có sang gọi tôi nhưng tôi không chịu về.

Tối đó, nằm bên cạnh ngoại, nghe ngoại kể chuyện cổ tích. Bỗng ngoại hỏi tôi sao lại không chịu nhận ba, tôi ngẫm lại một lúc rồi nhẹ nhàng nói:
- Đó không phải ba con. Ba con không giống như vậy.
- Con chưa gặp ba con lần nào, sao con lại biết đó không phải ba con?
- Con biết chứ, con đã nhìn thấy ảnh ba chụp với má. Ba con không có vết sẹo xấu xí đó trên mặt.- Tôi bướng bỉnh nói.
Sau đó ngoại nói cho tôi nhiều điều. Ngoại nói rằng ba tôi có vết sẹo đó là do chiến tranh gây ra, là do ba dũng cảm bảo vệ Tổ quốc. Ngoại nói nhiều lắm, tôi không nhớ hết được. Bộ óc non nớt vẫn chưa thể hiểu hết những điều bà nói. Đêm đó, tôi nằm nghĩ rất nhiều. Đó thật sự là ba tôi sao ?

Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi thấy rất nhiều hàng xóm ở nhà tôi. Người đàn ông và mẹ bận rộn chuẩn bị đồ. Thì ra hôm nay người kia sẽ đi. Tôi đứng một mình nơi góc phòng, chìm vào những suy nghĩ của mình. Tiếng ồn ào bao trùm xung quanh. Lúc ngẩng lên, tôi thấy người đàn ông nhìn tôi, ánh mắt đầy yêu thương như muốn đến gần nhưng sợ hãi điều gì đó nên lại thôi. Tôi cảm thấy có cái gì rất quan trọng sắp rời xa tôi, trong long trào lên cảm xúc mà tôi không thể gọi tên, thôi thúc tôi. Tôi chạy ào tới chỗ ba tôi, phải- ba tôi, gọi to:
- B… Baaaaa….
Tôi chạy tới bên ba, nhảy lên ôm cổ ba, dùng chân tay cố níu giữ để ba không đi. Tôi hôn khắp mặt ba, hôn lên cả vết sẹo xấu xí kia. Tôi không muốn ba rời đi. Tôi cũng vừa mới nhận ra ba thôi, còn nhiều việc tôi muốn làm cùng ba nữa. Rồi mọi người khuyên tôi rất nhiều, ba còn hứa sẽ mua cho tôi một chiếc lược ngà nữa. Tôi biết ba phải đi bảo vệ quê hương, bảo vệ hai mẹ con tôi. Tôi gian nan buông ba ra, tạm biệt ba. Ba sẽ trở về, phải không?

Mười năm trôi qua, tôi đã mười tám tuổi, là một thanh niên xung phong nhanh nhẹn. Trong một nhiệm vụ, tôi gặp lại chú Ba- đồng đội cũ của ba. Ba đã ra đi, trong một trận chiến thảm khốc. Chú đưa tôi chiếc lược ngà do ba tự tay làm, giây phút buông xuôi, ba đã đưa chú để gửi cho tôi. Tôi đã buồn rất nhiều, nhưng lại nhanh chóng lấy lại tinh hần, tôi sẽ tiếp bước của ba, dũng cảm bảo vệ đất nước.

Một trận chiến nữa sắp bắt đầu. Tôi sẽ không chùn bước. Tôi biết ba sẽ ở bên cạnh tôi, ba sẽ rất vui khi thấy tôi trưởng thành như vậy, phải không ba?
Hana-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    chiếc lược ngà kể lại trong vai
  • Top