Trong vai sứ giả hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng ngắn gọn hay nhất

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI:
Trong kho tàng dân gian Việt Nam không chỉ có những câu ca dao tha thiết, đi vào lòng người thấm nhuần những tư tưởng, triết lý sâu sắc hay là những câu chuyện cổ tích về mơ ước, khát vọng đổi đời của những người nông dân nghèo khổ, những con người không may có số phận bất hạnh mà còn có những truyền thuyết thực sự có ý nghĩa. Những câu chuyện truyền thuyết gợi cho chúng ta những ký ức về một thời hào hùng của dân tộc, những câu chuyện cứu nước, chống giặc ngoại xâm đã đi vào huyền thoại với những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất như: Chử Đồng Tử, Lạc Long Quân và Âu Cơ, An Dương Vương.... Trong đó, không thể không kể đến một truyền thuyết vô cùng quen thuộc với nhân dân Việt Nam ta từ thế hệ này tới thế hệ khác và đến muôn đời, đó là truyền thuyết “Thánh Gióng”. Truyền thuyết “Thánh Gióng” vốn được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện là người lao động trong dân gian. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể nhập vai vào các nhân vật khác trong truyện để kể lại như: mẹ Thánh Gióng, Thánh Gióng, bà con hàng xóm hoặc là vị sứ giả trong triều đình... Sau đây, các bạn có thể tham khảo một số bài văn mẫu đóng vai vị sứ giả để kể lại truyền thuyết về Thánh Gióng để có cách nhìn và cách cảm nhận khác. Chúc các bạn học tốt !

thanh-giong.jpg

Hình ảnh Thánh Giống cùng ngựa chuẩn bị bay lên trời

BÀI VĂN MẪU TRONG VAI SỨ GIẢ HÃY KỂ LẠI TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG
“Thánh gióng” là một truyền thuyết quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam. Truyền thuyết kể về một câu bé lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười như những đứa trẻ bình thường khác. Điều này làm cho mẹ của cậu bé vô cùng lo lắng không biết phải làm như thế nào. Năm ấy, giặc Ân đang lăm le bờ cõi nước ta và chúng đã bắt đầu quá trình đi xâm lăng lãnh thổ của đất nước ta. Nhà vua lo lắng vì quân địch quá mạnh và lực lượng lại quá đông nên đã sai sứ giả đi kêu gọi và chiêu mộ người tài, anh hùng trên mọi nơi của đất nước. Một hôm, vị sứ giả đi qua nhà cậu bé ba tuổi kia thì bỗng dưng cậu bé biết nói và xin được đi đánh giặc. Mọi người đều ngạc nhiên vô cùng nhưng rồi sứ giả cũng chấp nhận và về tâu với vua chuẩn bị những thứ cậu bé cần. Từ đó, cậu bé lớn nhanh như thổi và lên đường đi đánh giặc. Sau khi dẹp loạn và đánh đuổi hết bọn giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước ta thì cậu bé cưỡi ngựa bay về trời. Và từ đó, người đời gọi cậu là Thánh Gióng – một trong Tứ bất tử của Việt Nam. Theo nguyên tác thì truyền thuyết này được kể theo ngôi thứ ba, nhưng sau đây chúng ta có thể kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” theo ngôi thứ nhất, đóng vai vị sứ giả của triều đình và kể lại.

Tôi là sứ giả của triều đình. Cuộc đời tôi từng được chứng kiến một câu chuyện vô cùng kỳ lạ và huyền diệu về một cậu bé mà cả cuộc đời này có lẽ tôi không bao giờ có thể quên được. Năm ấy, đất nước chúng ta có giặc ngoại xâm. Bọn giặc Ân lăm le và có mưu đồ xâm lược nước ta, cướp lãnh thổ. Chúng vô cùng hùng mạnh và lực lượng lại rất đông. Quân đội tinh nhuệ trong triều đình không thể nào kháng cự lại được. Nhà vua vô cùng lo lắng cho tình hình đất nước, số phận của nhân dân bá tánh nên ngài đã truyền chỉ cho tôi đi khắp mọi nơi trên đất nước chiêu mộ người tài, anh hùng giúp nước chống giặc ngoại xâm. Tôi nhận chỉ và phi ngựa đi khắp mọi nơi tìm anh hùng. Đi đi mãi, đi mãi, tôi chẳng tìm được ai. Bỗng một hôm, tôi tới một ngôi làng nhỏ, đi qua một ngôi nhà thì một người đàn bà ra cửa đón tôi. Thấy lạ, tôi xuống ngựa hỏi:
- Bà muốn gì ở tôi?
Người đàn bà khẩn hoảng trả lời tôi:
- Thưa sứ giả, con trai tôi muốn xin vua cho đi đánh giặc cứu nước. Mong ngài có thể chấp nhận ạ !
Tôi vừa ngạc nhiên vừa vui sướng như mở cờ trong bụng:
- Dẫn tôi đi gặp con trai bà.
Người đàn bà kính cẩn dẫn tôi vào trong nhà. Tôi hết sức hoảng hốt khi biết đứa con trai muốn đi đánh giặc là một cậu bé mới ba tuổi. Tôi gằn giọng:
- Bà đùa tôi ư? Thằng bé này mà đòi đi đánh giặc sao?
- Dạ...thưa sứ giả... – Người đàn bà khúm lúm, thật thà đáp – Tôi cũng không giấu gì ngài. Con trai tôi ba tuổi mà không biết nói biết cười. Nhưng khi nãy nghe tiếng ngài bên ngoài thì thằng bé bỗng cất tiếng nói “Mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con”. Tôi thực sự rất ngạc nhiên về điều. Mong sứ giả bớt giận. Đây hoàn toàn là sự thật ạ.
Nghe xong câu chuyện giãi bày của người đàn bà, tôi đoán đây là một cậu bé kỳ lạ. Theo linh cảm, tôi đồng ý nhận lời về triều gửi lời lại tới vua. Cậu bé dõng dạc nói:
- Ngươi hãy về tâu với vua là chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây gậy sắt. Ta sẽ dẹp lũ giặc này.
Phong thái, lời nói của cậu bé ba tuổi này toát ra vô cùng khí chất và oai phong. Tôi lập tức phi ngựa về triều đình tâu với vua về câu chuyện kỳ lạ này và nhà vua đã sai người chuẩn bị những thứ mà cậu bé ấy cần. Ngày hẹn đã tới, tôi cùng binh lính mang những thứ mà cậu bé cần tới. Sau một thời gian ngắn không gặp mà cậu bé lớn nhanh như thổi, suýt thì tôi không nhận ra. Tôi trao lại ngựa sắt, áo giáp sắt và gậy sắt cho cậu bé. Ngay lập tức, cậu bé phi ngựa và con ngựa sắt bay lên trời, phi thẳng tới chỗ bọn giặc Ân đang càn quét dữ dội. Tôi cùng binh lính cũng phi ngựa tới đó để có thể giúp sức cậu bé khi cần. Khi chúng tôi tới nơi thì xác giặc đang nằm ngổn ngang trên mặt đường. Trận chiến đang diễn ra ác liệt thì gậy sắt bị gãy. Cậu bé nhanh chóng nhổ bụi tre ngà bên đường làm vũ khí tiếp tục chiến đấu. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt.

Sau khi cuộc chiến kết thúc, giặc Ân bị tiêu diệt không còn lấy một tên, cậu bé cho ngựa bay lên đỉnh ngọn núi Sóc Sơn rồi bay về trời. Từ đó, nhân dân Việt Nam ta gọi cậu bé là Thánh Gióng và đặt đền thờ ở nhiều nơi.
Whalien 52 – VFO.VN
 
  • Chủ đề
    thánh gióng
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,755
    Bài viết
    467,590
    Thành viên
    339,851
    Thành viên mới nhất
    Đông Âu
    Top