Trưởng thành

Qua dòng thời gian từ lúc sanh ra đến khi xuống lòng đất, con người luôn luôn học hỏi và tích lủy kinh nghiệm không ngừng, chính sự tích lủy kinh nghiệm đó giúp cho con người từ từ trưởng thành và trở nên chính chắn hơn. Những kinh nghiệm đó được tiếp thu và học hỏi từ trường lớp, trường đời, từ sự giao tiếp, giao lưu với mọi người xung quanh, từ những nghịch cảnh, thất bại và khó khăn, từ những việc đi xa,...

Vậy người trưởng thành thường có những đặc điểm nào ? Theo tôi nghĩ sự trưởng thành của con người gồm rất nhiều yếu tố, chúng tạo nên tính cách của người đó, người càng có nhiều yếu tố thì càng trưởng thành hơn và sự trưởng thành đó không có giới hạn, phát triển không ngừng. Ví dụ người trưởng thành thường có những đặc điểm yếu tố sau:


  1. Luôn cẩn thận tư duy từng suy nghĩ, lời nói và việc làm. Trước khi nói hoặc làm điều gì luôn tư duy xem lời nói và việc làm đó có làm khổ mình, khổ người hoặc khổ các loài vật khác hay không. Nếu có thì sẽ không nói và không làm điều đó. Nếu không có hại ai thì cứ nói và làm.
  2. Biết sống nhẫn nhục, nhẫn nhục vì yêu thương chứ không phải nhẫn nhục là nén lòng chịu đựng. Luôn điềm tĩnh trước mọi việc xảy ra dù thuận hay nghịch (tai nạn, việc không may, sóng gió, nghịch cảnh, trái ý, thất vọng, sai lầm của người khác,...). Khi bình thản đối diện thì sẽ thấy mọi việc dễ dàng hơn.
  3. Trước mọi việc xảy ra dù thuận hay nghịch luôn điềm tĩnh, quan sát, lắng nghe và phân tích.
  4. Hiểu rõ cái hại của cái tôi, cái ngã. Biết bỏ cái tôi xuống và sống tùy thuận theo ý kiến, lời nói và việc làm của người khác. Không chấp vào ý của mình là đúng. Luôn có nhu cầu học hỏi và chấp nhận mọi ý kiến lời nói và việc làm của người.
  5. Không đổ lỗi cho người hoặc hoàn cảnh nào, không tìm lỗi người. Luôn quán xét và thấy lỗi mình. Ai cũng cảm thấy tự ái và buồn phiền khi có người đổ lỗi cho mình, biết vậy, ta nên tránh nói cái lỗi, cái sai, cái xấu của người. Ngược lại, luôn giữ tình cảm hòa hợp và đoàn kết với mọi người.
  6. Ai cũng bi tự ái khi bị người khác nói xấu, nói cái sai, cái lỗi. Hiểu rõ như vậy thì mình phải biết giữ bình tĩnh, nhẫn nhục, không được nóng nảy, phân tích kỹ lưỡng khi bị người khác nói cái xấu, cái sai, cái lỗi, bị nói oan ức hoặc không đúng sự thật. Luôn nhìn thấy ý tốt của mọi người đang thương yêu mình, đang muốn giúp mình, muốn chỉ rõ những tác hại cho mình biết,...
  7. Gặp việc gì khó khăn, nghịch cảnh, sóng gió hay thất bại luôn đương đầu, không than Trời trách Phật, không trốn tránh, nản chí, rút lui, biết giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự hoặctìm cách giải quyết để vượt qua chứ không đi tìm lỗi người. Người trốn tránh hoặc bỏ cuộc không bao giờ trưởng thành, họ sẽ phải luôn hối hận đến suốt cuộc đời.
  8. Gặp khó khăn, trở ngại luôn tìm cách giải quyết và vượt qua, không nương tựa, van xin, trông cậy hoặc xin xỏ bất kỳ ai. Có tự tin làm được tất cả mọi việc. Hiểu rõ rằng càng va chạm, vấp ngã nhiều thì chỉ làm cho con người cứng cáp, trưởng thành hơn và có khả năng làm được việc lớn. Nên nhớ: "Những ai có duyên làm được việc lớn thì cuộc đời sẽ tạo nhiều nhân quả va chạm và tôi luyện gân cốt cho người đó trước". Người chiến thắng không phải chỉ là người thành công, mà chính là người biết đứng dậy sau những lần vấp ngã.
  9. Là người đã biết tự đưa ra những quyết định chính chắn có lợi cho mình, cho người, cho các loài vật. Không còn phụ thuộc vào người khác.
  10. Là người sống có mục đích.
  11. Luôn có tấm lòng yêu thương, biết giúp đỡ, chia sẻ, bố thí và nhường nhịn. Không tham lam trộm cắp, bủn xỉn, keo kiệt. Biết cho và nhường những gì tốt, đẹp, ngon, bền và mới cho người khác.
  12. Sống có tình có nghĩa, bạn bè hoặc người thân quen có nạn hoặc khó khăn thì hết sức giúp đỡ vượt qua. Làm sai thì phải biết nhận lỗi và sửa ngay, không trốn tránh trách nhiệm. Không ăn hiếp người, không dối gạt người, không có lòng tham của cải của người, không hại người, không tranh quyền đoạt lợi của người, không bỏ rơi người khi hoạn nạn, không tham quyền lợi trước mắt mà quên bạn, không nói xấu sau lưng, không hãm hại nhau, biết hy sinh vì nhau,...
  13. Có tấm lòng khoan dung rộng lượng sẵn sàng tha thứ bỏ qua mọi lỗi lầm và sai phạm của người. Lấy sự hóa giải mọi hận thù làm phương châm để sống. Có câu "thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù." Dù ai có hại mình cũng không vì thế mà trở mặt thành thù, hãy tìm ra nguyên nhân, thông cảm, và cho họ cơ hội sửa đổi.
  14. Là người biết thông cảm và đồng cảm với hoàn cảnh đời sống của mỗi người.
  15. Không trách móc, phạt hay quát mắng ai, luôn tạo cơ hội cho mọi người sửa đổi, khi trách móc, phạt, đánh đập hoặc quát mắng ai là chúng ta đã đánh mất lòng yêu thương và tạo ra khảng cách giữa mình và người khác, chỉ có lòng yêu thương và tha thứ mới giúp cho mình và người gần gủi nhau và hóa giải mọi hận thù và gút mắc.
  16. Chỉ nói những lời nói ái ngữ ôn tồn nhã nhặn đầy lòng yêu thương, khuyên giải và an ủi người khác. Không nói những lời nói làm cho người khác lo lắng, buồn phiền và sợ hãi.
  17. Không lo lắng, sợ hãi hoặc buồn phiền bất kỳ điều gì dù là bệnh tật đau nhức, mất của cải tài sản, làm ăn thất bại, chết chóc, sống cô đơn một mình, ...
  18. Khiêm tốn, không tự cao tự đắc hay tự mãn, không khoe khoang những gì mình biết, mình có hoặc đã đạt được. Hiểu rõ câu "núi này cao có núi khác cao hơn". Càng khoe khoang là càng rước rắc rối đến nhanh hơn.
  19. Sống biết cung kính và tôn trọng tất cả mọi người dù là ai, trẻ em, người xấu, kẻ thù hay người ác.
  20. Không nói xấu, nói cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai. Không dùng lời ly gián. Luôn sống hòa hợp, đoàn kết với mọi người, khuyên mọi người sống hòa hợp đoàn kết, tạo điều kiện để mọi người sống hòa hợp đoàn kết. Không kết tội ai hoặc vạch trần tội của bất kỳ ai trước tập thể dù có chứng cứ xấu về người đó. Họ luôn đặt lợi ích và sự bình an của tập thể lên trên để giải quyết vấn đề.
  21. Biết giữ im lặng. Có những việc giữ trong lòng còn tốt hơn khi nói ra, bởi vì ta hiểu rõ rằng khi đó sẽ không đụng chạm đến lòng tự ái, sự tôn nghiêm và danh dự của người khác. Đó là cách đối nhân xử thế, không dồn người khác vào đường cùng, luôn cho người khác con đường để sống, để thoát, giữ lại sự tôn nghiêm và danh dự cuối cùng cho người.
  22. Biết rõ khi nào nên nói thì nói, khi nào không nên nói thì không nói. Biết giữ bí mật, giữ chuyện bí mật hoặc chuyện nghe được của người khác. Không bao giờ nói chuyện về người khác, không bàn chuyện ai đúng ai sai, không đánh giá nhận xét hoặc phê phán bất kỳ ai.
  23. Sống biết nghĩ đến người khác, quan tâm đến người khác, sống không làm ai phải đau khổ, giận dữ, buồn phiền, lo lắng và sợ hãi. Khi thấy ai đang khó khăn thì ra tay giúp đỡ ngay, dù đó là kẻ thù, người ác, người dưng nước lã, người đang nợ mình,...
  24. lòng tin vào mọi người đều là người tốt, sẽ trở thành người tốt, là người thương yêu mình, là người sẵn sàng giúp đỡ mình, là người đang dạy cho mình những bài học quý giá.
  25. Biết yêu thương quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật có mặt trên thế gian này.
  26. Sống thành thật, biết giữ chữ tín. Không vội vã hứa suông điều gì khi chưa phân tích tư duy kỹ. Đã hứa thì phải làm.
  27. Dù có hoạn nạn, khó khăn gì thì luôn giữ chữ tín, có phước cùng hưởng có họa cùng chia, không vì bất kỳ lý do gì mà phản bội bất kỳ ai.
  28. Biết xấu hổ trên từng lỗi nhỏ nhặt. Khi có ai chỉ lỗi hoặc chổ sai thì biết nhận lỗi, sửa sai và biết cám ơn người chỉ lỗi.
  29. Xem thường danh lợi, tình ái, ăn uống và những dục vọng khác. Vì họ đã thấy được những tác hại của chúng. Càng coi trọng chúng thì càng dễ dàng bị người khác lợi dụng, lừa gạt hoặc trở thành nô lệ cho những dục vọng đó, có khi trở thánh ác nhân, mất hết lý trí và nhân cách.
  30. đạo đức nghề nghiệp. Hiểu rõ rằng chức vị luôn đi đôi với trách nhiệm, trách nhiệm làm tốt những việc trong phạm vi và quyền hạn của mình, chứ không phải lợi dụng chức vị để tạo quyền lợi. Ai coi trọng quyền lợi sẽ trở nên mất lý trí và nhân cách, sống ích kỷ, chỉ biết có bản thân và trở thành ác thú.
  31. Kiên nhẫn lắng nghe người khác nói. Không tranh luận hơn thua.
  32. Không tranh chấp với bất kỳ ai về điều gì, vật gì hay quan điểm nào.
  33. Không so tài hoặc tranh tài với bất kỳ ai. Vì họ hiểu sự tranh tài chỉ đem đến sự đau khổ, ganh tỵ, ganh ghét, tự ái và thù hận.
  34. Không nóng giận trước bất kỳ điều gì hoặc ai. Sẵn sàng mở rộng lòng yêu thương đối với mọi người.
  35. Không còn nhiều chuyện hoặc thích bàn chuyện thiên hạ, những chuyện đúng sai phải trái ở đời.
  36. Không truy tìm quá khứ hoặc ước vọng vào tương lại, chỉ biết sống ở hiện tại.
  37. Không sợ khó khăn gian khổ, luôn lạc quan và tự tin, sẵn sàng đón nhận và đương đầu với mọi sóng gió, trở ngại, vấp ngã, nghịch cảnh hoặc những khó khăn ở đời, tin vào chính mình có thể làm được mọi việc.
  38. Không còn hiếu thắng, liều lĩnh, nóng tính hoặc nông nổi. Biết bình tĩnh, quan sát, phân tích suy xét mọi vấn đề và luôn tìm ra hướng giải quyết. Khi làm việc thì chắc ăn mới làm, không làm đại, làm liều, làm theo cảm tính, theo dục vọng.
  39. trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, công việc, nghề nghiệp, với từng lời nói, từng việc làm, từng sự lựa chọn và quyết định của mình.
  40. Làm việc không chủ quan, biết lên kế hoạch và suy tính cẩn thận kỹ lưỡng. Kiên nhẫn, không vội vã hấp tập hoặc làm ẩu. Mỗi mỗi từng khâu đều làm cẩn thận kỹ lượng và tốt thì kết quả mới tốt và chất lượng.
  41. Tự tin mạnh dạn, không còn e dè, nhút nhát, sợ hãi, lo lắng khi đứng trước đám đông.
  42. Biết tiết kiệm, tính toán mọi thu chi cho cuộc sống để không bao giờ phải bận tâm khi đến cuối tháng hoặc đến cuối đời phải đau đầu vì những khoảng nợ.
  43. Ít nhất tự lo được cho cuộc sống của mình mà không cần phải nương tựa, trông cậy vào bất kỳ ai.
  44. Quan tâm đến mọi người thân trong gia đình. Kính trên nhường dưới, bình đẳng đối xử với tất cả mọi người, không phân biệt nam nữ, người thân và người làm công,...
  45. Khi quyết định làm việc gì không phải dựa theo cảm nhận chủ quan mà phải biết phân tích lợi hại, nằm trong khả năng của mình, có đúng thời gian hay chưa? thiên thời địa lợi nhân hòa phải có đủ.
  46. Đôn hậu, khiêm nhường, thành thật, liêm khiết và có tự trọng.
  47. Gan dạ, dũng cảm cứu người, cứu vật.
  48. Luôn nhìn mọi việc dưới nhiều góc độ khác nhau, đặt mình vào vị trí của người để thấu hiểu mọi người.
  49. Có tinh thần luôn lạc quan yêu đời, tích cực, tự tin và vui vẻ.
  50. Hiểu rõ rằng "Có những việc mắt thấy tai nghe, chưa chắc là sự thật, phải đối diện, tìm đối chứng và kiểm chứng nhiều lần." Không vội kết luận, đánh giá, nhận xét hoặc đưa ra bất kỳ quyết định nào khi chỉ mới nghe nói một chiều.
  51. Giúp người hoặc trả ơn không tính toán, có ơn thì trả suốt đời.
  52. Biết cho người khác cơ hội. Cho người khác cơ hội chính là cho chính mình cơ hội.
  53. Không mê tín, không tin vào thế giới siêu hình, bói toán, phong thủy, tử vi,...Sống thực tế và tin vào khả năng của con người có thể làm chủ được tất cả. Không tin vào số mạng hay định mệnh. Cuộc đời của con người nằm trong bàn tay của con người.
  54. Thích đi nhiều nơi và học được nhiều điều hay lẻ phải, tích lũy kinh nghiệm qua những giao tiếp với nhiều loại người, nhiều dân tộc trên thế giới. Giống như câu: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
  55. Thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện sống (sướng khổ), mọi thời tiết khí hậu (nóng lạnh, mưa, gió, bão tuyết), mọi tính cách của người khác, mọi cách đối xử của người khác, không than vãn, đổ lỗi, ưu sầu, lo lắng hoặc sợ hãi.
  56. Luôn học hỏi, trau dồi và sửa đổi. Không chấp nah61t vào những gì mình biết là đúng, biết rõ chúng vô thường, thay đổi, không cố định bất biến. Do vậy biết tôn trọng sự hiểu biết của mọi người dù đó là trẻ em.
  57. Trong tình cảm gia đình luôn sống đúng ba đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng với mọi ý kiến, lời nói và việc làm của người mình yêu. Biết đem niềm vui và hạnh phúc cho người mình yêu, lấy niềm vui đó làm niềm vui và hạnh phúc cho mình. Không yêu cầu hoặc trông đợi người kia mang hạnh phúc đến cho mình. Vẫn luôn sống cung kính và tôn trọng nhau như ngày đầu gặp mặt. Tình cảm là sự cho đi, chỉ cần biết người mình yêu hạnh phúc thì mình hạnh phúc, do vậy tình yêu không nhất thiết phải chiếm hữu mới hạnh phúc. Luôn ủng hộ nhau và sát cánh bên nhau.
  58. Những người có tài, có đức hạnh, làm việc gì cũng nghĩ đến niềm vui và hạnh phúc của người khác, biết lo cho người khác, quan tâm đến người khác, sống vì người khác thì việc đó sẽ bền và sung túc. Ngược lại kẻ có tài, nhưng ích kỷ, chỉ biết bản thân, sẵn sàng hy sinh người khác để đạt được mục đích thì công việc của người đó sẽ không bền.
  59. Thích tư duy suy nghĩ và sống một mình. Trí tuệ chân chính đến từ nội tâm (khi tâm không bị những dục vọng và những điều ác chi phối.) Người thích sống một mình sẽ dễ dàng hiểu rõ bản thân và người khác hơn.
  60. Hiểu rõ những 4 chân lý của cuộc đời: 1- Đời là khổ, 2- Nguyên nhân của khổ là do lòng ham muốn, 3- Trạng thái thoát khổ là tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, 4- Phương pháp thoát khổ là con đường Bát Chánh Đạo.
  61. Thấy rõ vạn vật trên thế gian này bị chi phối bởi quy luật nhân quả. Tất cả mọi việc xảy ra đều có nhân có quả. Nhìn quả biết nhân, muốn thay đổi quả thì phải thay đổi nhân, tạo nhân thiện, không có gì là tự nhiên có. Từ đó quyết tâm luôn sống thiện để tạo nhân thiện trong hiện tại, để đem niềm vui và hạnh phúc cho mình, cho người và cho muôn loài vạn vật khác.
  62. Hằng ngày sống ly dục ly ác - "Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện". "Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật khác."
  63. Thấu hiểu được sự vô thường của vạn vật, tất cả đều thay đổi, không có gì là bất biến, cố định.
  64. Luôn giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự trước mọi dục vọng, những điều ác và các cảm thọ (đau nhức, bệnh tật, nóng lạnh, khổ lạc,...), mọi sóng gió, nghịch cảnh và mọi lời nói của người.
  65. V.v....

Một người càng có nhiều tính cách trưởng thành thì càng chính chắn và tự tin hơn. Những yếu tố này là vô hạn, không có giới hạn và vô thường thay đổi. Không có gì là chắc chắn, cho nên con người luôn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Càng nhiều va chạm ở đời thì càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, người đó càng trưởng thành hơn.

Khi một người hiểu rõ sự vô thường của vạn vật thì người đó sẽ biết buông xuống tất cả, không còn ham muốn, dính mắc vào bất kỳ vật gì, vào ai hoặc hoàn cảnh nào. Khi buông xuống tất cả thì tâm sẽ tự nhiên bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là trạng thái của tâm thanh thản giải thoát không còn lo lắng, phiền muộn và sợ hãi nữa.


Mời các bạn đọc tiếp bài tại:
chanhkien-pa.blogspot.com
1- Sống không làm khổ mình.
2- Sống không làm khổ người khác.
3- Sống biết nghĩ đến người khác
 
  • Chủ đề
    trưởng thành
  • Top