[h=2]Nguồn gốc các biểu tượng trên thế giới[/h] [h=3]1. Biểu tượng Hòa bình[/h]
Biểu tượng hòa bình xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trong Chiến dịch Giải trừ quân bị hạt nhân (CND). Biểu tượng này là sự kết hợp của hai kí hiệu chữ cái D và N (tên tiếng Anh Disarmanent (Giải trừ quân bị) và Nuclear (Hạt nhân). Chữ N biểu trưng cho hai lá cờ nằm trong chữ V lộn ngược trong biểu tượng, còn chữ D có một lá cờ hướng lên và lá cờ còn lại hướng thẳng xuống.
Tương truyền, biểu tượng này do vị Hoàng đế La Mã cổ đại Nero (37- 68 sau Công nguyên) “phát minh” ra khi ông lệnh đóng đinh Thánh Peter lên cây thánh giá ngược, hàm ý cây thánh giá đã bị gãy hỏng. Ngoài ra, còn có người cho rằng biểu tượng này có “dính dáng” đến ma quỷ trong thời trung cổ. Dù sao đi nữa, biểu tượng này vẫn được nhiều người chấp nhận là có nguồn gốc trong phong trào giải trừ vũ khí cuối những năm 1950. [h=3]2. Biểu tượng Y học[/h]
Sự kết hợp giữa một cây gậy cùng một con rắn quấn xung quanh là biểu tượng của ngành y học nói chung. Có người cho rằng, biểu tượng này được miêu tả trong Ngũ Kinh của Môi-sơ trong Kinh Thánh Do Thái, khi Môi-sê ném cây gậy của mình xuống, lập tức nó thiêu đốt những con rắn (cá sấu) của những pháp sư Ai Cập. Ngũ Kinh có viết: “Mỗi người trong số họ đều ném chiếc gậy của mình xuống, lập tức chúng biến thành rất nhiều con mãng xà lớn. Nhưng chỉ riêng chiếc gậy của Aaron là nuốt gọn tất cả”.
Truyền thuyết khác kể rằng, Vị thần La Mã Apollo có một người con trai tên là Aesculapius được phong làm vị thần đảm nhiệm y thuật và chữa bệnh. Các con của Aesculapius cũng là những nữ thần về y học là Hygeia và Panaceia, một người là nữ thần bảo vệ sức khỏe (chữ “hygiene” bắt nguồn từ chữ Hygeia mà ra), một người là nữ thần chữa bách bệnh. Trong kỷ nguyên hiện đại, hình ảnh chiếc gậy và con rắn quấn quanh là biểu tượng phổ biến của các hiệp hội y khoa trên toàn thế giới. Biểu tượng Dịch vụ Y tế khẩn cấp (EMS) cũng lồng hình con rắn vào. Ngoài ra, biểu tượng “RX”, tượng trưng cho đơn thuốc, cũng được các ngành dược phẩm sử dụng cùng với đó là hình ảnh con rắn quấn quanh chiếc chén (chiếc chén của nữ thần Hygeia). [h=3]3. Biểu tượng Chữ Thập đỏ[/h]
Kinh hoàng trước thảm cảnh các dịch vụ y tế nghèo nàn đối với các nạn nhân sau trận chiến Solferino giữa Pháp và Áo năm 1859, một thương nhân người Thụy Sĩ Jean - Henri Dunant đề xuất ý tưởng thành lập một tổ chức trung lập nhằm chăm sóc cho những nạn nhân trong thời chiến. Phong trào Chữ Thập đỏ quốc tế chính thức bắt đầu từ năm 1863, và trong bản Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 đã công nhận tình trạng đặc biệt của các nhân viên y tế và dân thường bị thương trên chiến trường. Biểu tượng Chữ Thập đỏ được in trên hình nền màu trắng, ngược màu với lá cờ của Thụy Sĩ (chữ thập màu trắng, nền cờ màu đỏ), quê hương của thương nhân Dunant. Theo đó, lá cờ trắng được đông đảo quốc tế công nhận là dấu hiệu của sự đầu hàng, và Thụy Sĩ cũng là đất nước nổi tiếng về tính trung lập của mình. [h=3]4. Biểu tượng Mặt cười[/h]
Nhà thiết kế ngành thương mại người Mỹ Harvey Ball (1921 – 2001) nổi tiếng là người đầu tiên thiết kế biểu tượng mặt cười cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Mỹ năm 1963. Nhằm tiếp thêm tinh thần cho nhân viên, biểu tượng mặt cười hiển thị ở khắp mọi nơi, từ các nút bấm, áp – phích cho đến các tấm thẻ bàn. Kết quả là các nút bấm in hình mặt cười bán ra và thu được doanh thu khổng lồ, 50 triệu đô la, năm 1971. Một nghịch lý là chính tác giả của nó, Harvey Ball, chỉ được trả vỏn vẹn 45 đô la (900 nghìn VND) bản quyền cho “đứa con” của mình, dù vậy theo như lời con trai của Harvey Ball “ông không bao giờ hối tiếc về quyết định đó”. [h=3]5. Biểu tượng Năng lượng nguyên tử[/h]
Biểu tượng phóng xạ quốc tế lần xuất hiện lần đầu tiên năm 1946. Ban đầu biểu tượng này có màu đỏ tươi trên nền màu xanh dương, sau này người ta thay hai màu này bằng màu vàng và đen. Mới đây vào năm 2007, sau các cuộc khảo cứu cho rằng trẻ em không phân biệt được đâu là biểu tượng phóng xạ nguy hiểm, đâu là chong chóng đồ chơi vì hai màu đen và vàng, người ta đang tính đến việc đưa ra một biểu tượng khác cảnh báo nguy hiểm phóng xạ, đảm bảo chứa đựng các yếu tố chết người, cần phải tránh xa kết hợp cùng màu đỏ quen thuộc biểu tượng trong các trường hợp nguy hiểm. [h=3]6. Biểu tượng Nguy hiểm sinh học[/h]
Biểu tượng này ban đầu được Công ty hóa chất đa quốc gia Dow Chemical (trụ sở tại bang Michigan, Mỹ) thiết kế dành riêng cho các sản phẩm hóa chất của mình năm 1966. Về sau, biểu tượng này biểu trưng phổ biến toàn cầu cho sự nguy hiểm sinh học. [h=3]7. Kí hiệu đồng Đô la Mỹ và Bảng Anh[/h]
Kí hiệu đồng đô la có nguồn gốc từ đồng Pê-sô Mêhicô, được biết đến là đồng đô la Tây Ban Nha (Mêhicô trước đây là thuộc địa của Tây Ban Nha). Đơn vị tiền tệ này được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ trong khoảng thời gian Cách mạng Mỹ diễn ra vào cuối thế kỷ 18.
Câu chuyện được chấp nhận rộng rãi nhất về ký hiệu đồng đô la có lẽ bắt nguồn từ chữ viết tắt đồng Pê-sô Tây Ban Nha và Mêhicô là “PS” (trong đó “P” là Pê-sô, “S” là Spain - Tây Ban Nha). Sau này, chữ S được viết lồng vào chữ P tạo thành kí hiệu ($) mà chúng ta thường thấy.
Đối với kí hiệu đồng Bảng Anh (£) - đợn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh, bắt nguồn từ chữ cái “L”, chữ viết tắt của “Libra” - đơn vị trọng lượng của La Mã cổ đại, tương đương 0,329 kg, bắt nguồn từ chữ cái tiếng Latinh về sự cân bằng, hay “cung Thiên Bình” theo chiêm tinh học thời bấy giờ. [h=3]8. Biểu tượng Búa & Liềm[/h]
Đây biểu tượng được biết đến từ sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga (1917) về giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga. Trong đó, chiếc búa biểu trưng cho giai cấp công nhân trong ngành công nghiệp, còn chiếc liềm đại diện cho tầng lớp lao động trong ngư nghiệp và nông nghiệp. [h=3]9. Biểu tượng Nam giới[/h]
Trong khi biểu tượng của nữ giới là chiếc gương và lược (biểu tượng của sao Kim – thần Vệ Nữ) thì biểu tượng của nam giới là hình cây giáo và cái khiên (biểu tượng của sao Hỏa). Hãng xe nổi tiếng Volvo của Thụy Điển đã sử dụng biểu tượng nam giới/sao Hỏa làm logo cho hãng xe của mình. Người ta cũng đang tính đến việc gắn logo của hãng Volvo bằng biểu tượng thần Vệ Nữ, nhằm đảm bảo tính “bình đẳng giới” mỗi khi phụ nữ ngồi trên chiếc xe của hãng này.
Sự kết hợp giữa một cây gậy cùng một con rắn quấn xung quanh là biểu tượng của ngành y học nói chung. Có người cho rằng, biểu tượng này được miêu tả trong Ngũ Kinh của Môi-sơ trong Kinh Thánh Do Thái, khi Môi-sê ném cây gậy của mình xuống, lập tức nó thiêu đốt những con rắn (cá sấu) của những pháp sư Ai Cập. Ngũ Kinh có viết: “Mỗi người trong số họ đều ném chiếc gậy của mình xuống, lập tức chúng biến thành rất nhiều con mãng xà lớn. Nhưng chỉ riêng chiếc gậy của Aaron là nuốt gọn tất cả”.
Truyền thuyết khác kể rằng, Vị thần La Mã Apollo có một người con trai tên là Aesculapius được phong làm vị thần đảm nhiệm y thuật và chữa bệnh. Các con của Aesculapius cũng là những nữ thần về y học là Hygeia và Panaceia, một người là nữ thần bảo vệ sức khỏe (chữ “hygiene” bắt nguồn từ chữ Hygeia mà ra), một người là nữ thần chữa bách bệnh. Trong kỷ nguyên hiện đại, hình ảnh chiếc gậy và con rắn quấn quanh là biểu tượng phổ biến của các hiệp hội y khoa trên toàn thế giới. Biểu tượng Dịch vụ Y tế khẩn cấp (EMS) cũng lồng hình con rắn vào. Ngoài ra, biểu tượng “RX”, tượng trưng cho đơn thuốc, cũng được các ngành dược phẩm sử dụng cùng với đó là hình ảnh con rắn quấn quanh chiếc chén (chiếc chén của nữ thần Hygeia). [h=3]3. Biểu tượng Chữ Thập đỏ[/h]
Kinh hoàng trước thảm cảnh các dịch vụ y tế nghèo nàn đối với các nạn nhân sau trận chiến Solferino giữa Pháp và Áo năm 1859, một thương nhân người Thụy Sĩ Jean - Henri Dunant đề xuất ý tưởng thành lập một tổ chức trung lập nhằm chăm sóc cho những nạn nhân trong thời chiến. Phong trào Chữ Thập đỏ quốc tế chính thức bắt đầu từ năm 1863, và trong bản Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 đã công nhận tình trạng đặc biệt của các nhân viên y tế và dân thường bị thương trên chiến trường. Biểu tượng Chữ Thập đỏ được in trên hình nền màu trắng, ngược màu với lá cờ của Thụy Sĩ (chữ thập màu trắng, nền cờ màu đỏ), quê hương của thương nhân Dunant. Theo đó, lá cờ trắng được đông đảo quốc tế công nhận là dấu hiệu của sự đầu hàng, và Thụy Sĩ cũng là đất nước nổi tiếng về tính trung lập của mình. [h=3]4. Biểu tượng Mặt cười[/h]
Nhà thiết kế ngành thương mại người Mỹ Harvey Ball (1921 – 2001) nổi tiếng là người đầu tiên thiết kế biểu tượng mặt cười cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Mỹ năm 1963. Nhằm tiếp thêm tinh thần cho nhân viên, biểu tượng mặt cười hiển thị ở khắp mọi nơi, từ các nút bấm, áp – phích cho đến các tấm thẻ bàn. Kết quả là các nút bấm in hình mặt cười bán ra và thu được doanh thu khổng lồ, 50 triệu đô la, năm 1971. Một nghịch lý là chính tác giả của nó, Harvey Ball, chỉ được trả vỏn vẹn 45 đô la (900 nghìn VND) bản quyền cho “đứa con” của mình, dù vậy theo như lời con trai của Harvey Ball “ông không bao giờ hối tiếc về quyết định đó”. [h=3]5. Biểu tượng Năng lượng nguyên tử[/h]
Biểu tượng phóng xạ quốc tế lần xuất hiện lần đầu tiên năm 1946. Ban đầu biểu tượng này có màu đỏ tươi trên nền màu xanh dương, sau này người ta thay hai màu này bằng màu vàng và đen. Mới đây vào năm 2007, sau các cuộc khảo cứu cho rằng trẻ em không phân biệt được đâu là biểu tượng phóng xạ nguy hiểm, đâu là chong chóng đồ chơi vì hai màu đen và vàng, người ta đang tính đến việc đưa ra một biểu tượng khác cảnh báo nguy hiểm phóng xạ, đảm bảo chứa đựng các yếu tố chết người, cần phải tránh xa kết hợp cùng màu đỏ quen thuộc biểu tượng trong các trường hợp nguy hiểm. [h=3]6. Biểu tượng Nguy hiểm sinh học[/h]
Biểu tượng này ban đầu được Công ty hóa chất đa quốc gia Dow Chemical (trụ sở tại bang Michigan, Mỹ) thiết kế dành riêng cho các sản phẩm hóa chất của mình năm 1966. Về sau, biểu tượng này biểu trưng phổ biến toàn cầu cho sự nguy hiểm sinh học. [h=3]7. Kí hiệu đồng Đô la Mỹ và Bảng Anh[/h]
Kí hiệu đồng đô la có nguồn gốc từ đồng Pê-sô Mêhicô, được biết đến là đồng đô la Tây Ban Nha (Mêhicô trước đây là thuộc địa của Tây Ban Nha). Đơn vị tiền tệ này được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ trong khoảng thời gian Cách mạng Mỹ diễn ra vào cuối thế kỷ 18.
Câu chuyện được chấp nhận rộng rãi nhất về ký hiệu đồng đô la có lẽ bắt nguồn từ chữ viết tắt đồng Pê-sô Tây Ban Nha và Mêhicô là “PS” (trong đó “P” là Pê-sô, “S” là Spain - Tây Ban Nha). Sau này, chữ S được viết lồng vào chữ P tạo thành kí hiệu ($) mà chúng ta thường thấy.
Đối với kí hiệu đồng Bảng Anh (£) - đợn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh, bắt nguồn từ chữ cái “L”, chữ viết tắt của “Libra” - đơn vị trọng lượng của La Mã cổ đại, tương đương 0,329 kg, bắt nguồn từ chữ cái tiếng Latinh về sự cân bằng, hay “cung Thiên Bình” theo chiêm tinh học thời bấy giờ. [h=3]8. Biểu tượng Búa & Liềm[/h]
Đây biểu tượng được biết đến từ sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga (1917) về giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga. Trong đó, chiếc búa biểu trưng cho giai cấp công nhân trong ngành công nghiệp, còn chiếc liềm đại diện cho tầng lớp lao động trong ngư nghiệp và nông nghiệp. [h=3]9. Biểu tượng Nam giới[/h]
Trong khi biểu tượng của nữ giới là chiếc gương và lược (biểu tượng của sao Kim – thần Vệ Nữ) thì biểu tượng của nam giới là hình cây giáo và cái khiên (biểu tượng của sao Hỏa). Hãng xe nổi tiếng Volvo của Thụy Điển đã sử dụng biểu tượng nam giới/sao Hỏa làm logo cho hãng xe của mình. Người ta cũng đang tính đến việc gắn logo của hãng Volvo bằng biểu tượng thần Vệ Nữ, nhằm đảm bảo tính “bình đẳng giới” mỗi khi phụ nữ ngồi trên chiếc xe của hãng này.
Theo VnExpress iOne