Truyện "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là những trang văn xuôi đầy chất thơ, Nêu cảm nhận của em về chất thơ
Hướng dẫn học sinh bài văn mẫu: nêu cảm nhận về chất thơ trong truyện “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
Mỗi tác phẩm truyện ngắn có lẽ muốn rung động tâm hồn người đọc không chỉ đơn giản là sự tái hiện đời sống một cách giản đơn, khô cứng. Là sự sao chụp y nguyên hiện thực đời sống. Đó là cái chết của tác phẩm nghệ thuật, là cái chết của nhà văn. Bởi vậy, một tác phẩm hay cần lắm một cái tình chân thực, một trái tim sâu sắc và chân thành của nhà văn để viết nên những trang hoa tờ hoa dâng lên hương sắc cho đời. Và chính tình cảm cảm xúc thẩm mĩ ấy đã tạo thành chất thơ cho tác phẩm văn xuôi. Chính chất thơ ấy là chất men hấp dẫn trái tim người đọc, dẫn dắt người đọc vào thế giới tâm tư tình cảm, tới những tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm. Với “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, bằng một trái tim chân thật và cảm xúc mãnh liệt, Thanh Tịnh đã viết nên những trang văn xuôi đầy chất thơ, làm rung động tận đáy tâm hồn người đọc. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn nêu cảm nhận về chất thơ trong trang văn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh nhé.
BÀI VĂN 1 CẢM NHẬN VỀ CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH
Mỗi trang văn xuôi hấp dẫn được trái tim, đốt lửa được trong lòng người phải chăng đâu chỉ vì nó miêu tả chỉ để miêu tả, mà hẳn là trong mỗi trang văn ấy còn chất chứa trái tim chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Để những câu chữ không chỉ còn là xác chữ cứng đơ trên trang giấy mà xôn xao một linh hồn, cựa quậy một sự sống. Phải chăng đó chính là chất thơ trong truyện ngắn, và với “tôi đi học” của Thanh Tịnh, nhà văn đã xâm nhập chất thơ ấy vào tâm hồn độc giả.
Bieelinxki từng nói: tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi. Vâng dường như thấu hiểu được điều đấy, vậy nên những trang văn xuôi sở dĩ có thể vào đốt lửa trong lòng người đọc là nhờ chất thơ huyền hoặc, nồng nàn toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Chất thơ, ý muốn nói một tác phẩm truyện không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống, không chỉ mỗi phân tích lí giải hiện thực đời sống khách quan mà còn dạt dào đong đầy cảm xúc của người nghệ sĩ. Chất thơ còn chính là cái đẹp, cái đẹp của cảm xúc, ngôn từ. Chất thơ toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn và được biểu hiện qua các hình thức nghệ thuật giàu chất thơ để góp phần cho những trang văn xuôi co duỗi nhịp nhàng. Nhà văn Tô Hoài từng khẳng định: truyện ngắn cũng cần có chất thơ, có như vậy văn xuôi mới trong sáng cất cao.
Đến với Thanh Tịnh, người đọc như được bước vào một thế giới đầy thơ. Thơ ấy không phải là tô hồng hiện thực, không phải là ru vỗ người đọc vào thế giới huyền hoặc, mơ hồ không xác định, chất thơ trong những trang văn của Thanh Tịnh là việc đưa dẫn người đọc vào thế giới của tuổi thơ, giúp ta quay lại quãng thời gian khi ngày đầu tiên ta đến trường với những cảm xúc tron sáng, hồn nhiên của trẻ thơ. Đặc biệt, trong truyện ngắn, chất thơ trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như “mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Một không gian trong trẻo, thanh bình, êm đềm yên ả rất đặc trưng của làng quê. Không gian gợi vẻ đẹp khiến lòng người thanh thản, êm đềm và như ru vỗ để làm môi sinh cho người đọc quay trở về miền kí ức tuổi xưa. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ
Nhưng nội dung là nội dung của hình thức, nội dung là những cảm xúc lãng mạn, bay bổng đầy chất thơ thì cũng phải được truyền tải qua hình thức nghệ thuật đầy chất thơ, những câu từ, những liên tưởng so sánh độc đáo, thi vị và cuốn hút. “tâm hồn như những cánh hoa mỏng manh..ríu rít như lũ chim non..” Thanh Tịnh đã lấy hồn mình để cảm, để thấu hiểu những cảm xúc tươi mát và trong trẻo nhưng cũng thật non nớt của tuổi học trò mà sáng tạo những so sánh thật đẹp biết bao. Chúng như cánh bướm non rung động tâm hồn độc giả.
Bằng một lối văn nhẹ nhàng, êm dịu, những trang văn giàu chất thơ. Thanh Tịnh đã như vượt thời gian đưa người đọc trở về vơi một thế giới thuở xưa đầy thơ mộng, sáng trong, đánh thức những rung cảm và khát vọng thẩm mĩ trong tâm hồn người đọc.
BÀI VĂN 2 CẢM NHẬN VỀ CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH
Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là phương thức trữ tình để bộc lộ cuộc sống qua con lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ còn văn xuôi là phương thức tự sự mà nhà văn tái hiện đời sống một cách khách quan. Nhưng đôi khi ngay trong những trang văn xuôi, chất thơ vẫn cứ xuất hiện thật tự nhiên, tinh tế và điều này đúng với truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Đó là những trang văn xuôi đầy chất thơ.
Nhà thơ Ngô Giang Điệp (Trung Quốc) cho rằng: “Thơ là tiếng lòng, không thể trái với lòng mà nảy ra thơ, lòng như nhật nguyệt thì thơ cũng như ánh sáng nhật nguyệt, cứ theo nơi ánh sáng mà đến sẽ thấy được mặt trăng, mặt trời.” Còn đối với Lê Quý Đôn thì: “Thơ phát khởi trong lòng người ta”. Là kết quả của sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi, chất thơ mang theo cái linh hồn của thơ mà nhập vào câu chữ trong văn xuôi. Chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học” thể hiện đầu tiên chính là cốt truyện nhẹ nhàng, mỏng, không quá nhiều tình tiết, chỉ đơn thuần là việc nhân vật tôi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình với những sự kiện trên đường tới trường, khi ở sân trường và vào lớp. Hầu hết những tình tiết ấy đều chỉ có sự kiện lướt còn điều chính vẫn là những suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật “tôi” vào ngày đầu đến trường. Với một cốt truyện tâm lí như vậy, dòng suy tưởng của nhà văn dễ đưa bạn đọc vào khung cảnh của sự suy ngẫm, của sự cảm nhận hơn là quan tâm đến những diễn biến của cốt truyện. Thậm chí những sự kiện trở nên không còn quan trọng mà quan trọng nhất chính là những cảm nhận của nhân vật tôi.
Chất thơ còn thể hiện ở câu chữ mà tác giả chọn dùng với những so sánh liên tưởng vô cùng thơ mộng: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”; “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”; “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Những câu chữ, những trường liên tưởng mà nhà văn sử dụng vô cùng đẹp, vô cùng chau chuốt, tạo cho người đọc cảm giác được tắm mình trong những cảm xúc của lớp vỏ ngôn từ đem lại. Mỗi tiếng, mỗi chữ trong tác phẩm văn xuôi đều nhuốm lấy biết bao cái cảm xúc của một ngọn lửa hồng nồng cháy trong lòng người nghệ sĩ để rồi thoát ra cái lớp vỏ bọc mà rung lên những cung bậc mạnh mẽ. Những câu chữ ấy lại được chắp cánh bằng trí tưởng tượng bay bổng, chỉ có trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn mới thổi chất lãng mạn vào câu, vào chữ cũng như chỉ có chất thơ trong chính cuộc sống mới tác động mạnh mẽ vào tâm hồn nhà văn khiến cho họ có những liên tưởng bất ngờ. Và những câu chữ ấy cứ lôi cuốn người ta đi, kéo người ta theo như một áng thơ hay khiến người đọc không kìm lại được.
“Thơ là gốc ở tình” (Bạch Cư Dị), “cái tình” ở đây đòi hỏi phải là tình cảm chân thật, bởi “không thể trái với lòng mà nảy ra thơ”. Chất thơ trong tác phẩm được dìu dắt thành công nhất chính là về măt cảm xúc của tác giả, chính cảm xúc ấy tạo nên một giọng văn đầy cảm xúc, nhẹ nhàn, sâu lắng, dễ đi vào lòng người, tạo ra cho câu từ những tiếng nhạc dìu dắt tâm hồn bạn đọc. Đó là một chất thơ tràn đầy năng lượng xuyên thấm vào tâm trí bạn đọc, tạo nên thành công cho tác phẩm.
Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thật là một tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ, chất thơ ấy thể hiện xuyên suốt tác phẩm, trở thành linh hồn và sự thành công của tác phẩm.
Hướng dẫn học sinh bài văn mẫu: nêu cảm nhận về chất thơ trong truyện “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
Mỗi tác phẩm truyện ngắn có lẽ muốn rung động tâm hồn người đọc không chỉ đơn giản là sự tái hiện đời sống một cách giản đơn, khô cứng. Là sự sao chụp y nguyên hiện thực đời sống. Đó là cái chết của tác phẩm nghệ thuật, là cái chết của nhà văn. Bởi vậy, một tác phẩm hay cần lắm một cái tình chân thực, một trái tim sâu sắc và chân thành của nhà văn để viết nên những trang hoa tờ hoa dâng lên hương sắc cho đời. Và chính tình cảm cảm xúc thẩm mĩ ấy đã tạo thành chất thơ cho tác phẩm văn xuôi. Chính chất thơ ấy là chất men hấp dẫn trái tim người đọc, dẫn dắt người đọc vào thế giới tâm tư tình cảm, tới những tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm. Với “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, bằng một trái tim chân thật và cảm xúc mãnh liệt, Thanh Tịnh đã viết nên những trang văn xuôi đầy chất thơ, làm rung động tận đáy tâm hồn người đọc. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn nêu cảm nhận về chất thơ trong trang văn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh nhé.
BÀI VĂN 1 CẢM NHẬN VỀ CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH
Mỗi trang văn xuôi hấp dẫn được trái tim, đốt lửa được trong lòng người phải chăng đâu chỉ vì nó miêu tả chỉ để miêu tả, mà hẳn là trong mỗi trang văn ấy còn chất chứa trái tim chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Để những câu chữ không chỉ còn là xác chữ cứng đơ trên trang giấy mà xôn xao một linh hồn, cựa quậy một sự sống. Phải chăng đó chính là chất thơ trong truyện ngắn, và với “tôi đi học” của Thanh Tịnh, nhà văn đã xâm nhập chất thơ ấy vào tâm hồn độc giả.
Bieelinxki từng nói: tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi. Vâng dường như thấu hiểu được điều đấy, vậy nên những trang văn xuôi sở dĩ có thể vào đốt lửa trong lòng người đọc là nhờ chất thơ huyền hoặc, nồng nàn toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Chất thơ, ý muốn nói một tác phẩm truyện không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống, không chỉ mỗi phân tích lí giải hiện thực đời sống khách quan mà còn dạt dào đong đầy cảm xúc của người nghệ sĩ. Chất thơ còn chính là cái đẹp, cái đẹp của cảm xúc, ngôn từ. Chất thơ toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn và được biểu hiện qua các hình thức nghệ thuật giàu chất thơ để góp phần cho những trang văn xuôi co duỗi nhịp nhàng. Nhà văn Tô Hoài từng khẳng định: truyện ngắn cũng cần có chất thơ, có như vậy văn xuôi mới trong sáng cất cao.
Đến với Thanh Tịnh, người đọc như được bước vào một thế giới đầy thơ. Thơ ấy không phải là tô hồng hiện thực, không phải là ru vỗ người đọc vào thế giới huyền hoặc, mơ hồ không xác định, chất thơ trong những trang văn của Thanh Tịnh là việc đưa dẫn người đọc vào thế giới của tuổi thơ, giúp ta quay lại quãng thời gian khi ngày đầu tiên ta đến trường với những cảm xúc tron sáng, hồn nhiên của trẻ thơ. Đặc biệt, trong truyện ngắn, chất thơ trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như “mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Một không gian trong trẻo, thanh bình, êm đềm yên ả rất đặc trưng của làng quê. Không gian gợi vẻ đẹp khiến lòng người thanh thản, êm đềm và như ru vỗ để làm môi sinh cho người đọc quay trở về miền kí ức tuổi xưa. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ
Nhưng nội dung là nội dung của hình thức, nội dung là những cảm xúc lãng mạn, bay bổng đầy chất thơ thì cũng phải được truyền tải qua hình thức nghệ thuật đầy chất thơ, những câu từ, những liên tưởng so sánh độc đáo, thi vị và cuốn hút. “tâm hồn như những cánh hoa mỏng manh..ríu rít như lũ chim non..” Thanh Tịnh đã lấy hồn mình để cảm, để thấu hiểu những cảm xúc tươi mát và trong trẻo nhưng cũng thật non nớt của tuổi học trò mà sáng tạo những so sánh thật đẹp biết bao. Chúng như cánh bướm non rung động tâm hồn độc giả.
Bằng một lối văn nhẹ nhàng, êm dịu, những trang văn giàu chất thơ. Thanh Tịnh đã như vượt thời gian đưa người đọc trở về vơi một thế giới thuở xưa đầy thơ mộng, sáng trong, đánh thức những rung cảm và khát vọng thẩm mĩ trong tâm hồn người đọc.
BÀI VĂN 2 CẢM NHẬN VỀ CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH
Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là phương thức trữ tình để bộc lộ cuộc sống qua con lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ còn văn xuôi là phương thức tự sự mà nhà văn tái hiện đời sống một cách khách quan. Nhưng đôi khi ngay trong những trang văn xuôi, chất thơ vẫn cứ xuất hiện thật tự nhiên, tinh tế và điều này đúng với truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Đó là những trang văn xuôi đầy chất thơ.
Nhà thơ Ngô Giang Điệp (Trung Quốc) cho rằng: “Thơ là tiếng lòng, không thể trái với lòng mà nảy ra thơ, lòng như nhật nguyệt thì thơ cũng như ánh sáng nhật nguyệt, cứ theo nơi ánh sáng mà đến sẽ thấy được mặt trăng, mặt trời.” Còn đối với Lê Quý Đôn thì: “Thơ phát khởi trong lòng người ta”. Là kết quả của sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi, chất thơ mang theo cái linh hồn của thơ mà nhập vào câu chữ trong văn xuôi. Chất thơ trong truyện ngắn “Tôi đi học” thể hiện đầu tiên chính là cốt truyện nhẹ nhàng, mỏng, không quá nhiều tình tiết, chỉ đơn thuần là việc nhân vật tôi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình với những sự kiện trên đường tới trường, khi ở sân trường và vào lớp. Hầu hết những tình tiết ấy đều chỉ có sự kiện lướt còn điều chính vẫn là những suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật “tôi” vào ngày đầu đến trường. Với một cốt truyện tâm lí như vậy, dòng suy tưởng của nhà văn dễ đưa bạn đọc vào khung cảnh của sự suy ngẫm, của sự cảm nhận hơn là quan tâm đến những diễn biến của cốt truyện. Thậm chí những sự kiện trở nên không còn quan trọng mà quan trọng nhất chính là những cảm nhận của nhân vật tôi.
Chất thơ còn thể hiện ở câu chữ mà tác giả chọn dùng với những so sánh liên tưởng vô cùng thơ mộng: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”; “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”; “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Những câu chữ, những trường liên tưởng mà nhà văn sử dụng vô cùng đẹp, vô cùng chau chuốt, tạo cho người đọc cảm giác được tắm mình trong những cảm xúc của lớp vỏ ngôn từ đem lại. Mỗi tiếng, mỗi chữ trong tác phẩm văn xuôi đều nhuốm lấy biết bao cái cảm xúc của một ngọn lửa hồng nồng cháy trong lòng người nghệ sĩ để rồi thoát ra cái lớp vỏ bọc mà rung lên những cung bậc mạnh mẽ. Những câu chữ ấy lại được chắp cánh bằng trí tưởng tượng bay bổng, chỉ có trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn mới thổi chất lãng mạn vào câu, vào chữ cũng như chỉ có chất thơ trong chính cuộc sống mới tác động mạnh mẽ vào tâm hồn nhà văn khiến cho họ có những liên tưởng bất ngờ. Và những câu chữ ấy cứ lôi cuốn người ta đi, kéo người ta theo như một áng thơ hay khiến người đọc không kìm lại được.
“Thơ là gốc ở tình” (Bạch Cư Dị), “cái tình” ở đây đòi hỏi phải là tình cảm chân thật, bởi “không thể trái với lòng mà nảy ra thơ”. Chất thơ trong tác phẩm được dìu dắt thành công nhất chính là về măt cảm xúc của tác giả, chính cảm xúc ấy tạo nên một giọng văn đầy cảm xúc, nhẹ nhàn, sâu lắng, dễ đi vào lòng người, tạo ra cho câu từ những tiếng nhạc dìu dắt tâm hồn bạn đọc. Đó là một chất thơ tràn đầy năng lượng xuyên thấm vào tâm trí bạn đọc, tạo nên thành công cho tác phẩm.
Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thật là một tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ, chất thơ ấy thể hiện xuyên suốt tác phẩm, trở thành linh hồn và sự thành công của tác phẩm.
- Chủ đề
- cảm nhận về chất thơ tôi đi học