Một bà già giã trầu ăn
Vì vai trò văn hóa của tục ăn trầu, nhiều nền văn hóa có những dụng cụ đặc biệt gắn liền với tập tục này.
Ở Việt Nam dùng cơi trầu để cất giữ các vật liệu. Cơi thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy. Đám cưới ngày nay vẫn còn dùng cơi khi bày trầu cau làm sính lễ rước dâu. Có nơi dùng âu trầu (còn gọi là ô) làm bằng kim loại, dáng như một cái vại có chân. Ngoài ra còn có vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_v%C3%B4i - bình vôi đặt ở chỗ tiếp khách để người ăn trầu dùng khi têm trầu. Muốn lấy vôi ra thì dùng chìa vôi để quết. Khi cần một lượng vôi nhỏ để dễ mang đi thì người Việt dùng ống vôi. Bộ xà tích trong trang phục cổ truyền của người phụ nữ Miền Bắc đeo bên sườn thường có đính một ống vôi để tiện mang bên mình. Người già yếu vi.wikipedia.org/wiki/R%C4%83ng - răng không ăn trầu được thì có cối giã trầu bằng kim loại để nghiền nát miếng trầu cho dễ ăn. Tục ăn trầu cũng tạo ra bã trầu nên những nhà giàu có thường đặt ống nhổ ở chỗ tiếp khách đựng bã trầu. Những vật dụng này đến đầu thế kỷ 20 được coi là một bộ phận trong nghi vệ của một vị quan và những nhà quyền quý. Khi quan đi xa thì có những người bưng tráp, bình vôi, ống nhổ v.v.
Cách ăn
Dùng từ 1 hoặc 2 lá trầu, quét một ít vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4i - vôi (loại vôi nhão, màu trắng hoặc vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0u_h%E1%BB%93ng - màu hồng, có thể mua ở nơi bán trầu cau) vào một quả cau bổ làm đôi, dùng nửa trái. Những lúc cau hiếm có thể bổ cau làm tư. Cau tươi hoặc cau khô đều đắc dụng. Nếu là cau khô thì phải ngâm vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc - nước trước khi ăn khoảng 20 phút cho mềm. Hỗn hợp trầu, cau và vôi đem cho vào miệng nhai nát. Với những người lớn tuổi, vi.wikipedia.org/wiki/R%C4%83ng - răng yếu thì cho vào ống ngoái tức ống giã trầu. Dụng cụ này có hình dáng và kích thước tương tự như cái chung uống rượu, được làm bằng đồng hoặc bằng sứ. Thời chinh chiến vỏ đạn 12,7 vi.wikipedia.org/wiki/Mm - mm được cưa lấy đoạn dưới, với chiều cao khoảng 50 mm thường là ống ngoái của các bà ở miền Nam trước 1975. Dùng một que bằng vi.wikipedia.org/wiki/Kim_lo%E1%BA%A1i - kim loại nghiền nhỏ trầu cau ra, sau đó lùa hỗn hợp này vào miệng để nhai.
Nhai như thế, hương vị của trầu-cau-vôi sẽ làm cho người nhai trầu có cảm giác cay cay, và hơi say. Khi nhai, nước miếng tiết ra, người nhai thường nhổ ra. Dung dịch này có màu hồng, gọi là cổ trầu. Sau khi nhai khoảng 30-60 phút hoặc lâu hơn nữa (tùy thói quen từng người) người nhai sẽ nhả bỏ những gì còn lại sau khi nhai, phần này gọi là xác trầu hoặc bã trầu. Trong lúc nhai trầu, để tẩy cổ trầu và xác trầu bám vào răng, người ta có thể dùng một nhúm nhỏ thuốc lào loại thường (được gọi là thuốc xỉa) để chà răng. Động tác này gọi là xỉa thuốc. Nhúm thuốc xỉa này được ngậm bằng môi trên ở một phía của vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BB%87ng - miệng để xỉa thường xuyên trong lúc nhai trầu, đến khi nào nhả bỏ bã trầu thì sẽ bỏ luôn nhúm thuốc xỉa này. Sau đó súc miệng bằng nước lã.
Nhai trầu là một thói quen của một số phụ nữ Việt Nam, thường là những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Nó giống như thói quen hút thuốc ở nam giới. Ngoài ra, ăn trầu còn thể hiện nét văn hóa giao tiếp ở nông thôn. Các bà khi gặp nhau thì việc đầu tiên là mời nhau miếng trầu, sau đó mới hàn huyên, đàm đạo (Điếu thuốc, miếng trầu là đầu câu chuyện - tục ngữ Việt Nam ).