“Khi chúng ta còn trẻ, còn đầy sinh lực mà lại dễ chấp nhận những đường biên, những ranh giới mà công việc, hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên và xã hội, sự áp đặt các khuôn mẫu của sự sáng tạo, để rồi tính toán khôn ngoan nhằm né tránh rủi ro, thất bại, để an toàn thì uổng lắm!”
1. Tôi không hiểu sao mình lại trở thành như bây giờ, dù không tự ép mình vào một khuôn khổ nào, không có cái gọi là tính mục đích đề ra cho cuộc sống như phần lớn các bạn đồng lứa thời tôi và các bạn trẻ thời nay. Tất nhiên, đấy là một kinh nghiệm hoàn toàn cá nhân.
Sống có những phạm vi mà ta gọi là đường biên không thể vượt qua. Vượt qua là đèn đỏ, là huýt còi, việt vị liền. Phạm vi đó là pháp luật, là đạo đức xã hội, là kỷ luật đoàn thể (nếu ta sinh hoạt trong một đoàn thể).
Tôi nhớ, năm 1962, nghe lời xui dại của bác thợ cắt tóc tiệm Thăng Long Hàng Trống để tóc dài rồi phi-dê luôn, thế là bị kiểm điểm vì tội “tác phong tiểu tư sản”. Thời ấy, quan niệm tác phong sẽ dẫn đến tư tưởng mà tư tưởng tiểu tư sản, tư sản là kẻ thù tư tưởng của cách mạng, cái này gay lắm! Tôi cảm thấy mình là một người có nhiều “phốt” nên biết thân biết phận, chỉ có điều, chẳng thể sửa chữa được cái gì hết, do bản tính, cứ mắc hết khuyết điểm này đến khuyết điểm khác, dù mình không phải là người xấu. Tất nhiên, cũng có cái được, là biết xấu hổ mỗi khi bị phê bình và cũng có cái được là cái mà tôi hiểu biết mơ hồ nhất là pháp luật thì chẳng vi phạm bao giờ.
Nhìn bạn bè thời ấy, nhất là thằng bạn thân (bây giờ đã là một nhà thơ nổi tiếng) làm phân đoàn trưởng, lúc nào cũng mặc áo đại cán, đóng đủ tất cả các cúc kể cả cúc cổ, nói năng phải lời, tác phong sinh hoạt gương mẫu mà phục lăn phục lóc. Nhưng cái gì cũng có hai mặt. Sống “lông bông”, theo tự nhiên như tôi (tự nhiên ở đây không nên hiểu là bản năng hoang dã), không ép mình theo một khuôn mẫu nào dẫu khuôn mẫu ấy là “khuôn vàng thước ngọc”, sống thế dễ bị ăn đòn, dễ “trầy da tróc vẩy”, khổ đấy nhưng… vẫn có những cái lợi. Lợi nhất là nhờ thế mà biết mình là ai, nhờ thế mà bộc lộ cá tính, điều tối quan trọng cho một người làm văn nghệ.
2. Tôi sinh ra trong một gia đình không nghèo. Nhưng từ năm 13 tuổi, do hoàn cảnh lịch sử thay đổi, tôi trở thành người nghèo thuộc loại dưới đáy. Ăn đói, mặc rách, người gầy nhẵng. Nếu hồi ấy mà chụp ảnh, bây giờ nhìn chắc là thương lắm, chỉ có đôi mắt là sáng thôi. Vậy mà 5 năm sau, tôi mua được chiếc đàn piano cũ, hiệu Moutri Shanghai, đàng hoàng ghi danh vào lớp piano trường âm nhạc Dân lập của cụ Lưu Quang Duyệt (học nghệ sĩ Thái Thị Sâm), lớp hội họa Đinh Minh, Hàng Trống (học họa sĩ Nguyễn Thị Khang), lại còn tranh thủ thì giờ cực kỳ ít ỏi vào đọc sách tại Thư viện Quốc gia và “điếu đóm” các ông anh văn nghệ và… vẫn thi đậu vào khoa Văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tôi đã vượt qua cái nghèo để đến với những gì mình yêu thích. Cái nghèo, với tôi, dường như không tồn tại, mặc dù là nghèo thật.
Thời ấy, không phải chỉ có tôi. Tôi có thằng bạn họa sĩ tên Q., biệt hiệu là “Q. đói”. Mỗi khi hắn đến chơi, điều đầu tiên là tôi phải chạy vào bếp lục xem nồi có còn cơm nguội không. Thế mà hắn vẫn nghĩ mình sẽ trở thành danh họa và vẽ những bức tranh to đùng. Và thằng bạn nữa, ngày đi móc cống, đêm về thức đến hai, ba giờ sáng, lom khom vẽ những bức tranh sơn dầu bằng bút vẽ cùn, và thứ sơn dầu tự chế là bột màu thừa bòn vét của đám bạn bè, đem nghiền với dầu lanh và không vẽ thì làm thơ và thơ rất hay, rất hiện đại so với thơ thời bấy giờ. Thơ không được xuất bản thì đọc cho nhau nghe tại quán nước chè năm xu. Tranh không được triển lãm thì bày cho nhau xem tại nhà (gọi là xó nhà thì đúng hơn). Còn bài hát không gửi cho đài phát thanh, cho các đoàn văn công, vì những chỗ ấy không có chỗ cho loại nhạc của bọn tôi, thì tự đàn hát cho nhau nghe.
Tuy bạn có thể trở thành một cái gì đó, tròn trịa, nhưng bạn sẽ thật sự không biết mình là ai (Ảnh minh họa)
Ở một cái “tum” 3 mét vuông trên nóc cầu thang nhà Nguyễn Cường ở 94 Hàng Bạc, bọn tôi nói về nhạc tối giản, về điệu thức 3 âm, về vở nhạc kịch Trương Chi mà tôi viết dang dở (viết vì muốn viết, thấy cần phải viết, chứ nhạc của tôi thì ai dựng). Bọn tôi lang thang với nhau, uống rượu nhạt, thì thầm những chuyện văn nghệ lúc ấy bị cấm kỵ (thì thầm mà vui lắm) có lúc ngủ lăn trên ghế đá công viên mà thấy lòng sảng khoái. Vậy thì đường biên ở đâu? Khi chúng ta sống được với mình, tạo ra không gian nghệ thuật cho riêng mình, không đi tìm tất cả những gì ở ngoài mình, chúng ta sẽ cảm nhận được tự do. Tự do là nội sinh chứ không phải là cái mà chúng ta nhận được từ bên ngoài. Với tôi và vài người bạn, thời trẻ ấy không có đường biên, không bị ám ảnh bởi đường biên, những gì có trong bọn tôi vẫn hình thành, vẫn lớn lên, vẫn xanh tốt.
Tất nhiên thế hệ tôi, thời trẻ, không phải ai cũng như vậy. Phần lớn họ có những kinh nghiệm khác, những trải nghiệm mà tôi không được biết đến. Rất nhiều người trong số khác ấy đã thành công vang dội. Về tầm ảnh hưởng đối với xã hội, bọn tôi không thể hay nói đúng hơn là không có gì để so với họ. Nhưng dù sao, theo lẽ công bằng thì chúng ta vẫn có quyền nói những điều mình thu nhận được.
3. Khi chúng ta còn trẻ, còn đầy sinh lực mà lại dễ chấp nhận những đường biên, những ranh giới mà công việc, hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên và xã hội, sự áp đặt các khuôn mẫu của sự sáng tạo, để rồi tính toán khôn ngoan nhằm né tránh rủi ro, thất bại, để an toàn thì uổng lắm! Năng lực của bạn không có cơ hội bộc lộ hết, nó chỉ cầm chừng thôi. Tuy bạn có thể trở thành một cái gì đó, tròn trịa, nhưng bạn sẽ thật sự không biết mình là ai. Bạn tưởng đã thể hiện được bản thân nhưng hóa ra bạn đã mất dạng trong đám đông và có một đời sống và cách tư duy mà các nhà văn mô tả là của các “viên tiểu thư lại”, hoặc nói như ông Chế Lan Viên bạn đã để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Đó là tấn bi kịch có tính chất phổ quát. Từ đó, nó đẻ ra rất nhiều tấn bi kịch khác của con người. Sống an phận và bị điều khiển mà không tự biết. Ông Nguyễn Gia Thiều, một thi nhân và là một nhà văn lớn của thế kỷ 17, trong Cung oán ngâm khúc. Đã đau đớn thốt lên: “Con quay búng sẵn giữa trời. Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”…
Để không phải là “con quay búng sẵn”, để hình ảnh con người hiện rõ thì con người phải dám sống, dám đương đầu, dám vượt qua những ranh giới, những sự áp đặt vô lý.
4. Tôi đã bước sang tuổi bảy mươi, có rất nhiều cái không thể (chứ không phải không dám). Không đủ thời gian cho những dự định, những giấc mơ mà thực ra với chữ “dám” thì có thể còn nhiều. Cái đường biên tuổi tác là không thể vượt qua nữa rồi. Đành làm nốt những cái còn dở dang và chỉ làm những cái có thể. Buồn đấy. Nhớ lại hai mươi năm trước, những ranh giới đã vượt qua, những “cuộc chiến sinh tử” để giành miếng cơm manh áo, để được quyền làm người, để được hiểu, được cảm thông, được mơ ước và được trở thành mình. Có uất ức, có tủi nhục, có mất mát và những thua thiệt không đáng có, cả sự nhẫn chịu mà đến bây giờ tôi vẫn còn ngạc nhiên vì nó. Nhưng cũng có những buổi sáng lẩm nhẩm hát mãi, đàn mãi như thằng điên sau những đêm thức trắng mê mải đi tìm những âm thanh mình cố hình dung, cố đuổi bắt. Giây phút ấy thật bay bổng, nó bay trên cái đói, cái rét, cái hẩm hiu của thân phận, bay như trên đời này không có gì cản ngăn…
Thế còn bạn, ở cái tuổi hai mươi “đội trời đạp đất”, quỹ thời gian mênh mông, bạn sẽ nghĩ gì khi những ranh giới thời tôi không còn nữa. Rất nhiều rào cản mà cuộc sống hôm nay đã để lại phía sau. Mà rào cản nếu còn và có thêm, thì với tuổi trẻ, rào cản sinh ra là để vượt qua, để cuộc sống mỗi ngày một nới rộng, để cái mới nảy sinh, để mỗi thành viên xã hội có thêm điều kiện thể hiện mình. Vậy thì có phải, bạn cũng muốn nói với tôi rằng: Tuổi trẻ, không có đường biên. Đúng thế không nhỉ?
Sưu tầm
1. Tôi không hiểu sao mình lại trở thành như bây giờ, dù không tự ép mình vào một khuôn khổ nào, không có cái gọi là tính mục đích đề ra cho cuộc sống như phần lớn các bạn đồng lứa thời tôi và các bạn trẻ thời nay. Tất nhiên, đấy là một kinh nghiệm hoàn toàn cá nhân.
Sống có những phạm vi mà ta gọi là đường biên không thể vượt qua. Vượt qua là đèn đỏ, là huýt còi, việt vị liền. Phạm vi đó là pháp luật, là đạo đức xã hội, là kỷ luật đoàn thể (nếu ta sinh hoạt trong một đoàn thể).
Tôi nhớ, năm 1962, nghe lời xui dại của bác thợ cắt tóc tiệm Thăng Long Hàng Trống để tóc dài rồi phi-dê luôn, thế là bị kiểm điểm vì tội “tác phong tiểu tư sản”. Thời ấy, quan niệm tác phong sẽ dẫn đến tư tưởng mà tư tưởng tiểu tư sản, tư sản là kẻ thù tư tưởng của cách mạng, cái này gay lắm! Tôi cảm thấy mình là một người có nhiều “phốt” nên biết thân biết phận, chỉ có điều, chẳng thể sửa chữa được cái gì hết, do bản tính, cứ mắc hết khuyết điểm này đến khuyết điểm khác, dù mình không phải là người xấu. Tất nhiên, cũng có cái được, là biết xấu hổ mỗi khi bị phê bình và cũng có cái được là cái mà tôi hiểu biết mơ hồ nhất là pháp luật thì chẳng vi phạm bao giờ.
Nhìn bạn bè thời ấy, nhất là thằng bạn thân (bây giờ đã là một nhà thơ nổi tiếng) làm phân đoàn trưởng, lúc nào cũng mặc áo đại cán, đóng đủ tất cả các cúc kể cả cúc cổ, nói năng phải lời, tác phong sinh hoạt gương mẫu mà phục lăn phục lóc. Nhưng cái gì cũng có hai mặt. Sống “lông bông”, theo tự nhiên như tôi (tự nhiên ở đây không nên hiểu là bản năng hoang dã), không ép mình theo một khuôn mẫu nào dẫu khuôn mẫu ấy là “khuôn vàng thước ngọc”, sống thế dễ bị ăn đòn, dễ “trầy da tróc vẩy”, khổ đấy nhưng… vẫn có những cái lợi. Lợi nhất là nhờ thế mà biết mình là ai, nhờ thế mà bộc lộ cá tính, điều tối quan trọng cho một người làm văn nghệ.
2. Tôi sinh ra trong một gia đình không nghèo. Nhưng từ năm 13 tuổi, do hoàn cảnh lịch sử thay đổi, tôi trở thành người nghèo thuộc loại dưới đáy. Ăn đói, mặc rách, người gầy nhẵng. Nếu hồi ấy mà chụp ảnh, bây giờ nhìn chắc là thương lắm, chỉ có đôi mắt là sáng thôi. Vậy mà 5 năm sau, tôi mua được chiếc đàn piano cũ, hiệu Moutri Shanghai, đàng hoàng ghi danh vào lớp piano trường âm nhạc Dân lập của cụ Lưu Quang Duyệt (học nghệ sĩ Thái Thị Sâm), lớp hội họa Đinh Minh, Hàng Trống (học họa sĩ Nguyễn Thị Khang), lại còn tranh thủ thì giờ cực kỳ ít ỏi vào đọc sách tại Thư viện Quốc gia và “điếu đóm” các ông anh văn nghệ và… vẫn thi đậu vào khoa Văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tôi đã vượt qua cái nghèo để đến với những gì mình yêu thích. Cái nghèo, với tôi, dường như không tồn tại, mặc dù là nghèo thật.
Thời ấy, không phải chỉ có tôi. Tôi có thằng bạn họa sĩ tên Q., biệt hiệu là “Q. đói”. Mỗi khi hắn đến chơi, điều đầu tiên là tôi phải chạy vào bếp lục xem nồi có còn cơm nguội không. Thế mà hắn vẫn nghĩ mình sẽ trở thành danh họa và vẽ những bức tranh to đùng. Và thằng bạn nữa, ngày đi móc cống, đêm về thức đến hai, ba giờ sáng, lom khom vẽ những bức tranh sơn dầu bằng bút vẽ cùn, và thứ sơn dầu tự chế là bột màu thừa bòn vét của đám bạn bè, đem nghiền với dầu lanh và không vẽ thì làm thơ và thơ rất hay, rất hiện đại so với thơ thời bấy giờ. Thơ không được xuất bản thì đọc cho nhau nghe tại quán nước chè năm xu. Tranh không được triển lãm thì bày cho nhau xem tại nhà (gọi là xó nhà thì đúng hơn). Còn bài hát không gửi cho đài phát thanh, cho các đoàn văn công, vì những chỗ ấy không có chỗ cho loại nhạc của bọn tôi, thì tự đàn hát cho nhau nghe.
Ở một cái “tum” 3 mét vuông trên nóc cầu thang nhà Nguyễn Cường ở 94 Hàng Bạc, bọn tôi nói về nhạc tối giản, về điệu thức 3 âm, về vở nhạc kịch Trương Chi mà tôi viết dang dở (viết vì muốn viết, thấy cần phải viết, chứ nhạc của tôi thì ai dựng). Bọn tôi lang thang với nhau, uống rượu nhạt, thì thầm những chuyện văn nghệ lúc ấy bị cấm kỵ (thì thầm mà vui lắm) có lúc ngủ lăn trên ghế đá công viên mà thấy lòng sảng khoái. Vậy thì đường biên ở đâu? Khi chúng ta sống được với mình, tạo ra không gian nghệ thuật cho riêng mình, không đi tìm tất cả những gì ở ngoài mình, chúng ta sẽ cảm nhận được tự do. Tự do là nội sinh chứ không phải là cái mà chúng ta nhận được từ bên ngoài. Với tôi và vài người bạn, thời trẻ ấy không có đường biên, không bị ám ảnh bởi đường biên, những gì có trong bọn tôi vẫn hình thành, vẫn lớn lên, vẫn xanh tốt.
Tất nhiên thế hệ tôi, thời trẻ, không phải ai cũng như vậy. Phần lớn họ có những kinh nghiệm khác, những trải nghiệm mà tôi không được biết đến. Rất nhiều người trong số khác ấy đã thành công vang dội. Về tầm ảnh hưởng đối với xã hội, bọn tôi không thể hay nói đúng hơn là không có gì để so với họ. Nhưng dù sao, theo lẽ công bằng thì chúng ta vẫn có quyền nói những điều mình thu nhận được.
3. Khi chúng ta còn trẻ, còn đầy sinh lực mà lại dễ chấp nhận những đường biên, những ranh giới mà công việc, hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên và xã hội, sự áp đặt các khuôn mẫu của sự sáng tạo, để rồi tính toán khôn ngoan nhằm né tránh rủi ro, thất bại, để an toàn thì uổng lắm! Năng lực của bạn không có cơ hội bộc lộ hết, nó chỉ cầm chừng thôi. Tuy bạn có thể trở thành một cái gì đó, tròn trịa, nhưng bạn sẽ thật sự không biết mình là ai. Bạn tưởng đã thể hiện được bản thân nhưng hóa ra bạn đã mất dạng trong đám đông và có một đời sống và cách tư duy mà các nhà văn mô tả là của các “viên tiểu thư lại”, hoặc nói như ông Chế Lan Viên bạn đã để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Đó là tấn bi kịch có tính chất phổ quát. Từ đó, nó đẻ ra rất nhiều tấn bi kịch khác của con người. Sống an phận và bị điều khiển mà không tự biết. Ông Nguyễn Gia Thiều, một thi nhân và là một nhà văn lớn của thế kỷ 17, trong Cung oán ngâm khúc. Đã đau đớn thốt lên: “Con quay búng sẵn giữa trời. Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”…
Để không phải là “con quay búng sẵn”, để hình ảnh con người hiện rõ thì con người phải dám sống, dám đương đầu, dám vượt qua những ranh giới, những sự áp đặt vô lý.
4. Tôi đã bước sang tuổi bảy mươi, có rất nhiều cái không thể (chứ không phải không dám). Không đủ thời gian cho những dự định, những giấc mơ mà thực ra với chữ “dám” thì có thể còn nhiều. Cái đường biên tuổi tác là không thể vượt qua nữa rồi. Đành làm nốt những cái còn dở dang và chỉ làm những cái có thể. Buồn đấy. Nhớ lại hai mươi năm trước, những ranh giới đã vượt qua, những “cuộc chiến sinh tử” để giành miếng cơm manh áo, để được quyền làm người, để được hiểu, được cảm thông, được mơ ước và được trở thành mình. Có uất ức, có tủi nhục, có mất mát và những thua thiệt không đáng có, cả sự nhẫn chịu mà đến bây giờ tôi vẫn còn ngạc nhiên vì nó. Nhưng cũng có những buổi sáng lẩm nhẩm hát mãi, đàn mãi như thằng điên sau những đêm thức trắng mê mải đi tìm những âm thanh mình cố hình dung, cố đuổi bắt. Giây phút ấy thật bay bổng, nó bay trên cái đói, cái rét, cái hẩm hiu của thân phận, bay như trên đời này không có gì cản ngăn…
Thế còn bạn, ở cái tuổi hai mươi “đội trời đạp đất”, quỹ thời gian mênh mông, bạn sẽ nghĩ gì khi những ranh giới thời tôi không còn nữa. Rất nhiều rào cản mà cuộc sống hôm nay đã để lại phía sau. Mà rào cản nếu còn và có thêm, thì với tuổi trẻ, rào cản sinh ra là để vượt qua, để cuộc sống mỗi ngày một nới rộng, để cái mới nảy sinh, để mỗi thành viên xã hội có thêm điều kiện thể hiện mình. Vậy thì có phải, bạn cũng muốn nói với tôi rằng: Tuổi trẻ, không có đường biên. Đúng thế không nhỉ?
Sưu tầm