Hướng dẫn làm bài văn tưởng tượng và kể về cuộc gặp gỡ giữa em và người lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có dàn ý và bài làm tham khảo, cuộc gặp gỡ các chú bộ đội ngày xưa
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”
Những câu thơ trong bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” còn luôn ám ảnh tâm trí người đọc về hình ảnh những chiếc xe không có kính. Ngồi đằng sau tay lái của những chiếc xe đặc biệt ấy là những người chiến sĩ lái xe quả cảm, nhiệt huyết, lạc quan với một tinh thần quyết chiến quyến thắng là những hình ảnh sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm tư của những người thời bình. Có bao giờ bạn tưởng tượng một ngày sẽ được gặp gỡ và nói chuyện với những người lính tuyệt vời trên tuyến đời Trường Sơn ấy? Trong chương trình ngữ văn lớp chín, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài tưởng tượng và kể về cuộc gặp gỡ giữa em và người lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Đây là một đề bài hay và có thể viết hoàn toàn bằng trí tưởng tượng bay bổng của người viết. Sau đây là dàn ý và bài làm cho đề bài này để giúp cho mọi người có những định hướng rõ ràng về đề bài và phát huy trí tưởng tượng một cách tốt nhất. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu về cuộc gặp gỡ với người lính lái xe, cuộc nói chuyện giữa hai người, những điều người lính ấy kể về năm tháng trên chiến trường và chiếc xe không kính, cuối cùng là bộc lộ cảm xúc của bản thân.
DÀN Ý TƯỞNG TƯỢNG VÀ KỂ VỀ CUỘC GẶP GỠ GIỮA EM VÀ NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cuộc gặp mặt với người lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
2. THÂN BÀI
Hoàn cảnh gặp gỡ của em và người lính lái xe
Miêu tả người lính lái xe(ấn tượng về người lái xe)
Cuộc nói chuyện giữa hai người(về những năm tháng chiến đấu, về những chiếc xe không kính)
Tình cảm của bản thân với người lính(yêu mếm, cảm phục, biết ơn)
Cuộc chia tay khi cuộc gặp gỡ kết thúc(lưu luyến, muốn có cơ hội gặp lại)
3. KẾT BÀI
Những tình cảm và ý nghĩ đẹp mà buổi gặp đã để lại cho em.
BÀI LÀM TƯỞNG TƯỢNG VÀ KỂ VỀ CUỘC GẶP GỠ GIỮA EM VÀ NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
Tuần vừa qua, tôi cùng ông nội đi thăm một người bạn năm xưa, ông nói ông quen người anh em này trong chiến trường ngày đó, hôm nay ông muốn tôi được găp người đặc biệt này, một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm và đặc biệt ông tiết lộ rằng người bạn này của ông chính là một trong những người lái xe được lấy để làm hình tượng cho bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật nên càng làm tôi càng thấy rất hào hứng.
Tôi được ông đưa tới thăm một căn nhà nhỏ trong hẻm một con hẻm nhìn ra phố với lối đi sạch sẽ. Chào đón hai ông cháu là người bạn của ông với nụ cười tươi. Nhìn ông cao, vai rộng, nước da bánh mật nổi bật vẻ khỏe khoắn, nếu không nhìn vào đôi mắt đã có những vết chân chim ở đuôi tôi cũng không thể tin ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Có lẽ là chiến trường năm xưa đã tôi luyện cho ông sự nhanh nhẹn hoạt bát đến tận ngày hôm nay. Ông mời hai ông cháu vào nhà thăm, ông ân cần thân mật và rất dễ gần. Ông hỏi han tôi vài câu về việc học tập, nhân đó tôi bày tỏ rằng muốn nghe ông kể về chiến trường xưa với những chiếc xe không kính. Ông bật cười hóm hỉnh rồi kể cho cả tôi và ông nội nghe về chuyện ngày xưa, giọng ông trầm lại, nhẹ nhàng mà rưng rưng như đang nhớ về một miền kí ức xa xôi:
- Chiến tranh gian khổ và ác liệt lắm, cháu ạ. Những chiếc xe đi nhiều qua các vùng mưa bom bão đạn khi ra khỏi còn đi được đã là tốt rồi, còn đâu nữa kính. Xe mà không có kính bảo vệ thì muỗi, gió, bụi,… cứ được nước tạt vào trong xe cay xè mắt. Có khi đang đi bỗng máy bay địch ập đến dội bom như mưa, cả đoàn phải dừng lại, có khi bom nổ ngay cả đội bị hất tung xuống vệ đường, cả đội sau khi trú bom xong lại hì hục đào đất kéo xe lên để đi cho kịp. Những ngày ấy, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh nhưng cháu ạ, nó không làm cho chúng ta tắt được tiếng cười vô tư hồn nhiên. Cứ nghĩ chân là hát, sau mỗi chặng đường nhìn nhau lấm lem đến là ngộ lại có dịp trêu đùa cười nói khôn nguôi. Rồi còn cả những lúc chúng ta dựng lên giữa trời những nồi cơm chung ấm lòng trong cái lạnh giá của mưa rừng nữa chứ, những lúc ấy, rừng có lạnh đến mấy thì lòng ai cũng ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
Ông vừa nói vừa cười vô cùng sảng khoái khiến cho hai ông cháu bị cuốn theo, nhưng ông chợt dừng lại, giọng lắng xuống:
- Mọi khó khăn gian khổ thiếu thốn đối với chúng ta có là gì, nhưng có một điều mà chúng ta luôn không muốn đối mặt, đó là việc một người đồng đội hi sinh, chỉ mới nô đùa với nhau đấy thôi mà khi bom dội xuống, ra đi bỏ lại anh em lúc nào không hay.
Nói đến đây gọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang buồn bởi nghĩ đến những đồng chí của ông đã ngã xuống trên con đường năm xưa chăng? Ông nội tôi thấy vậy biết ý liền bảo:
- Phải đấy, chiến tranh mà, sao tránh được, họ chính là niềm tự hào của anh em và đó chính là cuộc đời người lính mà chúng ta không bao giờ quên, ông nói có đúng không?
Ông liền vui vẻ trở lại:
- Ông nói đúng lắm!
Rồi ông ngâm nga đọc:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Tôi bật cười thực sự khi đang được ngắm nhìn cái thần thái vô tư đầy chất lính của người chiến sĩ năm xưa. Tôi nhìn ông, rồi lại nhìn ông tôi, tôi chợt ngạc nhiên vì những người lính quả cảm gan trường biết bao trên trận địa lại có thể gần gũi và vui tính đến thế.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Họ từ cuộc đời bước vào trang thơ lung linh hung tráng nhưng không một chút phóng đại nói quá. Có hiểu ta mới thấy trân trọng họ biết bao.
Xem thêm: Kể về một cuộc gặp gỡ đi thăm các chú bộ đội lớp 6 hay - Văn mẫu kể chuyện
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”
Những câu thơ trong bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” còn luôn ám ảnh tâm trí người đọc về hình ảnh những chiếc xe không có kính. Ngồi đằng sau tay lái của những chiếc xe đặc biệt ấy là những người chiến sĩ lái xe quả cảm, nhiệt huyết, lạc quan với một tinh thần quyết chiến quyến thắng là những hình ảnh sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm tư của những người thời bình. Có bao giờ bạn tưởng tượng một ngày sẽ được gặp gỡ và nói chuyện với những người lính tuyệt vời trên tuyến đời Trường Sơn ấy? Trong chương trình ngữ văn lớp chín, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài tưởng tượng và kể về cuộc gặp gỡ giữa em và người lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Đây là một đề bài hay và có thể viết hoàn toàn bằng trí tưởng tượng bay bổng của người viết. Sau đây là dàn ý và bài làm cho đề bài này để giúp cho mọi người có những định hướng rõ ràng về đề bài và phát huy trí tưởng tượng một cách tốt nhất. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu về cuộc gặp gỡ với người lính lái xe, cuộc nói chuyện giữa hai người, những điều người lính ấy kể về năm tháng trên chiến trường và chiếc xe không kính, cuối cùng là bộc lộ cảm xúc của bản thân.
DÀN Ý TƯỞNG TƯỢNG VÀ KỂ VỀ CUỘC GẶP GỠ GIỮA EM VÀ NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cuộc gặp mặt với người lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
2. THÂN BÀI
Hoàn cảnh gặp gỡ của em và người lính lái xe
Miêu tả người lính lái xe(ấn tượng về người lái xe)
Cuộc nói chuyện giữa hai người(về những năm tháng chiến đấu, về những chiếc xe không kính)
Tình cảm của bản thân với người lính(yêu mếm, cảm phục, biết ơn)
Cuộc chia tay khi cuộc gặp gỡ kết thúc(lưu luyến, muốn có cơ hội gặp lại)
3. KẾT BÀI
Những tình cảm và ý nghĩ đẹp mà buổi gặp đã để lại cho em.
BÀI LÀM TƯỞNG TƯỢNG VÀ KỂ VỀ CUỘC GẶP GỠ GIỮA EM VÀ NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
Tuần vừa qua, tôi cùng ông nội đi thăm một người bạn năm xưa, ông nói ông quen người anh em này trong chiến trường ngày đó, hôm nay ông muốn tôi được găp người đặc biệt này, một người lái xe thời chiến vui tính, quả cảm và đặc biệt ông tiết lộ rằng người bạn này của ông chính là một trong những người lái xe được lấy để làm hình tượng cho bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật nên càng làm tôi càng thấy rất hào hứng.
Tôi được ông đưa tới thăm một căn nhà nhỏ trong hẻm một con hẻm nhìn ra phố với lối đi sạch sẽ. Chào đón hai ông cháu là người bạn của ông với nụ cười tươi. Nhìn ông cao, vai rộng, nước da bánh mật nổi bật vẻ khỏe khoắn, nếu không nhìn vào đôi mắt đã có những vết chân chim ở đuôi tôi cũng không thể tin ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Có lẽ là chiến trường năm xưa đã tôi luyện cho ông sự nhanh nhẹn hoạt bát đến tận ngày hôm nay. Ông mời hai ông cháu vào nhà thăm, ông ân cần thân mật và rất dễ gần. Ông hỏi han tôi vài câu về việc học tập, nhân đó tôi bày tỏ rằng muốn nghe ông kể về chiến trường xưa với những chiếc xe không kính. Ông bật cười hóm hỉnh rồi kể cho cả tôi và ông nội nghe về chuyện ngày xưa, giọng ông trầm lại, nhẹ nhàng mà rưng rưng như đang nhớ về một miền kí ức xa xôi:
- Chiến tranh gian khổ và ác liệt lắm, cháu ạ. Những chiếc xe đi nhiều qua các vùng mưa bom bão đạn khi ra khỏi còn đi được đã là tốt rồi, còn đâu nữa kính. Xe mà không có kính bảo vệ thì muỗi, gió, bụi,… cứ được nước tạt vào trong xe cay xè mắt. Có khi đang đi bỗng máy bay địch ập đến dội bom như mưa, cả đoàn phải dừng lại, có khi bom nổ ngay cả đội bị hất tung xuống vệ đường, cả đội sau khi trú bom xong lại hì hục đào đất kéo xe lên để đi cho kịp. Những ngày ấy, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh nhưng cháu ạ, nó không làm cho chúng ta tắt được tiếng cười vô tư hồn nhiên. Cứ nghĩ chân là hát, sau mỗi chặng đường nhìn nhau lấm lem đến là ngộ lại có dịp trêu đùa cười nói khôn nguôi. Rồi còn cả những lúc chúng ta dựng lên giữa trời những nồi cơm chung ấm lòng trong cái lạnh giá của mưa rừng nữa chứ, những lúc ấy, rừng có lạnh đến mấy thì lòng ai cũng ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
Ông vừa nói vừa cười vô cùng sảng khoái khiến cho hai ông cháu bị cuốn theo, nhưng ông chợt dừng lại, giọng lắng xuống:
- Mọi khó khăn gian khổ thiếu thốn đối với chúng ta có là gì, nhưng có một điều mà chúng ta luôn không muốn đối mặt, đó là việc một người đồng đội hi sinh, chỉ mới nô đùa với nhau đấy thôi mà khi bom dội xuống, ra đi bỏ lại anh em lúc nào không hay.
Nói đến đây gọng ông rưng rưng, có lẽ ông đang buồn bởi nghĩ đến những đồng chí của ông đã ngã xuống trên con đường năm xưa chăng? Ông nội tôi thấy vậy biết ý liền bảo:
- Phải đấy, chiến tranh mà, sao tránh được, họ chính là niềm tự hào của anh em và đó chính là cuộc đời người lính mà chúng ta không bao giờ quên, ông nói có đúng không?
Ông liền vui vẻ trở lại:
- Ông nói đúng lắm!
Rồi ông ngâm nga đọc:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Tôi bật cười thực sự khi đang được ngắm nhìn cái thần thái vô tư đầy chất lính của người chiến sĩ năm xưa. Tôi nhìn ông, rồi lại nhìn ông tôi, tôi chợt ngạc nhiên vì những người lính quả cảm gan trường biết bao trên trận địa lại có thể gần gũi và vui tính đến thế.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Họ từ cuộc đời bước vào trang thơ lung linh hung tráng nhưng không một chút phóng đại nói quá. Có hiểu ta mới thấy trân trọng họ biết bao.
Xem thêm: Kể về một cuộc gặp gỡ đi thăm các chú bộ đội lớp 6 hay - Văn mẫu kể chuyện