Đặc điễm khí hậu miền tây
Tiền giang
Tỉnh Tiền Giang
ĐỊA LÝ TIỀN GIANG
Diện tích: 2.484,2 km2.
Dân số (2006):1.717.400 người.
Tỉnh lỵ: thành phố Mỹ Tho.
Thị xã: thị xã Gò Công.
Các huyện: huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Tày...
Tiền Giang là phần đất của hai tỉnh: tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công cũ, phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km.
Khí hậu Tiền Giang chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, lượng mưa trung bình 2.300 mm/năm. Các sông chính: sông Tiền, sông Gò Công, sông Bảo Định và một mạng lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Từ Tiền Giang có thể đi thành phố Hồ Chí Minh hoặc sang Phnôm Pênh bằng đường sông. Đường bộ chính của Tiền Giang là Quốc lộ 1A, chạy xuyên qua các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Là tỉnh đồng bằng, địa hình Tiền Giang chia thành ba vùng rõ rệt: vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Tiền Giang có 31 km bờ biển, hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản; đất đai phì nhiêu, là một trong những vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang là nơi hội tụ đủ loại sản vật và hoa trái nổi tiếng như mận hồng đào Trung Lương, vú sữa Vinh Kim, xoài cát, cam sành, ổi xá lỵ Cái Bè...
Tiền Giang có hệ thống khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi, nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của miệt vườn vùng sông nước Cửu Long.
Trước giải phóng vốn là 2 tỉnh: Định Tường và Gò Công, sau giải phóng ta sát nhập 2 tỉnh lại và đặt tên là Tiền Giang; Tân Hiệp là trung tâm của Tiền Giang ngày xưa thời chúa Nguyễn.
Trên mảnh đất này cũng có 2 vị đệ nhất phu nhân đó là vợ Ông Nguyễn Văn Thiệu và vợ Bác Tôn Đức Thắng; ngoài ra còn có bà Từ Dũ. Trên mảnh đất này cũng nổi tiếng về đờn ca tài tử để rồi từ đó chuyển qua cải lương và gánh hát ông Nguyễn Tấn Triệu đã được mời sang Pháp biểu diễn năm 1920. Đến năm 1920 cũnh tại Mỹ Tho - Tiền Giang đã nảy sinh ra loại hình ca kịch cải lương đầu tiên, đó là gánh thầy Năm Tứ. Ngoài ra ở đây cũng có những truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất nổi tiếng như: huyện Châu Thành có chiến thắng Rạch Rầm - Xoài Mút; trận đánh của Quang Trung đại phá quân Xiêm Tại sao vùng này có tên là đồng bằng sông Cửu Long?
Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì : Sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Tranh Đề Và Bát Xác). Nên gọi là Cửu Long
Đây là vùng đất hình thành do sự bồi đắp của Sông Mê Kông đây cũng là vùng châu thổ lớn nhất nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc vương quốc Phù Nam ngày xưa, vương quốc Phù Nam có một phần lãnh địa thuộc đồng bằng sông Cửu Long vào đầu công nguyên.
Phù Nam là vương quốc rất hùng mạnh và thời kỳ cường thịnh nhất của vương quốc này khỏang từ thế kỷ thứ III -> thế kỷ V bắt đầu triều đại Phạm Sự Nan khoảng từ năm 205 đến 255.
Vương quốc Phù Nam phát triển chính trên địa bàn vùng hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long.
Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm Founan của người Trung Hoa, vị vua đầu tiên của người Phù Nam được biết đến đầu tiên trong lịch sử là Hỗn Điền. Theo truyền thuyết vị vua nay rất tôn sùng các vị thần BaLaMôn. Một hôm ông nằm mơ thấy các vị thần BaLaMôn trao cho mình một cây cung và truyền lệnh xuất dương trên một thương thuyền lớn. Sáng hôm sau ngài vào đền thờ làm lễ và thấy cây cung ở dưới gốc cây, bèn dong bườm ra biển, gió thần đưa thuyền đến vùng đất tại đây có một nữ vương tên Liễu Diệp, trẻ, khỏe, không khác gì con trai nổi danh trong các cuộc chinh phục các quốc gia láng giềng. Vị nữ quân thấy thuyền lạ liền xua quân ra định đánh cướp nhưng bị Hỗn Điền bắn một phát tên thần xuyên thũng mạng thuyền đến tận chỗ Liểu Vương đứng, trúng một tên quân. Liễu Diệp hoảng sợ xin hàng phục. Sau đó họ lấy nhau rồi cai trị xứ sở nay lập nên vương quốc Phù Nam .
Trong thời kỳ hưng thịnh họ khống chế nền thương nghiệp hàng hóa cả miền Đông Nam A và tự xưng là “Phù Nam Đại Vương “. Sử liệu còn ghi lại mối quan hệ ngọai giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa, Ấn Độ. Nhờ tài nguyên phong phú và nhờ vào vị trí trung gian trên con đường hàng hải Ấn –Trung mà Óc Eo được coi là thành phố cảng của Phù Nam đã sớm trở thành một thị trấn quốc tế .
Giai đọan cuối của lịch sử Phù Nam trùng hợp với sự phát triển của Chân lạp. Mâu thuẩn giữa hai thế lực này dẫn đến sự sụp đỗ của vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ 6 (theo tài liệu cổ Trung Hoa, vương quốc Phù Nam bị Chân lạp xâm chiếm vào khoảng năm 550 nhưng vẫn còn chống giữ đến năm 627). Sau khi bị Chăm Pa xâm chiếm Phù Nam chia làm hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (một phần thuộc ĐBSCL). Thủy Chân Lạp nằm gần bờ biển, vùng ĐBSCL; Lục Chân Lạp thuộc vùng đất cao chính là Campuchia ngày nay .
Từ thế kỷ 7 đến TK10 vùng đất này bị nhấn chìm trong lũ lụt, chỉ còn vài gò đất nổi lên. Từ khoảng TK 10-17 người Việt, Khmer đến định cư vì thế nơi đây hình thành nên nhóm dân tộc chính là người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với nền văn hóa đa dạng. Đồng thời trong thời gian này các tôn giáo được truyền bá và phát triển như đạo phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa …
Năm 1808 vùng đồng bằng sông Cửu Long, được người Pháp chia như sau :
-Trấn Định Tường: gồm Phủ Kiến An, 3 huyện Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa .
-Trấn Hà Tiên: gồm các địa danh còn lại trong vùng .
-Năm 1832, Pháp phân Nam Kỳ ra làm lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đến thời điểm này vùng ĐBSCL có 4 tỉnh là: Định Tường (Tiền giang) An Giang , Vĩnh Long và Hà Tiên (Cần Thơ , Hà Tiên , Cà Mau) .
-Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Bộ ( Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Tường )
-Năm 1867, Nam Kỳ Lục Tỉnh được chia làm 20 tỉnh. Trong đó ĐBSCL có 14 tỉnh: Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Trà Vinh, Bến Tre, Gò Công, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá, Tân An .
-Từ 1955 –>1975 ĐB sông MêKông chia làm 17 tỉnh: Kiên Giang, Sa Đéc, Ba Xuyên (Bạc Liêu ), Vĩnh Bình, Kiến Tường, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Châu Đốc, Định Tường, Bạc Liêu, Gò Công, An Giang, Long An, Long Xuyên, Kiến Phong .
-Năm 1975 đến 1990 ĐBSCL có 9 tỉnh, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, Minh Hải.
-Năm 1991 tỉnh Cửu Long tách thành Trà vinh và Vĩnh Long.
-Năm 1992 Hậu Giang tách thành Cần Thơ và SócTrăng.
-Nắm 1997 Minh Hải tách thành Cà Mau và Bạc Liêu.
-Hiện nay vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Tp Cần thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang.
-Diện tích ĐBSCL: 40.000km2 chiếm khoảng 1/8 cảnước
-Dân số 19.5 triệu dân (2003) chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước
2-Vị trí địa lí-khí hậu-đất đai sông ngòi:
2.1-Vị trí địa lí:
• Đông nam giáp biển Đông.
• Đông bắc giáp đông nam bộ.
• Tây bắc giáp campuchia.
• Phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
• Độcao trung bình thấp: từ 0 – 2m.
2.2-Khí hậu đất đai biển:
Khí hậu phù hợp cho sự phát triển của thực vật. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C . Có ngày cao khoảng 330C.
Đất phù sa, diện tích khoảng 1.800.000ha, đất phù sa là do sông Hậu và sông Tiền bồi đắp.
Ngoài ra còn có đất ven sông pha màu hơi đỏ, đất mặn đất phèn, đất than bùn.
Rừng nước mặn ven biển chiếm diện tích 30.000ha. Đứng thứ 3 trên thế giới với những cây nổi tiếng như : cây mằm đen, cây đước, cây vẹt, cây đà, sú, bàn…
2.3-Sông ngòi:
Đây là vùng có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt. Đồng thời nó cũng là yếu tố giúp cho vùng phát triển kinh tế nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi chính của ĐBSCL là sông Hậu và sông Tiền là hai nhánh của sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).
Lịch Sử Hình Thành Nền Văn Minh Miệt Vườn ở Tiền Giang
Tiền Giang có những tiếp cận với nền văn hóa Ấn Độ, Khơ Me, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi giáo qua người Chăm. Tất cả đều được liên kết một cách phong phú trong nền văn hóa Việt Nam.
Ngay từ thế kỉ 18, phố chợ Mỹ Tho đã là nơi buôn bán nổi tiếng, ghe thuyền ở các ngả sông, biển đến đậu đông đúc làm thành một đô hội rất phồn hoa huyên náo.
Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang hình thành vào năm 1679. Ngày nay còn dấu vết một khu thương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức, thuộc phường 2 và phường 8. Hồi ấy gọi là Mỹ Tho đại phố. Năm 1791, đại phố này được xây dựng lại.
Đây là khu phố do chính người Việt người Hoa Minh Hương, cánh Dương Ngạn Địch lập nên. Mỹ Tho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ vào giữa thế kỷ 17 và Mỹ Tho Đại Phố, Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố ngày nay ở Biên Hòa) và Hà Tiên.
Vào 3 thế kỷ trước, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân từ Nam Vinh (Phnôm Pênh ngày nay) ghé qua cù lao Cây Sao và sau đó, trên đường về đất Đồng Nai, khi qua Rạch Gầm (sách cũ gọi là Sầm Khê) thuộc huyện Kiến Đăng, đất Mỹ Tho xưa thì bị bạo bệnh, trút hơi thở cuối cùng. Tên Rạch Gầm là do xưa kia cọp rất nhiều cọp thường hay kêu gầm nên một thời được gọi là Rạch Cọp Gầm, về sau người ta bỏ tiếng cọp, còn gọi là Rạch Gầm. Đây là nơi nổi tiếng với những trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp thời nhà Nguyễn và chiến thắng của Tây Sơn đập tan đoàn quân xâm lược Xiêm thời chúa Nguyễn.
Ba sông chính chảy qua Tiền Giang: sông Tiền, Gò Công, Bảo Định đã bồi đắp phù sa, biến đất đai vùng này trở nên phì nhiêu. Giữa sông Tiền lộng gió, nổi lên một hòn đảo nhỏ, có tên Cù Lao Thới Sơn, cây ăn trái xum xuê. Là miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ và sản vật trà mật ong thanh nhiệt thật thơm ngon.
Nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, chợ nổi Cái Bè sầm uất từ lâu là điểm mưu sinh quen thuộc của người dân vùng sông nước Cửu Long. Hàng ngày có khoảng 400 thuyền lớn chở đầy hàng hoá neo hai bên bờ chờ thương lái. Trên sông, hàng trăm thuyền nhỏ xuôi ngược như mắc cửi, buôn bán rộn ràng.
Vùng sông nước này củng là điểm du lịch hấp dẩn Du lịch Tiền Giang tham gia du lịch Du lịch miệt vườn, hay Du lịch vào mùa nước nổi. Tiền Giang còn có nhiều địa điểm lý thú như: Chùa Vĩnh Tràng, Trại rắn Đồng Tâm, và cả Khu du lịch sinh thái Thới Sơn.
Vùng đất của hai nhánh sông và gần biển này có nhiều món ngon mà hiếm nơi nào có được như: Sam biển Gò Công, Cá bống dừa, Bánh giá chợ Giồng, Hủ tiếu Mỹ Tho, Bún gỏi già Mỹ Tho, Chuối quét dừa , ...
Tiền Giang cũng có những lễ hội đặc trưng như: Hội Vàm Láng, Hội tứ kiệt.
Đôi nét về tỉnh tiền giang
Diện tích : 2367 Km2
Dân số : 1.649.300 người (2002)
Mật độ : 727 người/Km2
Tỉnh lỵ : Thành phố Mỹ Tho cách TP.Hồ Chí Minh 71 km theo quốc lộ 1A
Có một thị xã và 7 huyện
+Một thị xã : GÒ CÔNG
+Bảy huyện : Cái Bè , Cai Lậy , Châu Thành , Chợ Gạo , Gò Công Đông , Gò Công Tây , Tân Phước
Dân tộc : Kinh , Hoa….
_ Là phần đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ
_ Phía bắc giáp Long An
_ Phía tây giáp Đồng Tháp
_ Phía đông giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông
_ Phía nam giáp Bến Tre
Khí hậu Tiền Giang có hai mùa rõ rệt , đó là mùa mưa và mùa khô . Nhiệt độ trung bình là 27 độ C , lượng mưa trung bình là 2300 mm/ năm
Các sông chính là sông Tiền , sông Gò Công , sông Bảo Định và một mang lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy . Từ Tiền Giang có thể đi TP. Hồ Chí Minh hoặc Phnôm Pênh bằng đường sông .Đường bộ chính là quốc lộ 1A chạy xuyên qua cac tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Là tỉnh đồng bằng , địa hình Tiền Giang chia thành ba vung rõ rệt là vùng cây trái ven sông Tiền ,vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công . Tiền Giang có 32 km bờ biển , hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản , đất đai phì nhiêu , là một trong những vựa lúa lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long . Là nơi hội tụ đủ loại sản vật và hoa trái nổi tiếng như : mận hồng đào Trung Lương , vú sữa Vĩnh Kim , xoài cát , cam sành , ổi xá lị Cái Bè…Có hệ thống khách sạn , nhà hàng đầy đủ tiện nghi và nhiều món ăn dặc sản của miệt vườn sông nước Cửu Long
Truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc Nam Bộ , là một trong những cái nôi của ca nhạc cải lương nổi tiếng , nơi diễn ra các sự kiện lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút , Ap Bắc… quê hương của các anh hùng Trương Định , Thủ Khoa Huân . Có nhiều tôn giáo như Nho giáo , Phật giáo , Công giáo …
Bên cạnh những di tích tôn giáo như đền chùa , đình miếu , nhà thờ , còn giữ được nhiều di tích lịch sử , đó là các di chỉ Oc Eo , chiến lũy ,pháo đài …Có nhiều danh lam thắng cảnh như Cù lao Thới Sơn , trại rắn Đồng Tâm tạo nên bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên , đời sống vật chất và văn hóa đặc trưng của Nam Bộ
Rạch Rầm – Xòai Mút
Khu di tích được khánh thành năm 2005 để kỉ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 20.1.1785 – 20.1.2005
Khu di tích thuộc địa phận ấp Đông , xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang ,rộng gần 2 ha, hơn một nửa diện tích để xây dựng các nhà trưng bày
Trận thủy chiến diễn ra trên sông Tiền ( sông Mỹ Tho ) nay thuộc địa phận bốn xã là Kim Sơn , Thới Sơn , Song Thuận , Bình Đức của huyện Châu Thành cách Thành phố Mỹ Tho 7km
Tại đây Nguyễn Huệ đã chỉ huy đội quân từ Quy Nhơn vào Mỹ Tho. Đêm 19 rạng 20.1.1785 đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của giặc , tiêu diệt hàng van quân Xiêm và hàng ngàn tàn quân của Nguyễn Anh.
Để kỉ niệm chiến thắng vang dội đó , tại khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút đã xay dựng tượng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút . Tượng đài cao 8 m , nặng 20 tấn bằng đồng màu với ba nhân vật : ở giữa là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tay đang vuốt gươm , bên trái là hình ảnh người nông dân Định Tường chèo thuyền hỗ trợ chiến đấu còn bên phải là hình ảnh võ công Tây Sơn giương cung bắn vào kẻ thù
Dưới chân nhóm tượng đái này là một loại hình kiến trúc dạng đền . Bên ngoài đền co dải phù điêu bằng đồng màu nặng 6 tấn phác họa lên từ hình ảnh con người và chim lạc được cách điệu từ mặt trống đồng
Cổng và tường rào của khu di tích có hình ảnh những chiến thuyền gợi cho ta có cảm giác mình đang chứng kiến cảnh thủy chiến diễn ra nơi đây
Tiếp theo du khach sẽ được tham quan nhà trưng bày số 1. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật như súng thần công là hiện vật phục chế còn các hiện vật khác là nguyên bản . Trong nhà trưng bày có dải tranh ghép gốm màu với 1440 viên gạch ghép lại với nhau được nung ở nhiệt độ 1100 độ C . Dải tranh ghép cao 1.8m , với diện tích 57 m2 .Nội dung gồm 4 chương nói về quá trình khẩn hoang , lập ấp , trận thủy chiến , khúc khải hoàn. Ngoài ra còn có mang phù điêu với diện tích 13 m2 phác hoa lên từ hình ảnh chim muông và cây trái của vùng quê sông nước Tiền Giang
Ngoài ra ở đây còn có ngôi nhà cỏ Nam Bộ cất theo kiểu ba gian và hai chái . Ngôi nhà có diện tích 225 m2 , có 48 cây cột trong đó có 24 cây cột tròn và 24 cây cột vuông biểu tượng cho mẹ tròn con vuông . Ở giữa nhà có bàn thờ tổ tiên , phía trước có bộ ghế trường kỉ làm cho ta liên tưởng đến phong tục ăn coi nồi ngồi coi hướng . Ngày xưa những người lớn tuổi có thể ngồi ở đây uống trà và trò chuyện ; đặc biệt con dâu và con gái không được lên nhà trên
Trại Rắn Đồng Tâm
Sau khi dùng điểm tâm sáng, anh Nguyễn Đình Lam ,hướng dẫn viên địa phương dã dẫn đoàn đến tham quan trại rắn Đồng Tâm . Nơi đây cách Thành phố Mỹ Tho 12 km . Trại rắn thuộc địa phận xã Bình Đức huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang khoảng 3 ha.
Đây là trung tâm nuôi rắn lớn lấy nọc xuất khẩu , kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu chữa bệnh rắn cắn cho nhân dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long . Bên cạnh đó , nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp – tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý hiếm tại Nam Bộ ,
Trước kia đây là căn cứ quân sự của Mĩ có tên là Đồng Tâm; ngày xưa người dân thường gọi nay là vành đay trắng. Nơi nay có địa thế hiểm trở thường diễn ra những trận đánh cá liệt giữa lực lượng cách mạng và Mỹ-Ngụy. Khu căn cứ rộng 15 hecta. sau năm 1975, được bàn giao về quân khu 9, một người có tên là Huỳnh Văn Diệp tức trung tá Huỳnh Văn Diệp đã thành lập ra nơi nuôi rắn lớn nhất mi ền Nam.
Trước đây khi “ ông Tư Được “ còn quản lý thì ông đã sưu tầm được rất nhiều loại rắn và trăn. Sau khi ông mất thì người khác lên thay ông số rắn đã giảm dần. Hiện nay ở đây có khoảng 6 loài rắn như : hổ mang , hổ chúa , mái rầm , lục đầu dồ , rắn nước , rắn bông súng.
Khi ta đi thấy rất nhiều loại rắn được nuôi ở nhiều môi trường khác nhau; chẳng hạn như tại một hốc cây người ta làm một long sắt để thả một con rắn vào doing trong môi trường thiên nhiên này để rắn đẻ và ấp trứng thành con; hoặc có những khu vực được tạo ra những giống sống hoang dã và trồng rất nhiều cây cối để mà thả rắn vào sống trong môi trường thiên nhiên.
Tới nay quý khách sẽ thấy được loài rắn độc nhất là rắn hổ chúa. Trước nay, rắn hổ chúa ở nay không nhiều nhưng bay giờ thì rắn hổ chúa đã được nhân giống ra rất nhiều. Nọc độc của rắn hổ chú khi chạm vào cơ thể chúng ta thì khoảng 2 phút sau cơ thể ta hoàn toàn bị tê liệt, rắn hổ chúa có rất nhiều biệt tài là bò dưới nước hoặc leo lên cây.
Ngoài rắn hổ chúa, còn có rắn hổ mang, hổ ngựa, hổ mèo, hổ đất. Để phân biệt rắn hổ chúa và hổ mang; hổ mang có thân hình nhỏ và ngắn hơn hổ chúa và khi ngóc đầu lean nó có hình trăng tròn; còn hổ mèo thì cũng ngóc đầu và phùng mang nhưng không có hình trăng tròn mà có 2 vòng tròn nên người ta thường gọi rắn mắt kính. Nọc độc rắn hổ mang thì không bằng rắn hổ chúa. Vì vậy khi nộc độc rắn hổ mang chạm vào cơ thể thì 10-15 phút thì nọc độc mới lam truyền làm tê liệt cơ thể. Ngoài ra khi bắt mồi không can tiếo xúc trực tiếp mà có thể phun nọc độc xa 2 m.
Ta thấy rắn đầu có hình tam giác và có khoan trắng và đen là bò cạp nia
Còn loại có khoan vàng và đen gọi là bò cạp nông.
Còn loại có màu xanh lục như lá cây đó là rắn lục. Có 2 Lọai chính là: rắn lục day khuôn và rắn lục vời.
Giá thịt rắn dao động từ 35 - 40 USD/ kg , thi trường tiêu thụ ở Châu Á chủ yếu là Đài Loan , Trung Quốc , Hàn Quốc Trại rắn Đồng Tâm chủ yếu nuôi rắn lấy nọc không phải để tham quan.
Với giá vé 10. 000 đối với khách Việt Nam và 20000 đối với khách nước ngoài , du khách sẽ được vào tham quan trại rắn với các khu như :
Khu nuôi rắn và trăn ở trong nhà gồm nhiều loài trăn và rắn khác nhau . Ở đây du khách co thể quấn trăn lên mình va chụp ảnh lưu niệm
Khu ngoài sân là khu nuôi rắn ở trong khoang bể nuôi bằng bê tông với rất nhiều loài rắn
Khu phía sau la khu nuôi thú gồm nhiều loài như : công , khỉ , cá sấu , đà điểu . Đi vao đây du khách có cảm giác như đi trong sở thú . Và đặc biệt hơn nữa tại đây còn co chu ba ba vang rất quý hiếm nặng khoảng 30 kg chỉ còn hai con ở Việt Nam
Khu nhà bảo tòan rắn là nơi trưng bày hầu như đầy đu các chủng loại rắn và được ngâm trong chất phoocmon nên nhìn chúng sống động như vẫn còn sống
Tại đây du khách nên mua sắm vài sản phẩm từ rắn để làm quà cho người thân bởi hàng tốt và giá cả hợp lý:
Rượu rắn : 40.000đ/chai
Cao trăn : 600.000đ/kg
Cao rắn : 500.000đ/kg
Cao khỉ : 300.000đ/kg
Cobratax : 20.000đ/kg
Rượu rắn lục : 100.000đ/chai
Mật ong : 50.000đ/chai
Mỡ trăn : 12.000đ/lọ
Viên điều trị rắn cắn : 20.000đ/tube
Bột rắn lục : 8000đ/lọ
Bột rắn hổ : 70.000đ/lọ
Bột cù lần : 80000đ/lo
Cù Lao Thới Sơn - Cồn Thới Sơn
Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200 ha. Toàn xã Thới Sơn là một vùng chuyên canh cây ăn trái, quanh năm được phù sa bồi đắp. Theo anh Huỳnh Văn Phương, Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Tiền Giang đã chủ trương phát triển du lịch theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phư ơng. Công ty Du lịch Tiền Giang đầu tư năm tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch chính. Các hộ dân trong khu vực đã đóng góp mặt bằng, nhà cửa và hơn 100 chiếc đò với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng. Cách tổ chức du lịch theo mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, đồng thời huy động được vốn và các tiềm lực khác trong dân. Phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hiện nay, số hộ giàu, khá ở Thới Sơn chiếm tỷ lệ 78%, chỉ còn 2,7% số hộ nghèo.
Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ, đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào, bí bức của phố phường. Khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào. Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Khách có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Đêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.
Những ngôi nhà của 6.000 người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ căm xe; mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên - Trừ - Mãn - Bình - Định - Chấp - Phá - Nguy - Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh vi, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng... Chung quanh nhà là vườn hoa cảnh với nhiều cây bon-sai được trồng tỉa công phuD9ến Thới Sơn, khách được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù...
Năm 1995, Thới Sơn đón hơn 40.000 lượt khách, năm 1996 đón khoảng 80.000 lượt khách, năm 1997 đón 120.000 lượt và năm 2001 đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 65% là khách nước ngoài. Cô Lê Trang, một người kinh doanh du lịch ở Thới Sơn cho biết, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình, sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn đang trở thành điểm thu hút khách đến Tiền Giang.
Theo kế hoạch, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty Du lịch Tiền Giang tiếp tục đầu tư năm tỷ đồng để xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch. Khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế. Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Ðồng thời, vận động nhân dân giữ lại các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích đựng nước trong vỏ dừa... Thới Sơn là làng du lịch xanh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với vườn cây, trời nước và tấm lòng hồn hậu, hiếu khách của người dân Nam Bộ.
Từ bến phà 30-4, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng... quả treo lủng lẳng.
Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt.
Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: "see you again" rất ngọt ngào.
Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn. Nơi đây có một garden restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng "thập nhị giác" này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon.
CỒN PHỤNG – ĐẠO DỪA
Chúng tôi vào cù lao Phụng để thăm "Nam quốc Phật tự" của ông tổ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. So với cù lao Rồng, cồn Phụng nhỏ hơn, nhưng lại được biết đến nhiều hơn bởi nơi này có di tích của Đạo Dừa. Theo lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên, đây là một tôn giáo quái chiêu do Nguyễn Thành Nam, một con cờ chính trị mắc chứng hoang tưởng tự cao - một dạng của bệnh tâm thần phân liệt, sáng lập năm 1963. Sinh thời, Nguyễn Thành Nam (sinh năm 1909) học hành không mấy giỏi giang nhưng được gia đình cho qua Pháp học theo lối mà ngôn ngữ hiện đại gọi là du học tự túc. Ông ta đã học tập ở nước Pháp không phải để thành nhân tài mà để thành một "vị thánh". Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây "Nam quốc Phật tự" và sáng lập ra Đạo Dừa.
Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài... Lúc đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài - tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người. Ông ta cho dựng trên cồn Phụng một ngôi chùa, kết hợp nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Trước chùa cho đúc Cửu đỉnh bằng ximăng gắn sành sứ (thực ra chỉ có một đỉnh mà thôi), rồi gắn ảnh của mình vào, tự nhận là người có công thống nhất đất nước, kế vận hưng nghiệp của vua Minh Mạng (1820 - 1841).
Nguyễn Thành Nam còn cho xây một sân chầu với những hàng cột vẽ rồng sặc sỡ. Cuối sân có một động nhỏ, nơi "Phật tổ" Nguyễn Thành Nam đến giảng kinh. Sau động là một tòa sen nằm trong lồng cầu và hai cột xi măng, ở bai bên tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Hằng ngày, Nguyễn Thành Nam chui vào quả cầu, ngồi lên tòa sen rồi sai đệ tử kéo lên cao. 12 giờ trưa, ông ta "nhập thế", bằng cách ra khỏi lồng đi đến hai bao lơn đặt trên hai cột ximăng tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Đi từ bên này sang bên kia, Nguyễn Thành Nam cho rằng ông ta đã thống nhất được tổ quốc.
Ông ta còn cho làm mô hình phi thuyền APOLLO bằng... tôn, trèo vào trong đó, biểu đệ tử kéo lên... vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt, Nguyễn Thành Nam tổ chức hoạt cảnh hòa bình để mị dân. Ông ta thuê người, chia làm hai phe mặc áo quần của quân giải phóng và quân đội Sài Gòn rỗi bắn nhau tá hỏa... bằng súng giả. Đang lúc cuộc chiến căng thẳng, thây người "chết" chất đầy một... sân chầu thì "Phật tổ" Nguyễn Thành Nam giáng thế bằng cách "hạ thổ" từ tòa sen, để đến cứu vớt những sinh linh.
Phía trong sân rồng có công trình cửu đỉnh, nếu nhìn từ trên xuống ta sẽ thấy cửu đỉnh được xây theo lối ngủ hành âm dương. Nếu nhìn kỷ sẽ thấy một con rồng đứng ở giữa có đuôi hình vuông ; hình vuông tượng trưng cho tứ tượng, những con rồng còn lại đứng trên bệ có hình tam giác. Hai cây cột phía sau tượng trưng cho lưỡng nghi đó là âm dương hợp lại. Điểm khác của con rồng trung tâm là đuôi có được thiết kế phía sau, còn những con xung quanh thiết kế phía trước. Đây là biểu tượng của rồng đực ; hiện thân của ông Đạo Dừa và những con rồng cái là những cô gái xung quanh ông đạo Dừa.
Xung quanh Cửu Đỉnh còn có một số hình ảnh như ; Long, Lân, Quy, Phụng, Mai, Lan, Cúa, Trúc và một số cảnh về Tiên Ong, Bát Tiên. Ngoài ra còn có hai cái quai nâng hai con rồnglên tượng trưng cho vua chúa. Cửu Đỉnh được đặt trên thần Kim Quy đang ngậm thanh kiếm thần hướng về Bến Tre. Ngụ ý là ông Đạo Dừa vừ kết nối với lịch sử với thời vua lê để thần Kim Quy mang thanh gương về Bến Tre để ông trị vì thiên hạ.
Vậy là chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Con người với những triệu chứng tâm thần đó đã được chế độ cũ bật đèn xanh để mị dân chúng. Lúc ông còn sống ông đạo dừ muốn khi qua đời thì hài cốt của ông sẽ được rãi trong Cửu Đỉnh nhưng khi ông qua đời thì những tín đồ đã mang hài cốt của ông ang táng tại phần mộ của gia đình. Đặc trưng của ngươì theo Đạo Dừa là mặc áo nâu sẫm và để một búi tóc cao quấn quanh đầu.
Đạo Dừa không cò kinh riêng. Mà là tất cả các kinh của đạo phật, thiên chúa giáo và cao đài. Một năm đạo có 3 ngày lễ vào 3 ngày rằm lớn, chứ không có ngày lễ nào đặc trưng của đạo giáo
Hiện nay có một số người tu đạo này nhưng tu lại gia chứ không lập chùa chiền để tu.
Ngoài ra tại đây còn được trưng bày nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ trái dừa . Du khách đến đây tham quan khu sản xuất bánh kẹo dừa và thưởng thức kẹo dừa .
Chúng ta có thể quan sát được quy trình làm keọ dừa như sau :
_ Thành phần lam kẹo dừa gồm : 50% dừa
25% đường
25% mạch nha
_ Và các thành phần phụ như ca cao , đậu phụng , lá dứa , sầu
Chùa Vĩnh Tràng
Du khách đến Mỹ Tho mà không thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sót. Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trc tiu biểu ở Nam Bộ. Cha tọa lạc trn mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 hecta, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là x Mỹ Phong, bn con rạch Bảo Định hiền hịa nước ngọt quanh năm.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt phát nguyện xây cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Ông thỉnh Hịa thượng Từ Lâm ở cha Bửu Lm về trụ trì. Sau khi ơng Bi Cơng Đạt qua đời, Hịa thượng Huệ Đăng d vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Tràng, hoàn thành vào mùa hè năm Canh Tuất (1850).
Lúc đầu mang tên LÀ Vĩnh Trường (sư muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn và vĩnh cửu theo thời gian) nhưng do nhiều ngươì miền Nam đọc trại đi thành Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch thì ngôi chùa hương khói lạnh tanh. Năm 1890, bổn đạo đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu thỉnh hòa thượng Quảng An-Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tồ chức xây lại ngôi chùa. Chùa hư hỏng nặng vì trận bão năm 1905. từ năm 1907->1911, này đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng trong chùa. Hòa thượng Chánh Hậu gốc người Minh Hương, sinh năm 1852 tại làng Điều Hòa tỉnh Định Tường cũ. Năm 1897, ngài quy y thọ giới với hòa thượng Thích Minh Phước tại chùa Bửu Lâm. Ngài được cử làm thủ thượng tọa chùa sắc tứ linh thou từ năm 1880, trụ trì chùa vĩnh tràng từ năm 1890 và đã thường xuyên mở các lớp gia giáo để đào tạo tăng tài. Ngài viên tịch năm 1923. hòa thượng Tâm Liễu –An Lạc(tức Minh Đàng, thế danh Lê Ngọc Xuyên) kế tục, cho xây cổng Tam Quan, mặt tiền chánh điện và nhà tổ.
Chùa trải qua bốn lần trùng tu: lần trùng tu thou 1 vào năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã trùng tu và tôn tạo lại mặt chùa. Mặt tiền chánh hậu được xây doing theo lối kiến trúc á, âu; lần trùng tu thứ 2 vào năm 1930; lần trùng tu thứ 3 là 1990; lần trùng tu thứ tư là 2004. hiện nay đang được trùng tu lần nữa.
Trước cửa chùa có cổng tam quan rất tráng lệ do tốp người Huế thực hiện năm 1933 với sự tài trợ về kinh phí của 2 ông Hùynh Trí Phú và Lý Văn Quang. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp; 2 cổng bên làm bằng xi măng vươn cao như 2 tòa lâu đài cổ, được ghép tòa những mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa sự tích nhà phật, truyện tích nhân gian và các đề tài Tứ Quý, Tứ Linh, hoa lá…tầng lầu thượng của cổng Tam Quan có vòm cửa rộng, bên phải đặc tượng hòa thượng chánh hậu, bên trái đặt tượng hòa thượng Minh Đàng. Cả 2 tượng này đều đắp bằng xi măng giống như tượng thật, do điêu khắc gia Nguyễn Phi Hoanh thực hiện.
Mặt tiền chùa vĩnh tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á, lẫn Âu. Ơ nay có những hoa văn theo thời phục hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt Ấn Độ, gạch men nhật bản…những câu ngữ Hán viết theo lối thể chữ truyện cổ kính xen với chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-Tích. Từ xa trông vào du khách có thể hình dung ngôi chùa như đền Ăngkor có năm tháp. Theo truyền tụng của nhân dân địa phương thì hòa thượng Minh đàn và ông quỳnh trí phú từng du học sang xứ chùa tháp nên tiếp thu được cái trong kiến thức ngôi chùa tên đó, kết hợp với kiến trúc phương tây.
Tượng có nhiều tay nhiều mắt gọi là chuan đề bồ taut, vị này là hiện thân của quan thế âm bồ taut có nhiều tay, nhiều mắt để cứu độ chúng sinh: nhiều mắt để thấy được nổi khổ của chúng sinh
Trong chùa có chuông đồng một tấn do vua Tự Đức cho kinh phí đúc, chuông được làm sau năm giáp dần
Ẩm Thực Tiền Giang
Nấu mẳnĐây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.
Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang
Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này
Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang
Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già... Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:” Bún gỏi già”. Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái tên lạ tai lại làm tôi thích thú... Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư món khoái khẩu của mình.
Cá bống dừa - Tiền Giang
Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Nào là: bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống nhảy... Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa. Có lẽ vì vùng quê tôi (thuộc huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) chúng sinh sản nhiều, sống thích hợp với địa thế dừa nước (lá dùng lợp nhà) mọc đầy ven sông rạch. Bống dừa vảy nhuyễn, miệng rộng, lưng đen, lườn trắng; con to cỡ nửa cổ tay, hiếm khi lớn hơn.
Mắm còng xứ rẫy Gò Công
Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài. Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú, Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của huyện Gò Công Ðông. Miệt này, mỗi năm bà con chỉ có thể canh tác được có 1 vụ lúa mùa.
Sam biển Gò Công - Tiền Giang
Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.
Chuối quết dừa - Tiền Giang
Kể từ khi xuất hiện trên AT tháng 5.1992 với món ăn bình dân mà vô cùng hấp dẫn cho cả "mày râu" lẫn "kẹp tóc" là xòai tượng mắm đường đến nay, tôi cứ mãi bận rộn với những lo toan đời thường mà quên khuấy đi cái nghiêp... ăn uống vốn dĩ là một trong những "tứ khóai" của thiên hạ, thật là sai sót biết chừng nào! Hôm qua, nhân dịp về một làng nhỏ hiền hòa nằm bên bờ sông Tiền lộng gió, chúng tôi có dịp thưởng thức một món ăn hòan tòan "cây nhà lá vườn" và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi gọi đơn giản là chuối quết dừa.
Những Thông Tin Cần Thiết Cho Quý Khách Khi Đi Du lịdh Tiền Giang
_ TP. HCM đi Mỹ Tho theo quốc lộ 1A , dài 71 km có thể đi về trong ngày bằng xe gắn máy dễ dàng
_ Khi tới ngã ba Trung Lương du khách nên ghé vào nhà hàng Trung Lương vì các quán khác tại khu vực này thường đắt hơn và không ngon bằng
_ Mã điện thoại vùng là 073
_ Đường Trưng Trắc là con đường đầy màu sắc nhất của Thành phố
_ Bến đò du lịch ở đọan đường 30-4 do công ty độc quyền tổ chức các
chuyến tham quan không có thuyền tư nhân . Vé tàu đi lẻ là 40000 đồng
_ Phà Rạch Miễu để qua sông Tiền vào tỉnh Bến Tre . Ngay bến phà tỉnh Bến tre cũng có trạm bán vé đi tham quan Cồn Phụng.
Những điều cần biết khi du lịch Miền Tây
Khi đến với du khách cần phải nắm bắt kỷ những thông tin và giá cả nơi đây nếu như khách đi riêng mà không đi theo Tour của công ty du lịch.
Khi tham gia vào Tour Tiền Giang này ngoài việc tham quan sông nước miệt vườn, tham quan vườn cây ăn trái, tham quan thắng cảnh đẹp…quý khách còn có thể mua sắm bất cứ thứ gì khách muốn; vì nơi đây đồ ăn, hàng hóa rất rẻ nhưng nếu như khách muốn mua “đúng cách” (không bị lầm giá) thì hãy tham khảo ý kiến các hướng dẫn viên.
Trên chuyến đi với một chiếc máy ảnh du khách có thể chụp laị những khung cảnh đẹp ở nơi đây, mua những đặc sản nơi đây về cho gia đình, bạn bè… đó cũng là những món quà đáng quý biết bao.
Chẳng những thế trước khi đến với miền tây du khách phải tìm hiểu trước các Nhà Hàng-Khách Sạn để du khách có thể nghĩ nghơi ở những nơi an toàn sạch sẽ không hại đến chính bản thân chúng ta.
Không nên đi dạo một mình vào buổi tối, tránh nơi đông ngươì để đảm bảo sự an toàn của bạn.
Đứng trên cầu Rạch Miễu, nghĩ về “Tứ linh”
Rất khó có cây cầu nào như cầu Rạch Miễu. Đứng trên cầu mà hướng về biển Đông sẽ bắt gặp bốn cù lao “chụm đầu” lại, hợp thành “Tứ linh” giữa sông nước mênh mông. Khen ai khéo đặt tên cồn để có được một bộ “Tứ linh”: Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi cù lao đều có nét đặc thù, mang sắc thái riêng tạo nên một quần thể sinh động.
Vừa hết đoạn dây văng, cầu Rạch Miễu đổ xuống cồn Lân, còn gọi là cù lao Thới Sơn. Nhìn lên bản đồ, cù lao Thới Sơn như thể “long chầu” trong cung đình Huế. Thới Sơn đang sở hữu bốn cái “nhất”: tuổi đời cao nhất, diện tích lớn nhất, cũng được coi là đẹp và hài hòa nhất trong “Tứ linh”. Lịch sử mở đất của Thới Sơn thật hào hùng. Có thể nói mỗi mảnh vườn, con rạch Thới Sơn đều ghi dấu chiến công của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm. Sang thế kỷ XX, nơi đây lại ghi đậm chiến công của các “dũng sĩ diệt Mỹ” trên vành đai Bình Đức nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Cồn Lân
Đất Thới Sơn màu mỡ, con người Thới Sơn hiền hòa, cần cù, chân chất cùng với bàn tay khéo léo luôn tạo nên một diện mạo mới. Đến Thới Sơn không chỉ ngắm nhìn cảnh sắc miệt vườn, thưởng thức hương vị ngọt ngào của cây trái xứ cồn, mà còn chiêm ngưỡng những công trình mà người dân nơi đây gìn giữ từ thuở khai hoang, lập ấp. Dẫu trải qua bao tháng năm mưa bom, bão đạn, nhưng ngôi nhà chữ đinh theo phong cách cổ xưa, cùng với vật dụng trong nhà được khảm xà cừ tinh xảo, sắc màu lấp lánh, đôi liễn sơn son, thiếp vàng của Nguyễn Văn Vinh vẫn còn đó, thách thức thời gian.
Đến Thới Sơn còn là để được thưởng thức rượu mật ong, cùng tấm lòng đôn hậu của người phụ nữ với chiếc áo bà ba, khăn rằn quấn cổ, chèo xuồng trên sông rạch, đưa khách đến những làng nghề truyền thống như đan len, thêu thùa, cùng nhịp nhàng tát mương bắt cá với khách… một hoạt động thường nhật của người dân Nam bộ, luôn chân thành, quyến rũ. Đến đây còn có nhiều loại hình giải trí đậm nét chân quê, dân dã như nhảy dây, nhảy kẹng, đu quay,… rõ nét văn minh miệt vườn. Quả là thú vị.
Nằm kế cạnh cồn Lân là cồn Phụng, còn gọi là cù lao Tân Vinh, nơi có di tích đạo Dừa do Nguyễn Thành Nam lập nên từ những năm 60 thế kỷ XX. Tuy đạo Dừa có một triết lý mơ hồ, lạc lỏng và tự cho mình là “vua nhà Nguyễn tái sinh”, nhưng cũng để lại một số công trình như chiếc bình được cẩn những mảnh sành sứ, một cái sân rồng tượng trưng cho chín cửa sông Cửu Long, rồi những chiếc tháp cao, những mô hình núi non, hang động hợp thành một quần thể kiến trúc khá tinh xảo, khó quên. Bàn tay khéo léo của những người thợ năm xưa thật đáng khâm phục.
Trong “Tứ linh”, chỉ có cồn Thới Sơn và cồn Phụng là có đờn ca tài tử. Nếu như ở Thới Sơn du khách có thể tận hưởng những thanh âm mượt mà, sâu lắng từ tiếng đàn, lời ca qua dòng nhạc tài tử của gia đình ông Nguyễn Văn Du có đến 5 thế hệ nối tiếp nhau cứ “ngọt lịm” như hương vị cây trái của xứ cù lao, thì ở cồn Phụng, những câu hò, điệu lý như âm vang, mặn mà thêm từ ngón tay, giọng hát điêu luyện của các tài tử mang về từ nhiều miền quê khác nhau của Bến Tre, có cùng đam mê một loại hình nghệ thuật của cha ông và cách duy trì một nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc, được phát ra từ một hang đá nhân tạo mát lạnh bởi làn gió trong lành miền sông nước.
Ở cồn Phụng cũng có nhà hàng, nhà nghỉ. Khu giải trí với phong cảnh hài hòa, độc đáo. Cồn Phụng còn có bánh tráng Mỹ Lồng, đặc sản của Bến Tre. Khách sẽ trực tiếp chứng kiến, thậm chí tham gia từ khâu chọn gạo, nạo dừa, cùng với bàn tay khéo léo, không ít điệu nghệ của người xứ dừa tráng bánh, phơi bánh vừa mỏng vừa tròn, đẹp lại vừa ngon, ngọt.
Nếu như người Bến Tre tự hào về dừa, thì dân cồn Phụng chính là người đi tiên phong làm cho cây dừa tăng thêm giá trị. Xót xa thấy thân dừa ngã xuống vì bom đạn, họ đã “tận dụng” nó để làm đũa ăn, đũa bếp phục vụ con người. Từ khung cảnh thơ mộng trên cồn Phụng đã hình thành một “làng” nghề thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu dừa, nhanh chóng lan rộng khắp Bến Tre và không ngừng lớn mạnh. Cùng với bàn tay của hàng ngàn nghệ nhân xuất thân từ nông dân giàu sáng tạo, những sản phẩm xinh xắn có thể sử dụng trong nhà bếp cho đến trang trí phòng ngủ, phòng khách, từ nhà ở bình dân đến khách sạn sang trọng, từ trong nước ra nước ngoài. Đi đâu cũng thấy cây dừa phục vụ cho đời, với nét tinh xảo kết tinh từ tình người, tình đất Bến Tre, không ngừng tô đẹp thêm cho sắc diện quê hương.
Thiên nhiên lại khéo sắp đặt khi hai đầu cồn Thới Sơn và cồn Phụng hướng về cồn Rồng, phía xa bên kia của sông Tiền, người đời gọi là cù lao Tân Long. Cù lao Tân Long hình thành đã lâu, nhưng chỉ được khai thác chừng trăm năm nay. Để tránh bom đạn trong chiến tranh, người Bến Tre đã đến đây sinh sống, và ngày nay Tân Long trở thành đơn vị hành chánh của thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang. Ngoài vườn cây trái, Tân Long cũng nuôi cá bè như những cồn khác trong “Tứ linh”. Khác hẳn là ở bờ Bắc, có cảnh quan nhộn nhịp bởi đội tàu đánh cá trên vùng biển phía Nam, thay nhau neo đậu che kín cả một đoạn mặt sông. Tàu của người Tân Long thì ít, đa phần là tàu của bà con khắp nơi. Sở dĩ càng nhiều tàu cặp bến Tân Long là vì nơi đây lòng sông sâu và rộng, ít sóng gió và gần cảng cá Mỹ Tho. Nhưng trên tất cả vẫn là lòng người, cùng bàn tay khéo léo của người thợ Tân Long sửa chữa ghe tàu. Nếu như đàn ông bận rộn cho việc sửa máy, tu bổ thân tàu, thì người phụ nữ lại luôn tay vá lưới, kết phao trên những boong tàu. Lời qua tiếng lại líu lo như chim hót, cùng với tiếng búa cọc cọc, tiếng cưa rào rào,… cả ngày lẫn đêm, không khác gì một bản nhạc mang âm hưởng lâu ngày thành quen, không nghe thì khó mà ngủ được.
Image
Cồn Phụng
Tân Long còn có lợi thế về nghề nuôi thủy sản. Cù lao hiện có trên 500 bè cá, đủ các loại có giá trị như cá chép, điêu hồng, cá tra, rô phi. Chỉ cần 50 - 60 m2 bè, mỗi năm sẽ thu về gần 10 tấn cá. Một nguồn lợi lớn.
Người em út trong “Tứ linh” là cồn Quy, mới được khai phá từ những năm 60 của thế kỷ XX, vẫn còn dấu vết hoang sơ, nhưng không kém phần hấp dẫn đối với du khách. Đâu có mảnh đất nào mà không có nghĩa tình của những bàn tay lao động. Những cảnh sắc quyến rũ của quá trình mở mang khai phá mảnh đất này vẫn còn lưu giữ, cùng với con người cần cù, phóng khoáng và đất đai màu mỡ, đã làm từng mầm cây trở thành những khu vườn quả ngọt, trái say.
Cồn Quy nổi danh vì cây trái có hương thơm đặc biệt. Nhãn hồng, nhãn tiêu cơm dày ngọt lịm. Khi đến mùa nhãn trổ hoa, người cồn Quy thanh thản vui với đàn ong kêu chăm chỉ. Dù chỉ nuôi nghiệp dư, ong cồn Quy vẫn cần mẫn chắt lọc hương vị đậm đà của hoa, những gì tinh túy của nắng, của gió và phù sa tặng lại cho con người, một thùng cũng được vài lít mật mỗi mùa. Người cồn Quy gắn với vườn cây và con rạch. Họ sẵn lòng giới thiệu khách phương xa những món ăn đậm đà hương vị đồng quê. Ngoài uống nước dừa tại gốc, còn có nhãn, có mận, có cam, quít, bưởi quanh năm, là món tôm càng xanh nướng, luộc, làm gỏi tự thích cùng với tấm lòng đôn hậu của người dân nơi đây, sẽ níu khách lại bởi một tình cảm ấm cúng trong gia đình.
Đi sâu vào ba dãy cù lao, Bến Tre còn có những vườn cây trái ở Cái Mơn, Sơn Định, Vĩnh Bình (Chợ Lách) hay Tiên Long, Tiên Thủy, Tân Phú (Châu Thành) cứ như quấn lấy chân người. Vườn chim Vàm Hồ, khu rừng Liệt Địa ở Ba Tri, du khách thỏa thích tận hưởng những gì còn hoang dã. Và chỉ cần qua Cống đập Ba Lai, xuôi về Thừa Đức, tha hồ ngâm mình trong nước biển Đông. Bến Tre còn có các danh nhân như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu; tiến sĩ đầu tiên Nam kỳ lục tỉnh Phan Thanh Giản; nhà giáo Võ Trường Toản; chí sĩ Phan Văn Trị; nhà bác học Trương Vĩnh Ký; nữ tướng Nguyễn Thị Định, … Còn có khu lưu niệm Đồng Khởi và đầu cầu của chuyến tàu không số chở vũ khí từ Bắc vào Nam. Về những nơi này sẽ biết thêm tình người, tình đất Bến Tre thủy chung, sâu lắng và nồng thắm.
Ngày 19-1-2009, cầu Rạch Miễu sẽ chính thức được đưa vào sử dụng, sẽ xóa đi cảnh ngăn sông cách trở của Bến Tre, là điều kiện để cho tỉnh phát triển thuận lợi hơn. Nhưng khi đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây đưa vào vận hành và cùng vài thứ khác nữa, lúc ấy Bến Tre mới thật sự trở thành “lá phổi” lý tưởng cho thành phố và các khu công nghiệp trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày tết.
…
[h=2]Chợ nôi cái bè[/h] Đặc chợ nỗi
[h=2][/h] Vị trí: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Đặc điểm: Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú.
Cái Bè là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với các loại trái cây ngon nổi tiếng như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường…
Khách du lịch đến với Cái Bè ngày một đông bởi thị trấn này có những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng bần mà nhìn xa ngỡ như một bức tranh thủy mặc. Cái Bè mang một vẻ đẹp thuần quê, thấm đẫm chất miệt vườn. Ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch đan xen nhau. Phương tiện giao thông ở Cái Bè hoàn toàn bằng đường thủy.
Chợ Cái Bè diễn ra trên sông, ghe thuyền đi lại như mắc cửi. Chợ họp suốt ngày đêm trên một quy mô lớn, có đủ các ghe thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Chính vì vậy mà hàng hóa ở chợ rất phong phú và đa dạng, từ hàng vái, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Khu vực buôn bán trái cây nằm ở vàm chợ nổi, dọc theo cù lao Tân Long, dài tới cả cây số. Ghe thuyền từ thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau tới để mua hàng. Ghe tam bản chở đầy trái cây: chôm chôm đỏ rực, xoài màu vàng ửng, sầu riêng thơm nồng, dưa hấu xanh tươi… từ sáng sớm đã được chở đến. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc khu chợ nổi đã nhộn nhịp như một thành phố nổi trên sông. Những chiếc xuồng nhỏ bán hàng rong như cơm, phở, hủ tiếu, đồ tạp hóa chạy luồn lách theo các mạn ghe, mạn tàu để bán hàng. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức ngay tô hủ tiếu nóng hổi, hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng…
Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và các sản vật đi khắp mọi miền (sang cả Trung Quốc). Giá cả ở đây rẻ đến bất ngờ.
Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà Thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này thường có loại ghe lớn có trọng tải từ 5-10 tấn từ các tỉnh khác chở hàng đặc sản từ tỉnh mình về đây bán rồi lại mua hàng ở đây chở về tỉnh mình.
Khu bán gạo, cám thì nằm riêng biệt ở một khúc sông. Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời.
Khi mặt trời khuất sau rặng cây phía xa xa thì cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn. Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa. Có những chiếc ghe treo những chiếc đèn lồng nho nhỏ ở trước mũi thuyền trông thật sinh động.
Đến với chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và khám phá nhiều điều mới lạ của chốn sông nước miền Tây.
Chợ nổi là một loại hình vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3 - chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm.
Ở Việt Nam chợ thường họp ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, vi.wikipedia.org/wiki/Xu%E1%BB%93ng - xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái cây. Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không.
Chợ nổi Việt Nam có đặc điểm chung là:
Một ghe trái cây đến từ Vĩnh Long
Treo cái này mà bán cái khác, đó chính là treo lá dừa nhưng bán thuyền
Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên.
Đồng bằng sông Cửu Long là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những mặt hàng này được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc thành nghề truyền từ đời này sang đời khác. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp nơi trong đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều, giá rẻ.
Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được.
[h=2]Ghi chú[/h]
Hô chí minh
Bến nhà rồng ( cuôc đoi HCM)
Dinh thống nhất
Chợ bến thành
Chợ bình tây
Một số bảo tàng
Chùa vĩnh nghiêm
[h=1]Bí mật" nhà thờ Đức Bà[/h] ,
Nhà thờ Đức Bà (còn gọi là nhà thờ lớn, Vương cung thánh đường, nhà thờ chính tòa) TP.HCM đồ sộ, đẹp, đứng sừng sững ở trung tâm thành phố luôn thu hút nhiều người lui tới. Thế nhưng qua 124 năm tồn tại, mấy ai đã biết gì về nhà thờ này. Sau khi được phép của linh mục chánh sở Huỳnh Công Minh, PV báo TS đã được linh mục phụ tá Vương Sĩ Tuấn hướng dẫn vào nhà thờ... Trăm năm, gạch ngói không phai màu Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ nhà thờ từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung. Đặc điểm của loại gạch và ngói xây dựng nhà thờ là giữ nguyên màu từ ngày xây dựng đến nay và không hề đóng rêu mốc. Theo quan sát của chúng tôi, một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (nơi sản xuất loại ngói này?), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang - Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ.
Bên trong nhà thờ khá rộng, có sức chứa 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Trên tường được trang trí nổi bật là 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Rất tiếc trong số cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa... Đàn cổ nhất nhì trong nước (?) Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phần trên cao phía cửa chính, chúng ta sẽ thấy một bức tường gỗ lớn. Đó là nơi được gọi là “gác đàn” và bức tường gỗ ấy chính là cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất nước hiện nay, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Ước lượng phần thân đàn cao 3m, ngang chừng 4m, dài khoảng 2m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một tấc. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn nhiều. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn k’lông pút của Tây nguyên. Theo ông Nam Hải, người phụ trách phần nhạc của nhà thờ, để đánh được cây đàn này người đánh phải học riêng vì không có trường lớp nào dạy. Điều đáng tiếc là cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do thiếu bảo quản (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay). Hiện nhà thờ còn có một cây đàn tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều, trị giá khoảng 70.000 USD, còn khá mới, do một cựu lãnh sự Pháp tại TP.HCM “gửi”.
Chiếc đồng hồ khổng lồ Hai bên hông gác đàn là một khoảng trống, đó là gác chuông. Từ khoảng trống này nhìn thẳng lên mái tháp chuông - hơn 26m, cao hun hút và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng bốn tấc bề ngang. Khoảng giữa cầu thang nhỏ ấy ở độ cao chừng 15m, chúng tôi thấy một khung cửa tò vò nhỏ bằng lưới. Chui vào cánh cửa ấy với khá nhiều bụi bặm và phân dơi, phần chủ yếu của chiếc đồng hồ nhà thờ Đức Bà hiện ra. Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn 1m. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Theo anh Phan Vĩnh Du, người chịu trách nhiệm đánh chuông và bảo trì đồng hồ, mỗi tuần lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe.
Gần 30 tấn... chuông Trên gác chuông, cao 36,6m kể từ mặt đất, rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút rợn người. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc là la và do. Gác chuông bên trái có bốn quả chuông sol, si, mi và re. Ba quả chuông to nhất là sol nặng 8.745kg, si nặng 3.150kg và quả re nặng 2.194kg. Tổng cộng sức nặng của các quả chuông, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, là gần 30 tấn, tất cả đều được đúc ở Pháp vào năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu, vì vậy theo anh Nam Hải, không có bậc fa. Khi xây nhà thờ, gác chuông không có mái. Năm 1885, kiến trúc sư Gardes đã thêm mái chóp vào để che gác chuông với tổng chiều cao tính từ đất là 57m. Những chiếc chuông của nhà thờ được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Song riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc sáu chuông, tiếng chuông vang xa trong phạm vi chừng 10km.
Từ lâu khá nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đã vào đây. Linh mục Vương Sĩ Tuấn cho biết năm 2005 là năm kỷ niệm 125 năm thành lập nhà thờ và cũng để ủng hộ ngành du lịch thành phố, nhà thờ sẽ thành lập một đội hướng dẫn viên tình nguyện biết nhiều thứ tiếng để hướng dẫn khách tham quan. Có thể việc này sẽ giúp nhiều người trong và ngoài nước hiểu biết thêm về nhà thờ Đức Bà và chúng ta có thêm một điểm tham quan thú vị nằm ngay trung tâm thành phố.
Tây ninh
tòa thanh tây ninh
đạo cao đài
quãng bình
động phong nha
thạch nhũ
Nhũ đá hay thạch nhũ đựơc hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm, nghìn năm. Nó là khoáng vật hang động thứ sinh treo trên trần hay tường của các hang động.
[h=2]Hình thành và kiểu[/h]
Nhũ đá ở động Phong Nha, Quảng Bình.
Đụn gạo trong động Hương Tích.
Nhũ đá trong động Vân Trình ở vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_B%C3%ACnh - Ninh Bình
Nhũ đá được tạo thành từ vi.wikipedia.org/wiki/Cacbonat_canxi - CaCO[SUB]3[/SUB] và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1_v%C3%B4i - Đá vôi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO[SUB]3[/SUB]. Phương trình phản ứng như sau[SUP][1][/SUP]:
CaCO[SUB]3[/SUB](r) + H[SUB]2[/SUB]O(l) + CO[SUB]2[/SUB](kh) → Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB](dd)
Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá như sau:[SUP][1][/SUP]
Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB](dd) → CaCO[SUB]3[/SUB](r) + H[SUB]2[/SUB]O(l) + CO[SUB]2[/SUB](dd)
Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là nhũng nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO[SUB]2[/SUB], tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm[SUP][2][/SUP].
Mọi nhũ đá đều bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khoáng chất. Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại phía sau một vòng mỏng nhất chứa vi.wikipedia.org/wiki/Canxit - canxit. Mỗi giọt tiếp theođược hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một vòng canxit khác. Cuối cùng, các vòng này tạo thành một ống rỗng rất hẹp (0,5 mm), nói chung gọi là nhũ đá "cọng rơm xô đa". Các cọng rơm xô đa có thể mọc ra rất dài, nhưng nói chung rất dễ gãy. Nếu chúng bị bít lại bởi mảnh vụn, nước bắt đầu chảy ở mặt ngoài, ngưng tụ nhiều canxit hơn và tạo thành nhũ đá hình nón quen thuộc hơn. Cùng các giọt nước này rơi xuống từ đầu của nhũ đá ngưng tụ nhiều canxit hơn trên nền phía dưới, cuối cùng tạo thành măng đá thuôn tròn hay hình nón. Không giống như nhũ đá, các măng đá không bao giờ bắt đầu như là một "cọng rơm xô đa" rỗng. Khi có đủ thời gian, các dạng hình thành này có thể gặp nhau và hợp nhất để tạo thành các cột đá.
Nhũ đá cũng có thể hình thành trong các ống dung nham, mặc dù cơ chế hình thành của nó đủ khác biệt.
[h=3][Bê tông[/h] Các nhũ đá cũng có thể hình thành trên vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AA_t%C3%B4ng - bê tông cũng như từ các mối hàn chì nếu có sự rò rỉ chậm của nước và đá vôi (hay các khoáng vật khác) có trong nguồn cấp nước, mặc dù chúng hình thành nhanh hơn nhiều so với khi trong môi trường hang động tự nhiên.
Cách thức mà nhũ đá hình thành trên bê tông là do bản chất hóa học khác so với sự hình thành của các nhũ đá trong các hang động đá vôi và là kết quả của sự hiện diện của vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94x%C3%ADt_canxi - ôxít canxi trong be tông. Ôxít canxi này phản ứng với bất kỳ lượng nước mưa nào thẩm thấu vào bê tông và tạo thành vi.wikipedia.org/wiki/Dung_d%E1%BB%8Bch - dung dịch chứa hiđrôxít canxi. Phản ứng hóa học của nó là[SUP][1][/SUP]:
CaO(r) + H[SUB]2[/SUB]O(l) → Ca(OH)[SUB]2[/SUB](dd)
Theo thời gian dung dịch hiđrôxít canxi này thoát ra tới rìa của khối bê tông và nếu bê tông là treo lơ lửng trong không khí, chẳng hạn, trên trần nhà hay các xà rầm thì nó sẽ nhỏ giọt xuống từ các rìa này. Khi điều đó xảy ra thì dung dịch tiếp xúc với vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_kh%C3%AD - không khí và một phản ứng hóa học khác sẽ xảy ra. Đó là phản ứng của dung dịch với điôxít cacbon trong không khí và tạo thành các ngưng tụ của vi.wikipedia.org/wiki/Cacbonat_canxi - cacbonat canxi[SUP][1][/SUP]:
Ca(OH)[SUB]2[/SUB](dd) + CO[SUB]2[/SUB](kh) → CaCO[SUB]3[/SUB](r) + H[SUB]2[/SUB]O(l)
Khi các giọt dung dịch này nhỏ xuống nó sẽ để lại phía sau các hạt cacbonat canxi và theo thời gian chúng sẽ tạo thành nhũ đá. Thông thường các nhũ đá này chỉ dài vài centimet với đường kính chỉ khoảng nửa centimet[SUP][1][/SUP].
[h=2]Kỷ lục[/h] Trong khi người ta cho rằng nhũ đá dài nhất là các nhũ đá treo trong khoang Rarities tại Gruta Rei do Mato (Sete Lagoas, vi.wikipedia.org/wiki/Minas_Gerais - Minas Gerais, vi.wikipedia.org/wiki/Brasil - Brasil) với độ dài 20 m, nhưng các hang động theo chiều thẳng đứng thường có thể có các nhũ đá dài hơn khi được phát hiện. Một trong các nhũ đá dài nhất có thể được nhìn thấy nằm tại hang Doolin, hạt Clare, vi.wikipedia.org/wiki/Ireland - Ireland, trong khu vực vi.wikipedia.org/wiki/Karst - karst gọi là The Burren, với ấn tượng đặc biệt hơn là nhũ đá này được giữ bởi một tiết diện canxit có diện tích nhỏ hơn 0,3 mét vuông. Khoang White trong hang trên của hang động Jeita tại vi.wikipedia.org/wiki/Lebanon - Lebanon giữ một nhũ đá dài 8,2 m, được cho là nhũ đá dài nhất trên thế giới mà các du khách cũng có thể tiếp cận[SUP][3][/SUP].
Ở vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam - Việt Nam, nhũ đá có ở vịnh Hạ Long, Tam Cốc-Bích Động, hang động Tràng An, động Tam Thanh, động Phong Nha.
huế
Năm 1306, vua Chế Mân đã dùng hai châu Ô, Lý làm lễ vật dẫn cưới công chúa Huyền Trân (nhà Trần), một dải đất xung yếu từ bờ Nam sông Thạch Hãn đến bờ Bắc sông Thu Bồn đã gia nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Năm 1307, nhà Trần đã đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa. Thừa Thiên Huế là một phần lớn của châu Hóa, mà cư dân chủ yếu còn là người Chăm sống rải rác ở đồng bằng sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và sông Thu Bồn, kể cả vùng đầm phá ven biển. Từ đây, sự chung sống, hòa hợp giữa hai cộng đồng người Chăm bản địa và người Việt nhập cư khai hoang lập làng bắt đầu tạo nên những biến đổi tích cực trong việc xây dựng đất nước. Từ năm 1307, công cuộc di dân chính thức của người Việt từ đồng bằng Thanh - Nghệ vào đất mới đã khởi đầu và ngày càng bổ sung thành phần cư dân Việt. Tại Thừa Thiên Huế việc di dân của người Việt diễn ra rải rác trong thuế kỷ XIV. Đến cuối thế kỷ XIV, nhà Trần đã lập tại vùng đất Hóa Châu 7 huyện mới: Trà kệ, Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng và Thế Vinh với khoảng trên 40 làng, ấp, thôn, trại, sách. Sau khi Chế Mân chết, công chúa Huyên Trân trở về Đại Việt, lấy cớ này các vua kế vị Chế Mân đem quân đánh châu Thuận và châu Hóa, các vua Trần đã phải nhiều lần cử quân đi đánh dẹp, đề ra nhiều đối sách như giao việc trấn giữ châu Hóa cho các trọng thần hay hoàng thân, năm 1372, vua Trần Nghệ Tông đã cất nhắc một viên quan người địa phương là Hồ Long làm Đại tri châu châu Hóa nhưng miền biên viễn này vẫn không yên ổn. Năm 1377, với sự kiện vua Trần Duệ Tông tử trận vì mắc mưu trá hàng của vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga, quân Chiêm Thành đã chiếm châu Thuận, châu Hóa, châu Tân Bình và Nghệ An trong suốt 12 năm, cho đến khi Chế Bông Nga bị quân Đại Việt bắn chết, quân Chiêm Thành tan vỡ, rút quân khỏi vùng đất này. Năm 1391, vua Trần Thuận Tông cử Lê Quý Ly đi tuần châu Hóa, xét định quân ngũ, sửa chữa thành trì, châu Hóa mới ổn định. Tình hình biến động trên vùng đất Thừa Thiên Huế rải rác suốt thế kỷ XIV, đã làm nhịp độ di dân vào đây chững lại. Chiến tranh cũng đã làm cho những làng mạc mới thành lập xơ xác, tiêu điều. Những thế hệ đầu tiên khai canh lập làng ấp phần lớn bị phiêu tán và ruộng đồng hầu hết hoang hóa, phải đến thế kỷ sau mới phục hồi.
Sang đến thế kỷ XV, Thừa Thiên Huế có những biến chuyển tích cực hơn do việc Hồ Hán Thương cho sửa chữa đường thiên lý từ Tây Đô (Thanh Hóa) đến châu Hóa, đồng thời bờ cõi của Đại Việt được mở rộng về phương Nam với 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa kéo dài đến tận Bắc Quảng Ngãi ngày nay. Từ đây châu Hóa không còn là phên giậu của đất nước; việc di dân từ phía Bắc vào châu Hóa lại tiếp tục. Sau khi nhà Hồ bị giặc Minh đánh bại, vua tôi bị bắt giải về Trung Quốc, giang sơn Đại Việt rơi vào tay nhà Minh, vùng đất Hóa Châu cũng nằm trong hoàn cảnh ấy. Năm 1407, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Trần Ngỗi (Giản Định Đế - dòng dõi nhà Trần) phát động nổi lên ở Nghệ An, Đại tri châu Thuận Hóa là Đặng Tất đã đem quân Thuận Hóa ra phò Trần Ngỗi. Cuộc khởi nghĩa kéo dài được 6 năm (lúc đầu do Trần Ngỗi lãnh đạo, ba năm sau do Trần Quý Khoáng chỉ huy), nhân dân Thuận Hóa đã sát cánh cùng với nghĩa quân lăn lộn trên các chiến trường Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Tân Bình, Thuận Châu. Hóa Châu lại là một trọng địa, căn cứ để củng cố và bổ sung lực lượng cho nghĩa quân. Tinh thần yêu nước, xả thân kháng chiến cứu nước của nhân dân vùng đất Hóa Châu đã được khẳng định. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, quân Minh áp dụng chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo: đàn áp lực lượng nghĩa quân còn sống sót, tăng tô thuế, vơ vét rài sản của nhân dân, bắt cống nạp của ngon vật lạ..., chủ trương đồng hóa nhân dân ta qua việc thay đổi phong tục, tuyên truyền mê tín dị đoan, tổ chức giáo dục theo tinh thần tam giáo của nhà Minh. Hai châu Thuận, Hóa sáp nhập thành một châu Thuận Hóa, chỉ còn 79 làng, 1.470 hộ và 5.662 khẩu dân đinh. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa), nhân dân Thuận Hóa lại tiếp tục hưởng ứng cuộc kháng chiến chông quân Minh xâm lược. Ngoài đông đảo đinh tráng tham gia nghĩa quân, ở châu Hóa đã có một số nhân tài đóng góp nhiều chiến công trong hàng ngũ chỉ huy tham mưu của nghĩa quân như: ngài họ Hà ở làng La Chữ có công theo Lê Lợi bình Ngô được phong tước Đại Liêu; Phạm Bá Tùng ở làng Thanh Thủy Thượng, xã Thủy Dương được phong chức Chỉ huy sứ. Quân dân Tân Bình, Thuận Hóa đã được Lê Lợi ban dụ khen ngợi: “Ngay ở kinh lộ của ta cũng chưa thấy ai dốc lòng hết sức, lập công nêu danh mà bọn các ngươi là bề tôi ở chốn phên giậu biên cương lại biết nghĩ tới công sức của ông cha ngày trước, hết lòng với vua mà đánh giặc, lập công trước. Lòng trung thành đó, thực đáng ngợi khen” (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 – Ngô Sĩ Liên). Nhận định đó đã khẳng định công sức của quân dân Thừa Thiên Huế đầu thế kỷ XV trong công cuộc kháng chiến gian khổ và oanh liệt của dân tộc.
Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã cử các trọng thần vào trấn thủ Thuận Hóa, tổ chức ổn định đời sống nhân dân, tăng cường di dân, khai hoang phục hóa, thành lập các làng xã mới. Tình hình Thuận Hóa cơ bản ổn định, nhưng vẫn bị sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành. Từ sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (1434), quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công châu Hóa, năm 1446 vua Lê Nhân Tông cử đại quân chủ động đánh Chiêm Thành nhằm giữ yên bờ cõi. Trong thời kỳ này vẫn tiếp tục quá trình di dân từ phía Bắc vào châu Thuận Hóa, hàng loạt các làng mới được thành lập như: Đa Cảm, Vĩnh Cố (nay là Vĩnh An), Đàm Bổng (nay là Ưu Điềm), Phò Trạch, Đường Long (Chí Long), Chánh Lộ (Chánh Lộc), An Triền (Hòa Viện), Hương Triền (Thanh Hương), Vĩnh Áng (Vĩnh Xương), Thanh Cần, Triều Sơn, Địa Linh, La Khê, Bao Vinh, Đức Bưu, Dương Xuân, Hoài Lai, Phổ Lại, Vân Căn, Sơn Tùng, Hoa Lang, Trung Tuyền (Trung Đồng), Đại Lộc, Kế Môn, Thế Chí, Toản Vũ (Thành Công), Bình Trị (Vĩnh Trị), Thai Dương, Hòa Duân, Hà Cùng (An Dương), Cự Lại, Kế Chủng (Kế Sung), Đông Dương, Vinh Hoài, Duy Sơn, Tân Chu, Nghi Giang, Diêm Trường, Phụng Chính. Năm Bính Tuất (1466) vua Lê Thánh Tông tổ chức cải cách hành chính đặt 13 đạo Thừa tuyên trong cả nước, trong đó có Thừa tuyên Thuận Hóa; đổi lộ thành phủ, trấn thành châu, các chức Chuyển vận thành Tri huyện, Tuần sát thành Huyện thừa, Xã quan thành Xã trưởng. Thừa tuyên Thuận Hóa được tổ chức thành phủ Tân Bình gồm 2 huyện, 2 châu và phủ Triệu Phong gồm 6 huyện, 2 châu. Phần đất Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc 3 huyện Kim Trà, Đan Điền và Tư Vinh nằm trong phủ Triệu Phong. Năm 1469, quân Chiêm Thành lại khởi sự chiến dịch quấy phá Hóa Châu, Tháng 9/1470, vua Chiêm Thành là Bàn Trà Toàn chỉ huy 10 vạn quân và voi ngựa tiến đánh châu Hóa. Cuối năm đó vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh đánh Chiêm Thành. Sau nhiều trận giao tranh, quân Chiêm tan vỡ, vua Lê Thánh Tông đã đưa quân đánh vào tận kinh đô Bồ Đàn của Chiêm Thành, bắt sống Trà Toàn đem theo về Đại Việt. Chiến dịch bình định phương Nam của quân dân Đại Việt dưới quyền Tiết chế của vua Lê Thánh Tông đã chấm dứt mối đe dọa xâm lấn Hóa Châu của quân Chiêm Thành (1741). Phần đất Thừa Thiên Huế không còn là phên giậu, mà biên cương đã vào tận phía Nam Bình Định. Quan quân và nhân dân đã ra sức khôi phục và tái thiết Thuận Hóa. Hưởng ứng chủ trương di dân, một số quan quân Nam chinh trở về đã đem gia đình và bà con từ các vùng quê phía Bắc, đa số là Thanh Hóa, Nghệ An vào khai khẩn đất hoang và các vùng đất bị tàn phá, nhân dân lưu tán do chiến tranh, lập thành những làng ấp mới trên đất Thuận Hóa. Theo danh mục trong Hồng Đức bản đồ soạn ngày 6/4 năm Hồng Đức 21 (1490), 3 huyện thuộc phần đất Thừa Thiên Huế ngày nay gồm có: Kim Trà 22 làng, 20 thôn, 3 nguồn, Đan Điền 60 làng, 14 thôn, 4 sách, 1 nguồn, Tư Vinh 69 làng, 4 sách, 1 thôn. Sau chiến thắng Bồ Đàn năm 1471 của quân dân Đại Việt, trong đó có sự đóng góp công sức, xương máu của quân dân Thuận Hóa, vùng đất này đã được hưởng thanh bình, ổn định liên tục trong vòng 50 năm.
Bắt đầu từ thập niên 20 của thế kỷ XVI, vùng đất Thuận Hóa lại xảy ra nhiều bất ổn, bắt đầu từ việc các quan lại địa phương lộng quyền, chia bè phái, vơ vét của cải, nhũng nhiễu nhân dân, làm cho cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn. Đặc biệt, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Thuận Hóa bắt đầu một thời kỳ đầy biến động. Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi một số dòng tộc, gia tộc bỏ đất Bắc di cư vào châu Hóa lập nghiệp. Phó tướng Thuận Hóa là Hoàng Công Châu chống mệnh vua Mạc, chắn thuyền ngang cửa biển Nhật Lệ chiến đấu khi Mạc Quyết (em của vua Mạc) thống lĩnh quân đội tuần du Thuận Hóa. Ông bị bắt đưa về kinh xử chém. Năm 1531, các bề tôi cũ của nhà Lê là Bích Khê hầu Lê Công Uyên, Nguyễn Ngãi, Nguyễn Thọ Trường và Nguyễn Nhân Liễn dấy quân ở Thanh Hóa và các địa phương Tân Bình, Thuận Hóa. Cả một dải đất từ Thanh Hóa đến Quảng Nam nổi loạn. Năm 1547, con trai thứ của Mạc Đăng Dung dấy quân tranh chấp ngôi vua với Mạc Phúc Nguyên tại đất Bắc, vùng Hóa Châu lại biến động. Nhà Mạc liên tục phải cử quan quân vào đánh dẹp. Năm 1548, lực lượng phục hưng triều Lê do Nguyễn Kim lãnh đạo ngày càng lớn mạnh thu phục cả vùng Thanh Nghệ, vùng đất Thuận Hóa trở thành nơi tranh chấp giữa nhà Mạc với lực lượng này. Sau khi quân nhà Mạc bị tiêu diệt, nhà Lê đặt các quan phủ huyện và quan tam ty, mở trường dạy học, khuyến khích phát triển nông nghiệp, tu bổ đề điều, phát triển thương nghiệp, củng cố quân đội.... từ đó Thuận Hóa mới trở lại yên ổn. Trong hơn 200 năm (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI) Hóa Châu đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Sái Thuận, một nhà thơ đất Bắc trong một lần vào Hóa Châu đã làm thơ ca ngợi: “Ghe thuyền nườm nượp khắp đông tây Cầu mống giăng sông cửa nước đầy” (Dịch Thuận Hóa thành tức sự) Cho đến thế kỷ XVI, ở Thừa Thiên Huế đã có khoảng 180 làng, 50 thôn, sách, nguồn. Dân các làng thôn đa số sống ở vùng trung lưu và hạ lưu các sông Bồ, sông Hương, sông Phù Bài, sông Nong, sông Truồi, sông La Ỷ, sông Mộc Hàn và ven đầm phá cũng như dọc theo đồi cát ven biển. Trung tâm của Hóa châu là phủ Triệu Phong với lỵ sở là thành Hóa Châu, nơi đặt nha môn của Tam ty, với phủ thự, trường học, binh xá của vệ sở làm cho cả một vùng làng mạc xung quanh sầm uất, phồn thịnh. Cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, các làng ven biển vừa làm ruộng, vừa đánh cá, làm muối, đóng thuyền, ngoài ra còn phát triển các nghề thủ công: rèn, làm giấy, gốm, đan lát, dệt vải..., còn có các làng nghề làm bột, làm bún. Bên cạnh làm nông, việc chăn nuôi chủ yếu nuôi trâu bò để lấy sức kéo và gia súc, gia cầm để làm cỗ cúng tế, số lượng ít ỏi và có xu hướng tự cung tự cấp. Về phát triển thương ngiệp, bên cạnh những chợ làng, chợ nhỏ phục vụ quá trình tự sản tự tiêu của nông dân đã hình thành một số chợ lớn buôn bán tấp nập như: Thế Lại, Lại Thị, Địa Linh, Tây Thành, Đan Lương, Phò Trạch, Lại Ân... Phong tục tập quán của ngưới Hóa Châu ít nhiều đã có tinh thần cởi mở trong tình cảm, lối sống phóng khoáng và nhu cầu giải phóng tình yêu lứa đôi, phần nào là phong thái sống của người dân trên vùng đất thị tứ. Về giáo dục, tại đất Hóa Châu đã xuất hiện tầng lớp Nho sĩ, nhiều Nho sĩ đỗ đạt được bổ làm quan ở các phủ, huyện trong cả nước tiêu biểu như Nguyễn Hữu Nhuế (làng Dương Nỗ) đỗ Giải nguyên khoa Tân Tỵ, làm Tri phủ Thuận Thành; Cao Bách Tuế (làng Đông Dã), Tri phủ Hà Nam; Nguyễn Đức Huệ (làng Hoài Tài), Tri phủ Thăng Hoa... Nhân dân Hóa Châu lúc bình thường thì sống cần cù, chất phác, thuận hòa, vui với cuộc sống nông nghiệp bình dị, nhưng lúc có biến cố thì anh dũng, kiên cường, không sợ hãi uy vũ, quyết hy sinh vì nghĩa lớn. Đó là những nhân tố vô cùng thuận lợi để Nguyễn Hoàng khi trấn thủ xứ Thuận Hóa phát triển dân sinh, củng cố thế lực, đưa vùng đất này tiến lên một giai đoạn phát triển mới.
Chiều sâu của văn hóa Huế còn được biểu hiện qua phong cách Huế. Phong cách ấy bắt nguồn từ nghệ thuật sống của nhiều thế hệ những con người xứ Huế, được hình thành bồi đắp từ truyền thống văn hóa Huế. Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế, chủ yếu là nhờ Huế còn bảo lưu được một di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) bề thế và có cội nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc, đã được tích tụ, bồi đắp và phát triển từ một vùng đất vốn là kinh đô, có sự kết hợp hài hòa giữa cái chung của cả nước và cái riêng của một vùng đất, giữa dân tộc và bản địa, giữa truyền thống và hiện đại. Trải qua thời gian và sự vận động không ngừng của cuộc sống, các yếu tố ấy luôn luôn được chắt lọc, bổ sung và lắng lại thành những tinh hoa làm nên bản sắc văn hóa Huế, đó chính là phần cốt lõi nhất của truyền thống văn hóa Huế cần phải được trân trọng, gìn giữ và phát huy. Kinh thành (vòng thành ngoài) của Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832. Việc quy hoạch Kinh thành diễn ra trong 2 năm 1803-1804, chủ yếu là do chính vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến đi khảo sát thực địa, hoạch định mô thức kiến trúc và mặt bằng xây dựng. So với Đô thành Phú Xuân vào cuối thời các chúa Nguyễn và được tiếp tục sử dụng dưới thời Tây Sơn (1786-1801), mặt bằng của Kinh thành được mở rộng hơn rất nhiều. Khi qui hoạch mặt bằng trên bản thiết kế, địa bàn của Kinh thành nằm chồng lên hai đoạn khá dài của 2 chi lưu bên tả ngạn sông Hương. Đó là sông Kim Long và sông Bạch Yến, đồng thời bao gồm địa phận của 8 làng vốn được thành lập trước đó mấy thế kỷ. Đó là các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Thái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Dựa vào các nguyên tắc địa lý phong thủy của phương Đông và thuyết Âm Dương, Ngũ Hành của Dịch học, các nhà kiến trúc thời ấy đã bố trí kinh thành quay mặt về phía Nam, chọn núi Ngự Bình làm tiền án (bình phong) và cồn Hến, cồn Dã Viên trên sông để làm thế “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt Kinh thành. Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, triều Nguyễn đã huy động khoảng 30.000 dân và lính ở các tỉnh miền Trung về Huế để ngăn sông, đào hào và đắp một cái thành sơ khởi bằng đất. Công việc tiếp diễn trong nhiều năm. Đến năm 1818 thì số lính và dân công lên đến 80.000 người. Họ bắt đầu xây gạch ốp vào mặt tiền (phía Nam) và mặt hữu (phía Tây) của Kinh thành. Còn mặt tả (phía Đông) và mặt hậu (phía Bắc) thì được xây gạch ốp năm 1822. Sau đó vua Minh Mạng tiếp tục cho xây thêm tường bắn ở đỉnh mặt ngoài của vòng thành vào các năm 1831, 1832. Kinh thành Huế có dạng mặt bằng gần như là một hình vuông, chỉ riêng mặt trước hơi khum ra như hình cánh cung, vì mặt thành này phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương chảy qua trước mặt nó. Chu vi của vòng thành xây bó bằng gạch là 10.571 m. Bề dày trung bình của thân thành là 21,50 m, bao gồm bề dày của phần mô thành đắp bằng đất ở giữa là 18,50 m và lớp gạch xây bó ở mặt ngoài là 2m và lớp gạch xây bó ở mặt trong là 1m. Trên thành (thường được gọi là trên thượng thành) không phải là một mặt phẳng, mà được đắp giật cấp, tạo thành 3 dải đất thấp dần kể từ ngoài vào phía Thành Nội. Mặt thành ngoài cao 6,60 m, mặt thành trong chỉ cao 2,10 m. Diện tích của địa bàn Thành Nội là 520 ha (tức là 5,20 km[SUP]2[/SUP]). Chung quanh Kinh thành có 10 cửa được xây dựng vào năm 1809. Nhưng những vọng lâu hai tầng bên trên các cửa thành thì đến những năm 1824, 1829 và 1831 mới được thực hiện. Ngoài 10 cửa chính, Kinh thành còn có một cửa phụ, không xây vọng lâu bên trên, dùng để thông thương với Trấn Bình đài; và 2 thuỷ quan ở 2 đầu của Ngự hà để cho dòng nước của sông này lưu thông với hệ thống hào, Hộ Thành hà và sông Hương. Các cửa thành đã được triều đình đặt tên riêng tuỳ theo phương hướng từ trung tâm Thành Nội nhìn ra, ví dụ: Chánh Đông môn, Đông Nam môn, Chánh Nam môn, Tây Nam môn, Chánh Bắc môn, Đông Bắc môn... Nhưng, dân chúng địa phương thì lại dùng những địa danh khác, giản dị và nôm na hơn, để gọi tên cho dễ nhớ: cửa Đông Ba, cửa Thượng Tứ, cửa Nhà Đồ, cửa Hữu, cửa Hậu, cửa Kẻ Trài... Trên mặt thành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu... để canh gác, phòng thủ. Ở chính giữa mặt Kinh thành phía trước có Kỳ đài cao lớn, uy nghi. Bên ngoài vòng thành được xây dựng rất chắc chắn ấy, còn có 2 tuyến đường thuỷ là hào, Hộ Thành hà; và một tuyến chiến luỹ được thiết lập ở dải đất nằm giữa 2 tuyến đường thuỷ ấy. Cả 3 tuyến này đều chạy dọc theo 4 mặt của Kinh thành để hỗ trợ cho nó. Có nhiều chiếc cầu bắc qua 2 tuyến đường thuỷ, nhất là trước mặt các cửa thành, để giữ chức năng giao thông về đường bộ trên địa bàn Kinh thành, và giữa địa bàn này với vùng phụ cận; chẳng hạn như cầu Thanh Long, cầu Bạch Hổ, cầu Gia Hội, cầu Đông Ba... Kinh thành Huế được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của phương Đông với kỹ thuật bố phòng quân sự theo kiểu thành lũy của Vauban (Pháp) và vận dung một cách khéo léo, thích ứng vào điều kiện địa hình tại chỗ nên nó đã trở thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo, một kỳ quan văn hóa của dân tộc. Mặc dù đã chịu đựng sự tàn phá của thời gian gần 2 thế kỷ và nhất là bom đạn trong chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn tồn tại hầu như đầy đủ diện mạo của nó. Mang giá trị cao về nhiều phương diện, toà thành cổ này đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá Quốc gia vào ngày 12-5-1998 và được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế, Di sản Thế giới.
cuu dinh
nhgệ thuật đuc dong Chín chiếc đỉnh đồng (Cửu đỉnh) đặt trước sân Thế Miếu, trong Hoàng thành Huế từ lâu đã trở thành đối tượng quan trọng của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tạp chí “những người bạn của Huế xưa” (Bulletin des Amis du Vieux Hué) trong số ra năm 1914 đã dành nhiều trang quan trọng để bàn về bộ Cửu đỉnh. L.Sogny với bài Cửu dỉnh ở Hoàng thành Huế đã tập trung tìm hiểu về các hình trang trí (Sogny 1914:15-31). P.Chover nghiên cứu về kỹ thuật đúc đồng (Chover 1914: 39-64). Còn L.Cardière thì khảo về sự ra đời và ý nghĩa xã hội của bộ di vậy này (Cardière 1914:39-64). Với thời điểm đầu thế kỷ này, những nội dung nghiên cứu trên là thực sự bổ ích. Nó đã tô đậm trong trí nhớ nhiều người những hiểu biết tưởng như “không thay đổi” về Cửu đỉnh. Từ đó về sau, mọi vấn đề về Cửu đỉnh được xem như đã tổng kết. Nhưng thật ra, những luận điểm ấy chỉ là những giả thiết. Suốt từ năm 1914 đến năm 1945, việc trực tiếp nghiên cứu bộ Cửu đỉnh còn rất khó khăn. Do vị trí ở sân Thế Miếu, chốn thâm nghiêm thờ các vua nhà Nguyễn, triều đình Huế trên danh nghĩa vẫn đang là một “Nhà nước trung ương”, chỉ rất ít học giả Pháp mới có thể tiếp cận được với hiện vật. Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt sau ngày đất nước thống nhất, Cửu đỉnh mới thật sự là di vật nghệ thuật – lịch sử để mọi người than và nghiên cứu. Trong điều kiện thuận lợi ấy, Cửu đỉnh lại được tiếp tục nghiên cứu. Năm 1974, trên tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương, tập XLIX số 3, R.P.Bernuouin đã công bố một luận văn nhan đề Những hình trạm nổi trên Cửu đỉnh Huế. Tác giả đã nêu sơ qua lịch sử và ý nghĩa của Cửu đỉnh, sau đó hệ thống hóa có minh chứng bằng hình ảnh tất cả các hình được chạm trên bộ Cửu đỉnh. Từ đó, nhiều người cho rằng Cửu đỉnh đã được nghiên cứu đầy đủ rồi, chủ cần dẫn theo R.P.Bernuouin.
Chúng tôi đã có dịp quan sát Cửu đỉnh và mỗi lần lại thấy một khoảng trống hay một câu đáp không thỏa đáng của tài liệu cũ. Có những chi tiết tưởng chừng rất đơn giản, chỉ là những số đo cụ thể, nhưng khi hệ thống hóa lại, gởi những nhận xét thú vị. Cũng có những vấn đề chỉ nhìn khái quát và bề ngoài thì dễ chấp nhận những lý giải cũ. Nhưng nếu nghiên cứu tỉ mỉ, cả trong lẫn ngoài từng chiếc đỉnh, thì lại gởi ra một hướng tìm tòi khác về kỹ nghệ. Và theo hướng đó có một cách lý giải thỏa đáng hơn. Để rõ lai lịch của Cửu đỉnh, chúng ta phải trở lại với Minh Mạng – ông vua có ước vọng củng cố và phát triển nghiệp đế của nhà Nguyễn, xây dựng một chính quyền trung ương tập quyền mạnh. Một trong những việc làm theo ý đồ này, thể chế hóa bộ mạt Hoàng thành, trong đó có việc đúc bộ Cửu đỉnh. Khi nghĩ ra việc đúc Cửu đỉnh, Minh Mạng đã nói với Nội các: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã trụ lại, thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại (Hạ, Thương, Chu – Trung Quốc – T.G) lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thật to lớn lắm! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng, nay muốn phỏng theo đời xưa: đúc 9 cái đỉnh để ở nhà Thế Miếu. Đó là để tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, đời truyền đời sau. Chuẩn cho quan phân việc đúng kiểu mẫu mới định mà đúc” (Đại Nam thực lục, Chính biên 1966: 171-172). Trên tinh thần đó, bộ Công đã gấp rút chuẩn bị mọi mặt liên quan đến việc đúc Cửu đỉnh. Tháng 10 năm Ất Mùi Minh Mạng XVI (tháng 12 – 1835) thì khởi công đúc. Công việc đúc và sau đó gia công thật hoàn chỉnh mất 15 tháng, đến tháng Giêng năm Đinh Mậu Minh Mạng XVIII (3-1837) thì hoàn thành. Trong buổi làm lễ cáo trời đất và tổ tiên để đỉnh ở sân Thế Miếu, Minh Mạng còn nói rõ thêm: “Trẫm xem xét đời xưa, đúc đỉnh theo hình cácvật, nhưng đồ cổ ít còn, nhà biên chép truyền nói không đúng, chép ra đều là vạc nấu ăn, còn như đỉnh to cao và nặng, không những gần đây không có, dẫu ba đời (Hạ, Thương, Chu) cũng ít nghe thấy. Nay bắt chước người xưa mà lấy ý thêm bớt, đúc thành chín đỉnh to, sừng sững đứng cao, to lớn nặng vững, không viết nẻ chút nào, đáng làm của báu, con con cháu cháu, giữa mãi đến không bao giờ hết. Vậy thông dụ cho 31 trực tỉnh và thành Trần tây đều biết” (Đại Nam thực lục, chính biên 1968: 30-31). Ngay khi có ý đồ đúc, Cửu đỉnh đã được coi như đồ quý ở nhà Tôn Miếu và sẽ được đặt ở vị trí trang trọng trong sân Thế Miếu. Để đặt từng chiếc đỉnh vào đúng vị trí, trước hết phải xác định tên gọi cho nó. Với ý đồ đúc Cửu đỉnh là để khẳng định nghiệp đế vương muôn năm bền vững, “Cửu đỉnh” với con số 9 kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với “cửu tộc”: được khởi đầu từ CAO tức thế hệ mở đầy, coi như chóp đỉnh và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng tức chỉ nơi sâu thẳm, khép kín 1 chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng. Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt; NHÂN là hiền lành, điều thiện; CHƯƠNG là giá trị chuẩn mẫu; ANH là vinh diệu nổi tiếng; NGHỊ là sự cứng rắn, cương quyết; THUẦN là sự hoàn thiện và thanh khiết; TUYÊN là sự truyền cảm tốt đẹp và DỤ là nguồn gốc sự thịnh vượng. Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới. Là một lịch đại đầy đủ. Minh Mạng muốn dành tên đỉnh làm tên thụy tức miếu hiệu được đặt ra sau khi chết của các vua nhà Nguyễn. Và như thế, CAO ĐỈNH phải tương ứng với Gia Long là Thế tổ Cao hoàng đế. Minh Mạng tự chọn tên thụy cho mình là Thánh tổ Nhân hoàng đế. Ông còn đặt sẵn tên thụy cho các thế hệ tiếp theo là Hiến tổ Chương hoàng đế, Dực tông Anh hoàng đế, Giảng tông Nghị hoàng đế, Cảnh tông Thuần hoàng đế v.v…Vì thế, mà từ vị trí đặt Cửu đỉnh ở sân chầu được lấy làm chuẩn quy chiếu cho các bàn thờ từng vị vua tương ứng đặt ở trong nhà Thế Miếu, nguyên tắc là lấy tổ ở giữa làm chuẩn, tỏa sang hai bên với thứ tự trái trước phải sau. Có thể thấy rõ điều đó qua sơ đồ sau:
Thật ra, trong Thế Miếu xưa chỉ có 7 nhang án thờ 7 vị vua được chính quyền bảo hộ Pháp cho phép, ứng với 7 đỉnh từ Cao đỉnh đến Tuyên đỉnh, còn 3 nhang án mới thời 3 vị vua có tư tưởng yêu nước chống Pháp mới được đưa vào năm 1959. Các ông vua này đều không có tên thụy, do đó Hàm Nghi ứng với Dụ đỉnh, Duy Tân ứng với Huyền đỉnh, còn Thành Thái tới con số 10 thì không còn đỉnh để tương ứng nữa. Đúng số đầy đủ thì, thế phả nhà Nguyễn có tất cả 13 vua. Ngoài 10 nhang án (cũ và mới) thờ 10 vua kể trên, còn có Dục Đức làm vua 3 ngày, Hiệp Hòa làm vua 4 tháng và Bảo Đại bị phế truất năm 1945 cũng không có tên thụy. Như thế rõ ràng con số “Cửu đỉnh” không tương ứng được hết các vua nhà Nguyễn, và tên các đỉnh trong cả bộ “Cửu đỉnh” cũng không hoàn toàn đúng thứ tự thực các vua nhà Nguyễn. Do vậy, càng không thể nghĩ rằng Minh Mạng đức “Cửu đỉnh” là muốn ghi công danh các vua thuộc dòng họ mình và từng ông vua có công trạng với lịch sử dân tộc Việt Nam, như quan điểm của một số học giả đánh giá. II. Nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo Khác hẳn với những chiếc vạc của các chúa Nguyễn còn để lại, và cũng khác với “đỉnh” do sử gia ghi mà Minh Mạng đã nói đó chỉ là “vạc nấu ăn” rồi sai thợ “ theo đúng mẫu mới định mà đúc”, để tạo ra những báu vật “sừng sững” đứng cao, to lớn nặng vững, không vết nẻ chút nào “thật đặc sắc vả về hình dáng và kỹ thuật. 1. Hình dáng, kích thước và nghệ thuật trang trí Cả 9 chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có 3 chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là Minh Mạng thập lục niêm Ất Mùi” (1835), bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh có khác nhau xê xích từ 3201 cân ta đến 4307 cân ta. Có thể lập một bảng thống kê những số đi và trọng lượng cụ thể của 9 đỉnh.
Qua những số đo trên, từng chiếc đỉnh so với từng khẩu súng trong bộ “cửu vị thần công” (nặng trung bình 17.500 cân = 10.913 kg), thì không phải là quá to nặng, nhưng kỹ thuật đúc phức tạp hơn. Khi đúc đỉnh, trong tâm thức của người thợ cũng như ý đồ của triều đại là muốn đúc 9 chiếc đỉnh cao và nặng như nhau (hay phân đôi thứ nhất ít nhất đỉnh trước phải nhỉnh hơn đỉnh sau một chút). Nhưng thực tế mỗi đỉnh do những nhóm thợ khác nhau thực hiện bằng phương pháp thủ công, nên không thống nhất được kích thước và càng không chủ động được về trọng lượng. Vì thế độ dung sai khá lớn. Tuy nhiên, những khác biệt trên phải tinh ý mới có thể nhận ra được. Nhìn chung các đỉnh vẫn tạo ra sự thống nhất trong tổng thể, thống nhất mà không đồng nhất, tất cả bề thế, cao to, vững vàng mà không nặng nề. Trong cái hình khối thống nhất, hài hòa ấy, từng phần ở mỗi đỉnh lại có sự đổi mới, như nét chấm phá của sự sáng tạo và trí tuệ. Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các đỉnh Cao, Nhân, Dụ và Huyền thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Cổ số đông đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở đỉnh Cao, Dụ lại để thẳng. Vành miệng các đỉnh Thuần, Dụ và Huyền đều cong nữa vỏ măng, còn ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông. Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn. Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên. Chân chỉ ở Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chan quỳ. Tiên thân của đỉnh lại trang trí một kiểu riêng, biểu hiện sự giàu đẹp mọi miền của Tổ quốc; núi sông, cây cỏ, động vật, xe thuyền và các quan niệm về vũ trụ và thiên nhiên v.v… Bên cạnh vẻ đẹp sáng tạo dáng, nối bậc lên trong nghệ thuật trang trí ở mỗi đỉnh là các mảng hình chạm trên bàu của đỉnh , mặt bàu chia thành ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với 6 mảng trống, trong đó tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa, tạo ra sự sống “động” của đỉnh. Như vậy, mỗi đỉnh có 18 mảng hình, trong đó mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa được khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức, bố cục chặt chẽ, ở đây được xem như một bức tranh chữ. Có thể lập một bảng so sánh đề tài các hình đúc nổi trên 9 chiếc đỉnh (Xem bảng). Từ đó, chúng ta tìm thấy một trật tự trang trí được tuân thủ chặt chẽ trên cả mặt đỉnh cũng hư từng tầng, quán xuyến suốt cả bộ Cửu đỉnh. Nhìn chung tầng giữa được tập trung những hình quan trọng nhất: lấy tên đỉnh làm nội dung trang trí chính, đối lại phía sau là các mô hình thể hiện vũ trụ như các tinh cầu hay các biểu tượng thiên nhiên mạnh mẽ và thần bí, hai bên trên đỉnh là hình các núi cao hùng vĩ, trập trùng và đối lại bên kia là biển cả mênh mông hay cửa sông rộng mở, rồi tiếp theo cả hai bên là những con sông lớn của cả nước. Tất cả các hình ở tầng giữa này điều có tên riêng, cụ thể xem như tập hình đồ phong cảnh đất nước với những cảnh đẹp nối tiếng. Tầng trên và tầng dưới không có hình ở hai phía trước và sau, mà dàn sang hai bên mà vẫn mang tính đăng đối. Ở tầng trên, thứ tự từ trước ra sau đăng đối ở hai bên là những cây to quý (riêng ở đỉnh Cao thay bằng hình rồng, ở đỉnh Anh là con ve và ở đỉnh Tuyên là tổ yến) đối vứoi những cây ăn quả lưu niên, quý. Tiếp theo là những hình con chim đẹp, quý hiếm (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng hình con sâu dừa) đối xứng với cây lương thực và câu hương vị. Cuối cùng là những cây cảnh đẹp đăng đối với những cây lấy củ và cây đậu. Nhìn chung ở tầng trên này là những hình chim, hoa và cây quý ở trên mặt đất. Tầng dưới cùng là đăng đối hai nửa từ trước ra sau là cặp đôi gồm những cây lớn và cây gia vị với moojt số cá biển và cây thiêng (riêng ở đỉnh Nghị thay bằng cặp chim uyên ương), tiếp đến là những con vật máu lạnh nhỏ và đối lại là những phương tiện đi lại (riêng ở đỉnh Anh thay bằng lá cờ), sau cùng là các thú vật lớn đối với các kiểu vũ khí chiến trận.
Tiền giang
Tỉnh Tiền Giang
ĐỊA LÝ TIỀN GIANG
Diện tích: 2.484,2 km2.
Dân số (2006):1.717.400 người.
Tỉnh lỵ: thành phố Mỹ Tho.
Thị xã: thị xã Gò Công.
Các huyện: huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Tày...
Tiền Giang là phần đất của hai tỉnh: tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công cũ, phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km.
Khí hậu Tiền Giang chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, lượng mưa trung bình 2.300 mm/năm. Các sông chính: sông Tiền, sông Gò Công, sông Bảo Định và một mạng lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Từ Tiền Giang có thể đi thành phố Hồ Chí Minh hoặc sang Phnôm Pênh bằng đường sông. Đường bộ chính của Tiền Giang là Quốc lộ 1A, chạy xuyên qua các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Là tỉnh đồng bằng, địa hình Tiền Giang chia thành ba vùng rõ rệt: vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Tiền Giang có 31 km bờ biển, hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản; đất đai phì nhiêu, là một trong những vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang là nơi hội tụ đủ loại sản vật và hoa trái nổi tiếng như mận hồng đào Trung Lương, vú sữa Vinh Kim, xoài cát, cam sành, ổi xá lỵ Cái Bè...
Tiền Giang có hệ thống khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi, nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của miệt vườn vùng sông nước Cửu Long.
Trước giải phóng vốn là 2 tỉnh: Định Tường và Gò Công, sau giải phóng ta sát nhập 2 tỉnh lại và đặt tên là Tiền Giang; Tân Hiệp là trung tâm của Tiền Giang ngày xưa thời chúa Nguyễn.
Trên mảnh đất này cũng có 2 vị đệ nhất phu nhân đó là vợ Ông Nguyễn Văn Thiệu và vợ Bác Tôn Đức Thắng; ngoài ra còn có bà Từ Dũ. Trên mảnh đất này cũng nổi tiếng về đờn ca tài tử để rồi từ đó chuyển qua cải lương và gánh hát ông Nguyễn Tấn Triệu đã được mời sang Pháp biểu diễn năm 1920. Đến năm 1920 cũnh tại Mỹ Tho - Tiền Giang đã nảy sinh ra loại hình ca kịch cải lương đầu tiên, đó là gánh thầy Năm Tứ. Ngoài ra ở đây cũng có những truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm rất nổi tiếng như: huyện Châu Thành có chiến thắng Rạch Rầm - Xoài Mút; trận đánh của Quang Trung đại phá quân Xiêm Tại sao vùng này có tên là đồng bằng sông Cửu Long?
Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì : Sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Tranh Đề Và Bát Xác). Nên gọi là Cửu Long
Đây là vùng đất hình thành do sự bồi đắp của Sông Mê Kông đây cũng là vùng châu thổ lớn nhất nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc vương quốc Phù Nam ngày xưa, vương quốc Phù Nam có một phần lãnh địa thuộc đồng bằng sông Cửu Long vào đầu công nguyên.
Phù Nam là vương quốc rất hùng mạnh và thời kỳ cường thịnh nhất của vương quốc này khỏang từ thế kỷ thứ III -> thế kỷ V bắt đầu triều đại Phạm Sự Nan khoảng từ năm 205 đến 255.
Vương quốc Phù Nam phát triển chính trên địa bàn vùng hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long.
Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm Founan của người Trung Hoa, vị vua đầu tiên của người Phù Nam được biết đến đầu tiên trong lịch sử là Hỗn Điền. Theo truyền thuyết vị vua nay rất tôn sùng các vị thần BaLaMôn. Một hôm ông nằm mơ thấy các vị thần BaLaMôn trao cho mình một cây cung và truyền lệnh xuất dương trên một thương thuyền lớn. Sáng hôm sau ngài vào đền thờ làm lễ và thấy cây cung ở dưới gốc cây, bèn dong bườm ra biển, gió thần đưa thuyền đến vùng đất tại đây có một nữ vương tên Liễu Diệp, trẻ, khỏe, không khác gì con trai nổi danh trong các cuộc chinh phục các quốc gia láng giềng. Vị nữ quân thấy thuyền lạ liền xua quân ra định đánh cướp nhưng bị Hỗn Điền bắn một phát tên thần xuyên thũng mạng thuyền đến tận chỗ Liểu Vương đứng, trúng một tên quân. Liễu Diệp hoảng sợ xin hàng phục. Sau đó họ lấy nhau rồi cai trị xứ sở nay lập nên vương quốc Phù Nam .
Trong thời kỳ hưng thịnh họ khống chế nền thương nghiệp hàng hóa cả miền Đông Nam A và tự xưng là “Phù Nam Đại Vương “. Sử liệu còn ghi lại mối quan hệ ngọai giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa, Ấn Độ. Nhờ tài nguyên phong phú và nhờ vào vị trí trung gian trên con đường hàng hải Ấn –Trung mà Óc Eo được coi là thành phố cảng của Phù Nam đã sớm trở thành một thị trấn quốc tế .
Giai đọan cuối của lịch sử Phù Nam trùng hợp với sự phát triển của Chân lạp. Mâu thuẩn giữa hai thế lực này dẫn đến sự sụp đỗ của vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ 6 (theo tài liệu cổ Trung Hoa, vương quốc Phù Nam bị Chân lạp xâm chiếm vào khoảng năm 550 nhưng vẫn còn chống giữ đến năm 627). Sau khi bị Chăm Pa xâm chiếm Phù Nam chia làm hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (một phần thuộc ĐBSCL). Thủy Chân Lạp nằm gần bờ biển, vùng ĐBSCL; Lục Chân Lạp thuộc vùng đất cao chính là Campuchia ngày nay .
Từ thế kỷ 7 đến TK10 vùng đất này bị nhấn chìm trong lũ lụt, chỉ còn vài gò đất nổi lên. Từ khoảng TK 10-17 người Việt, Khmer đến định cư vì thế nơi đây hình thành nên nhóm dân tộc chính là người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với nền văn hóa đa dạng. Đồng thời trong thời gian này các tôn giáo được truyền bá và phát triển như đạo phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa …
Năm 1808 vùng đồng bằng sông Cửu Long, được người Pháp chia như sau :
-Trấn Định Tường: gồm Phủ Kiến An, 3 huyện Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa .
-Trấn Hà Tiên: gồm các địa danh còn lại trong vùng .
-Năm 1832, Pháp phân Nam Kỳ ra làm lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đến thời điểm này vùng ĐBSCL có 4 tỉnh là: Định Tường (Tiền giang) An Giang , Vĩnh Long và Hà Tiên (Cần Thơ , Hà Tiên , Cà Mau) .
-Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Bộ ( Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Tường )
-Năm 1867, Nam Kỳ Lục Tỉnh được chia làm 20 tỉnh. Trong đó ĐBSCL có 14 tỉnh: Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Trà Vinh, Bến Tre, Gò Công, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá, Tân An .
-Từ 1955 –>1975 ĐB sông MêKông chia làm 17 tỉnh: Kiên Giang, Sa Đéc, Ba Xuyên (Bạc Liêu ), Vĩnh Bình, Kiến Tường, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Châu Đốc, Định Tường, Bạc Liêu, Gò Công, An Giang, Long An, Long Xuyên, Kiến Phong .
-Năm 1975 đến 1990 ĐBSCL có 9 tỉnh, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, Minh Hải.
-Năm 1991 tỉnh Cửu Long tách thành Trà vinh và Vĩnh Long.
-Năm 1992 Hậu Giang tách thành Cần Thơ và SócTrăng.
-Nắm 1997 Minh Hải tách thành Cà Mau và Bạc Liêu.
-Hiện nay vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Tp Cần thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang.
-Diện tích ĐBSCL: 40.000km2 chiếm khoảng 1/8 cảnước
-Dân số 19.5 triệu dân (2003) chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước
2-Vị trí địa lí-khí hậu-đất đai sông ngòi:
2.1-Vị trí địa lí:
• Đông nam giáp biển Đông.
• Đông bắc giáp đông nam bộ.
• Tây bắc giáp campuchia.
• Phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
• Độcao trung bình thấp: từ 0 – 2m.
2.2-Khí hậu đất đai biển:
Khí hậu phù hợp cho sự phát triển của thực vật. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C . Có ngày cao khoảng 330C.
Đất phù sa, diện tích khoảng 1.800.000ha, đất phù sa là do sông Hậu và sông Tiền bồi đắp.
Ngoài ra còn có đất ven sông pha màu hơi đỏ, đất mặn đất phèn, đất than bùn.
Rừng nước mặn ven biển chiếm diện tích 30.000ha. Đứng thứ 3 trên thế giới với những cây nổi tiếng như : cây mằm đen, cây đước, cây vẹt, cây đà, sú, bàn…
2.3-Sông ngòi:
Đây là vùng có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt. Đồng thời nó cũng là yếu tố giúp cho vùng phát triển kinh tế nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi chính của ĐBSCL là sông Hậu và sông Tiền là hai nhánh của sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).
Lịch Sử Hình Thành Nền Văn Minh Miệt Vườn ở Tiền Giang
Tiền Giang có những tiếp cận với nền văn hóa Ấn Độ, Khơ Me, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi giáo qua người Chăm. Tất cả đều được liên kết một cách phong phú trong nền văn hóa Việt Nam.
Ngay từ thế kỉ 18, phố chợ Mỹ Tho đã là nơi buôn bán nổi tiếng, ghe thuyền ở các ngả sông, biển đến đậu đông đúc làm thành một đô hội rất phồn hoa huyên náo.
Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang hình thành vào năm 1679. Ngày nay còn dấu vết một khu thương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức, thuộc phường 2 và phường 8. Hồi ấy gọi là Mỹ Tho đại phố. Năm 1791, đại phố này được xây dựng lại.
Đây là khu phố do chính người Việt người Hoa Minh Hương, cánh Dương Ngạn Địch lập nên. Mỹ Tho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ vào giữa thế kỷ 17 và Mỹ Tho Đại Phố, Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố ngày nay ở Biên Hòa) và Hà Tiên.
Vào 3 thế kỷ trước, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân từ Nam Vinh (Phnôm Pênh ngày nay) ghé qua cù lao Cây Sao và sau đó, trên đường về đất Đồng Nai, khi qua Rạch Gầm (sách cũ gọi là Sầm Khê) thuộc huyện Kiến Đăng, đất Mỹ Tho xưa thì bị bạo bệnh, trút hơi thở cuối cùng. Tên Rạch Gầm là do xưa kia cọp rất nhiều cọp thường hay kêu gầm nên một thời được gọi là Rạch Cọp Gầm, về sau người ta bỏ tiếng cọp, còn gọi là Rạch Gầm. Đây là nơi nổi tiếng với những trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp thời nhà Nguyễn và chiến thắng của Tây Sơn đập tan đoàn quân xâm lược Xiêm thời chúa Nguyễn.
Ba sông chính chảy qua Tiền Giang: sông Tiền, Gò Công, Bảo Định đã bồi đắp phù sa, biến đất đai vùng này trở nên phì nhiêu. Giữa sông Tiền lộng gió, nổi lên một hòn đảo nhỏ, có tên Cù Lao Thới Sơn, cây ăn trái xum xuê. Là miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ và sản vật trà mật ong thanh nhiệt thật thơm ngon.
Nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, chợ nổi Cái Bè sầm uất từ lâu là điểm mưu sinh quen thuộc của người dân vùng sông nước Cửu Long. Hàng ngày có khoảng 400 thuyền lớn chở đầy hàng hoá neo hai bên bờ chờ thương lái. Trên sông, hàng trăm thuyền nhỏ xuôi ngược như mắc cửi, buôn bán rộn ràng.
Vùng sông nước này củng là điểm du lịch hấp dẩn Du lịch Tiền Giang tham gia du lịch Du lịch miệt vườn, hay Du lịch vào mùa nước nổi. Tiền Giang còn có nhiều địa điểm lý thú như: Chùa Vĩnh Tràng, Trại rắn Đồng Tâm, và cả Khu du lịch sinh thái Thới Sơn.
Vùng đất của hai nhánh sông và gần biển này có nhiều món ngon mà hiếm nơi nào có được như: Sam biển Gò Công, Cá bống dừa, Bánh giá chợ Giồng, Hủ tiếu Mỹ Tho, Bún gỏi già Mỹ Tho, Chuối quét dừa , ...
Tiền Giang cũng có những lễ hội đặc trưng như: Hội Vàm Láng, Hội tứ kiệt.
Đôi nét về tỉnh tiền giang
Diện tích : 2367 Km2
Dân số : 1.649.300 người (2002)
Mật độ : 727 người/Km2
Tỉnh lỵ : Thành phố Mỹ Tho cách TP.Hồ Chí Minh 71 km theo quốc lộ 1A
Có một thị xã và 7 huyện
+Một thị xã : GÒ CÔNG
+Bảy huyện : Cái Bè , Cai Lậy , Châu Thành , Chợ Gạo , Gò Công Đông , Gò Công Tây , Tân Phước
Dân tộc : Kinh , Hoa….
_ Là phần đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ
_ Phía bắc giáp Long An
_ Phía tây giáp Đồng Tháp
_ Phía đông giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông
_ Phía nam giáp Bến Tre
Khí hậu Tiền Giang có hai mùa rõ rệt , đó là mùa mưa và mùa khô . Nhiệt độ trung bình là 27 độ C , lượng mưa trung bình là 2300 mm/ năm
Các sông chính là sông Tiền , sông Gò Công , sông Bảo Định và một mang lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy . Từ Tiền Giang có thể đi TP. Hồ Chí Minh hoặc Phnôm Pênh bằng đường sông .Đường bộ chính là quốc lộ 1A chạy xuyên qua cac tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Là tỉnh đồng bằng , địa hình Tiền Giang chia thành ba vung rõ rệt là vùng cây trái ven sông Tiền ,vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công . Tiền Giang có 32 km bờ biển , hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản , đất đai phì nhiêu , là một trong những vựa lúa lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long . Là nơi hội tụ đủ loại sản vật và hoa trái nổi tiếng như : mận hồng đào Trung Lương , vú sữa Vĩnh Kim , xoài cát , cam sành , ổi xá lị Cái Bè…Có hệ thống khách sạn , nhà hàng đầy đủ tiện nghi và nhiều món ăn dặc sản của miệt vườn sông nước Cửu Long
Truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc Nam Bộ , là một trong những cái nôi của ca nhạc cải lương nổi tiếng , nơi diễn ra các sự kiện lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút , Ap Bắc… quê hương của các anh hùng Trương Định , Thủ Khoa Huân . Có nhiều tôn giáo như Nho giáo , Phật giáo , Công giáo …
Bên cạnh những di tích tôn giáo như đền chùa , đình miếu , nhà thờ , còn giữ được nhiều di tích lịch sử , đó là các di chỉ Oc Eo , chiến lũy ,pháo đài …Có nhiều danh lam thắng cảnh như Cù lao Thới Sơn , trại rắn Đồng Tâm tạo nên bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên , đời sống vật chất và văn hóa đặc trưng của Nam Bộ
Rạch Rầm – Xòai Mút
Khu di tích được khánh thành năm 2005 để kỉ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 20.1.1785 – 20.1.2005
Khu di tích thuộc địa phận ấp Đông , xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang ,rộng gần 2 ha, hơn một nửa diện tích để xây dựng các nhà trưng bày
Trận thủy chiến diễn ra trên sông Tiền ( sông Mỹ Tho ) nay thuộc địa phận bốn xã là Kim Sơn , Thới Sơn , Song Thuận , Bình Đức của huyện Châu Thành cách Thành phố Mỹ Tho 7km
Tại đây Nguyễn Huệ đã chỉ huy đội quân từ Quy Nhơn vào Mỹ Tho. Đêm 19 rạng 20.1.1785 đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của giặc , tiêu diệt hàng van quân Xiêm và hàng ngàn tàn quân của Nguyễn Anh.
Để kỉ niệm chiến thắng vang dội đó , tại khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút đã xay dựng tượng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút . Tượng đài cao 8 m , nặng 20 tấn bằng đồng màu với ba nhân vật : ở giữa là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tay đang vuốt gươm , bên trái là hình ảnh người nông dân Định Tường chèo thuyền hỗ trợ chiến đấu còn bên phải là hình ảnh võ công Tây Sơn giương cung bắn vào kẻ thù
Dưới chân nhóm tượng đái này là một loại hình kiến trúc dạng đền . Bên ngoài đền co dải phù điêu bằng đồng màu nặng 6 tấn phác họa lên từ hình ảnh con người và chim lạc được cách điệu từ mặt trống đồng
Cổng và tường rào của khu di tích có hình ảnh những chiến thuyền gợi cho ta có cảm giác mình đang chứng kiến cảnh thủy chiến diễn ra nơi đây
Tiếp theo du khach sẽ được tham quan nhà trưng bày số 1. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật như súng thần công là hiện vật phục chế còn các hiện vật khác là nguyên bản . Trong nhà trưng bày có dải tranh ghép gốm màu với 1440 viên gạch ghép lại với nhau được nung ở nhiệt độ 1100 độ C . Dải tranh ghép cao 1.8m , với diện tích 57 m2 .Nội dung gồm 4 chương nói về quá trình khẩn hoang , lập ấp , trận thủy chiến , khúc khải hoàn. Ngoài ra còn có mang phù điêu với diện tích 13 m2 phác hoa lên từ hình ảnh chim muông và cây trái của vùng quê sông nước Tiền Giang
Ngoài ra ở đây còn có ngôi nhà cỏ Nam Bộ cất theo kiểu ba gian và hai chái . Ngôi nhà có diện tích 225 m2 , có 48 cây cột trong đó có 24 cây cột tròn và 24 cây cột vuông biểu tượng cho mẹ tròn con vuông . Ở giữa nhà có bàn thờ tổ tiên , phía trước có bộ ghế trường kỉ làm cho ta liên tưởng đến phong tục ăn coi nồi ngồi coi hướng . Ngày xưa những người lớn tuổi có thể ngồi ở đây uống trà và trò chuyện ; đặc biệt con dâu và con gái không được lên nhà trên
Trại Rắn Đồng Tâm
Sau khi dùng điểm tâm sáng, anh Nguyễn Đình Lam ,hướng dẫn viên địa phương dã dẫn đoàn đến tham quan trại rắn Đồng Tâm . Nơi đây cách Thành phố Mỹ Tho 12 km . Trại rắn thuộc địa phận xã Bình Đức huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang khoảng 3 ha.
Đây là trung tâm nuôi rắn lớn lấy nọc xuất khẩu , kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu chữa bệnh rắn cắn cho nhân dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long . Bên cạnh đó , nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp – tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý hiếm tại Nam Bộ ,
Trước kia đây là căn cứ quân sự của Mĩ có tên là Đồng Tâm; ngày xưa người dân thường gọi nay là vành đay trắng. Nơi nay có địa thế hiểm trở thường diễn ra những trận đánh cá liệt giữa lực lượng cách mạng và Mỹ-Ngụy. Khu căn cứ rộng 15 hecta. sau năm 1975, được bàn giao về quân khu 9, một người có tên là Huỳnh Văn Diệp tức trung tá Huỳnh Văn Diệp đã thành lập ra nơi nuôi rắn lớn nhất mi ền Nam.
Trước đây khi “ ông Tư Được “ còn quản lý thì ông đã sưu tầm được rất nhiều loại rắn và trăn. Sau khi ông mất thì người khác lên thay ông số rắn đã giảm dần. Hiện nay ở đây có khoảng 6 loài rắn như : hổ mang , hổ chúa , mái rầm , lục đầu dồ , rắn nước , rắn bông súng.
Khi ta đi thấy rất nhiều loại rắn được nuôi ở nhiều môi trường khác nhau; chẳng hạn như tại một hốc cây người ta làm một long sắt để thả một con rắn vào doing trong môi trường thiên nhiên này để rắn đẻ và ấp trứng thành con; hoặc có những khu vực được tạo ra những giống sống hoang dã và trồng rất nhiều cây cối để mà thả rắn vào sống trong môi trường thiên nhiên.
Tới nay quý khách sẽ thấy được loài rắn độc nhất là rắn hổ chúa. Trước nay, rắn hổ chúa ở nay không nhiều nhưng bay giờ thì rắn hổ chúa đã được nhân giống ra rất nhiều. Nọc độc của rắn hổ chú khi chạm vào cơ thể chúng ta thì khoảng 2 phút sau cơ thể ta hoàn toàn bị tê liệt, rắn hổ chúa có rất nhiều biệt tài là bò dưới nước hoặc leo lên cây.
Ngoài rắn hổ chúa, còn có rắn hổ mang, hổ ngựa, hổ mèo, hổ đất. Để phân biệt rắn hổ chúa và hổ mang; hổ mang có thân hình nhỏ và ngắn hơn hổ chúa và khi ngóc đầu lean nó có hình trăng tròn; còn hổ mèo thì cũng ngóc đầu và phùng mang nhưng không có hình trăng tròn mà có 2 vòng tròn nên người ta thường gọi rắn mắt kính. Nọc độc rắn hổ mang thì không bằng rắn hổ chúa. Vì vậy khi nộc độc rắn hổ mang chạm vào cơ thể thì 10-15 phút thì nọc độc mới lam truyền làm tê liệt cơ thể. Ngoài ra khi bắt mồi không can tiếo xúc trực tiếp mà có thể phun nọc độc xa 2 m.
Ta thấy rắn đầu có hình tam giác và có khoan trắng và đen là bò cạp nia
Còn loại có khoan vàng và đen gọi là bò cạp nông.
Còn loại có màu xanh lục như lá cây đó là rắn lục. Có 2 Lọai chính là: rắn lục day khuôn và rắn lục vời.
Giá thịt rắn dao động từ 35 - 40 USD/ kg , thi trường tiêu thụ ở Châu Á chủ yếu là Đài Loan , Trung Quốc , Hàn Quốc Trại rắn Đồng Tâm chủ yếu nuôi rắn lấy nọc không phải để tham quan.
Với giá vé 10. 000 đối với khách Việt Nam và 20000 đối với khách nước ngoài , du khách sẽ được vào tham quan trại rắn với các khu như :
Khu nuôi rắn và trăn ở trong nhà gồm nhiều loài trăn và rắn khác nhau . Ở đây du khách co thể quấn trăn lên mình va chụp ảnh lưu niệm
Khu ngoài sân là khu nuôi rắn ở trong khoang bể nuôi bằng bê tông với rất nhiều loài rắn
Khu phía sau la khu nuôi thú gồm nhiều loài như : công , khỉ , cá sấu , đà điểu . Đi vao đây du khách có cảm giác như đi trong sở thú . Và đặc biệt hơn nữa tại đây còn co chu ba ba vang rất quý hiếm nặng khoảng 30 kg chỉ còn hai con ở Việt Nam
Khu nhà bảo tòan rắn là nơi trưng bày hầu như đầy đu các chủng loại rắn và được ngâm trong chất phoocmon nên nhìn chúng sống động như vẫn còn sống
Tại đây du khách nên mua sắm vài sản phẩm từ rắn để làm quà cho người thân bởi hàng tốt và giá cả hợp lý:
Rượu rắn : 40.000đ/chai
Cao trăn : 600.000đ/kg
Cao rắn : 500.000đ/kg
Cao khỉ : 300.000đ/kg
Cobratax : 20.000đ/kg
Rượu rắn lục : 100.000đ/chai
Mật ong : 50.000đ/chai
Mỡ trăn : 12.000đ/lọ
Viên điều trị rắn cắn : 20.000đ/tube
Bột rắn lục : 8000đ/lọ
Bột rắn hổ : 70.000đ/lọ
Bột cù lần : 80000đ/lo
Cù Lao Thới Sơn - Cồn Thới Sơn
Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200 ha. Toàn xã Thới Sơn là một vùng chuyên canh cây ăn trái, quanh năm được phù sa bồi đắp. Theo anh Huỳnh Văn Phương, Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Tiền Giang đã chủ trương phát triển du lịch theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phư ơng. Công ty Du lịch Tiền Giang đầu tư năm tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch chính. Các hộ dân trong khu vực đã đóng góp mặt bằng, nhà cửa và hơn 100 chiếc đò với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng. Cách tổ chức du lịch theo mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, đồng thời huy động được vốn và các tiềm lực khác trong dân. Phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hiện nay, số hộ giàu, khá ở Thới Sơn chiếm tỷ lệ 78%, chỉ còn 2,7% số hộ nghèo.
Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ, đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào, bí bức của phố phường. Khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào. Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Khách có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Đêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.
Những ngôi nhà của 6.000 người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ căm xe; mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên - Trừ - Mãn - Bình - Định - Chấp - Phá - Nguy - Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh vi, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng... Chung quanh nhà là vườn hoa cảnh với nhiều cây bon-sai được trồng tỉa công phuD9ến Thới Sơn, khách được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù...
Năm 1995, Thới Sơn đón hơn 40.000 lượt khách, năm 1996 đón khoảng 80.000 lượt khách, năm 1997 đón 120.000 lượt và năm 2001 đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 65% là khách nước ngoài. Cô Lê Trang, một người kinh doanh du lịch ở Thới Sơn cho biết, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình, sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn đang trở thành điểm thu hút khách đến Tiền Giang.
Theo kế hoạch, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty Du lịch Tiền Giang tiếp tục đầu tư năm tỷ đồng để xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch. Khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế. Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Ðồng thời, vận động nhân dân giữ lại các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích đựng nước trong vỏ dừa... Thới Sơn là làng du lịch xanh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với vườn cây, trời nước và tấm lòng hồn hậu, hiếu khách của người dân Nam Bộ.
Từ bến phà 30-4, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng... quả treo lủng lẳng.
Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt.
Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: "see you again" rất ngọt ngào.
Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn. Nơi đây có một garden restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng "thập nhị giác" này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon.
CỒN PHỤNG – ĐẠO DỪA
Chúng tôi vào cù lao Phụng để thăm "Nam quốc Phật tự" của ông tổ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. So với cù lao Rồng, cồn Phụng nhỏ hơn, nhưng lại được biết đến nhiều hơn bởi nơi này có di tích của Đạo Dừa. Theo lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên, đây là một tôn giáo quái chiêu do Nguyễn Thành Nam, một con cờ chính trị mắc chứng hoang tưởng tự cao - một dạng của bệnh tâm thần phân liệt, sáng lập năm 1963. Sinh thời, Nguyễn Thành Nam (sinh năm 1909) học hành không mấy giỏi giang nhưng được gia đình cho qua Pháp học theo lối mà ngôn ngữ hiện đại gọi là du học tự túc. Ông ta đã học tập ở nước Pháp không phải để thành nhân tài mà để thành một "vị thánh". Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây "Nam quốc Phật tự" và sáng lập ra Đạo Dừa.
Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài... Lúc đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài - tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người. Ông ta cho dựng trên cồn Phụng một ngôi chùa, kết hợp nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Trước chùa cho đúc Cửu đỉnh bằng ximăng gắn sành sứ (thực ra chỉ có một đỉnh mà thôi), rồi gắn ảnh của mình vào, tự nhận là người có công thống nhất đất nước, kế vận hưng nghiệp của vua Minh Mạng (1820 - 1841).
Nguyễn Thành Nam còn cho xây một sân chầu với những hàng cột vẽ rồng sặc sỡ. Cuối sân có một động nhỏ, nơi "Phật tổ" Nguyễn Thành Nam đến giảng kinh. Sau động là một tòa sen nằm trong lồng cầu và hai cột xi măng, ở bai bên tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Hằng ngày, Nguyễn Thành Nam chui vào quả cầu, ngồi lên tòa sen rồi sai đệ tử kéo lên cao. 12 giờ trưa, ông ta "nhập thế", bằng cách ra khỏi lồng đi đến hai bao lơn đặt trên hai cột ximăng tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Đi từ bên này sang bên kia, Nguyễn Thành Nam cho rằng ông ta đã thống nhất được tổ quốc.
Ông ta còn cho làm mô hình phi thuyền APOLLO bằng... tôn, trèo vào trong đó, biểu đệ tử kéo lên... vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt, Nguyễn Thành Nam tổ chức hoạt cảnh hòa bình để mị dân. Ông ta thuê người, chia làm hai phe mặc áo quần của quân giải phóng và quân đội Sài Gòn rỗi bắn nhau tá hỏa... bằng súng giả. Đang lúc cuộc chiến căng thẳng, thây người "chết" chất đầy một... sân chầu thì "Phật tổ" Nguyễn Thành Nam giáng thế bằng cách "hạ thổ" từ tòa sen, để đến cứu vớt những sinh linh.
Phía trong sân rồng có công trình cửu đỉnh, nếu nhìn từ trên xuống ta sẽ thấy cửu đỉnh được xây theo lối ngủ hành âm dương. Nếu nhìn kỷ sẽ thấy một con rồng đứng ở giữa có đuôi hình vuông ; hình vuông tượng trưng cho tứ tượng, những con rồng còn lại đứng trên bệ có hình tam giác. Hai cây cột phía sau tượng trưng cho lưỡng nghi đó là âm dương hợp lại. Điểm khác của con rồng trung tâm là đuôi có được thiết kế phía sau, còn những con xung quanh thiết kế phía trước. Đây là biểu tượng của rồng đực ; hiện thân của ông Đạo Dừa và những con rồng cái là những cô gái xung quanh ông đạo Dừa.
Xung quanh Cửu Đỉnh còn có một số hình ảnh như ; Long, Lân, Quy, Phụng, Mai, Lan, Cúa, Trúc và một số cảnh về Tiên Ong, Bát Tiên. Ngoài ra còn có hai cái quai nâng hai con rồnglên tượng trưng cho vua chúa. Cửu Đỉnh được đặt trên thần Kim Quy đang ngậm thanh kiếm thần hướng về Bến Tre. Ngụ ý là ông Đạo Dừa vừ kết nối với lịch sử với thời vua lê để thần Kim Quy mang thanh gương về Bến Tre để ông trị vì thiên hạ.
Vậy là chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Con người với những triệu chứng tâm thần đó đã được chế độ cũ bật đèn xanh để mị dân chúng. Lúc ông còn sống ông đạo dừ muốn khi qua đời thì hài cốt của ông sẽ được rãi trong Cửu Đỉnh nhưng khi ông qua đời thì những tín đồ đã mang hài cốt của ông ang táng tại phần mộ của gia đình. Đặc trưng của ngươì theo Đạo Dừa là mặc áo nâu sẫm và để một búi tóc cao quấn quanh đầu.
Đạo Dừa không cò kinh riêng. Mà là tất cả các kinh của đạo phật, thiên chúa giáo và cao đài. Một năm đạo có 3 ngày lễ vào 3 ngày rằm lớn, chứ không có ngày lễ nào đặc trưng của đạo giáo
Hiện nay có một số người tu đạo này nhưng tu lại gia chứ không lập chùa chiền để tu.
Ngoài ra tại đây còn được trưng bày nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ trái dừa . Du khách đến đây tham quan khu sản xuất bánh kẹo dừa và thưởng thức kẹo dừa .
Chúng ta có thể quan sát được quy trình làm keọ dừa như sau :
_ Thành phần lam kẹo dừa gồm : 50% dừa
25% đường
25% mạch nha
_ Và các thành phần phụ như ca cao , đậu phụng , lá dứa , sầu
Chùa Vĩnh Tràng
Du khách đến Mỹ Tho mà không thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sót. Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trc tiu biểu ở Nam Bộ. Cha tọa lạc trn mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 hecta, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là x Mỹ Phong, bn con rạch Bảo Định hiền hịa nước ngọt quanh năm.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt phát nguyện xây cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Ông thỉnh Hịa thượng Từ Lâm ở cha Bửu Lm về trụ trì. Sau khi ơng Bi Cơng Đạt qua đời, Hịa thượng Huệ Đăng d vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Tràng, hoàn thành vào mùa hè năm Canh Tuất (1850).
Lúc đầu mang tên LÀ Vĩnh Trường (sư muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn và vĩnh cửu theo thời gian) nhưng do nhiều ngươì miền Nam đọc trại đi thành Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch thì ngôi chùa hương khói lạnh tanh. Năm 1890, bổn đạo đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu thỉnh hòa thượng Quảng An-Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tồ chức xây lại ngôi chùa. Chùa hư hỏng nặng vì trận bão năm 1905. từ năm 1907->1911, này đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng trong chùa. Hòa thượng Chánh Hậu gốc người Minh Hương, sinh năm 1852 tại làng Điều Hòa tỉnh Định Tường cũ. Năm 1897, ngài quy y thọ giới với hòa thượng Thích Minh Phước tại chùa Bửu Lâm. Ngài được cử làm thủ thượng tọa chùa sắc tứ linh thou từ năm 1880, trụ trì chùa vĩnh tràng từ năm 1890 và đã thường xuyên mở các lớp gia giáo để đào tạo tăng tài. Ngài viên tịch năm 1923. hòa thượng Tâm Liễu –An Lạc(tức Minh Đàng, thế danh Lê Ngọc Xuyên) kế tục, cho xây cổng Tam Quan, mặt tiền chánh điện và nhà tổ.
Chùa trải qua bốn lần trùng tu: lần trùng tu thou 1 vào năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã trùng tu và tôn tạo lại mặt chùa. Mặt tiền chánh hậu được xây doing theo lối kiến trúc á, âu; lần trùng tu thứ 2 vào năm 1930; lần trùng tu thứ 3 là 1990; lần trùng tu thứ tư là 2004. hiện nay đang được trùng tu lần nữa.
Trước cửa chùa có cổng tam quan rất tráng lệ do tốp người Huế thực hiện năm 1933 với sự tài trợ về kinh phí của 2 ông Hùynh Trí Phú và Lý Văn Quang. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp; 2 cổng bên làm bằng xi măng vươn cao như 2 tòa lâu đài cổ, được ghép tòa những mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa sự tích nhà phật, truyện tích nhân gian và các đề tài Tứ Quý, Tứ Linh, hoa lá…tầng lầu thượng của cổng Tam Quan có vòm cửa rộng, bên phải đặc tượng hòa thượng chánh hậu, bên trái đặt tượng hòa thượng Minh Đàng. Cả 2 tượng này đều đắp bằng xi măng giống như tượng thật, do điêu khắc gia Nguyễn Phi Hoanh thực hiện.
Mặt tiền chùa vĩnh tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á, lẫn Âu. Ơ nay có những hoa văn theo thời phục hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt Ấn Độ, gạch men nhật bản…những câu ngữ Hán viết theo lối thể chữ truyện cổ kính xen với chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-Tích. Từ xa trông vào du khách có thể hình dung ngôi chùa như đền Ăngkor có năm tháp. Theo truyền tụng của nhân dân địa phương thì hòa thượng Minh đàn và ông quỳnh trí phú từng du học sang xứ chùa tháp nên tiếp thu được cái trong kiến thức ngôi chùa tên đó, kết hợp với kiến trúc phương tây.
Tượng có nhiều tay nhiều mắt gọi là chuan đề bồ taut, vị này là hiện thân của quan thế âm bồ taut có nhiều tay, nhiều mắt để cứu độ chúng sinh: nhiều mắt để thấy được nổi khổ của chúng sinh
Trong chùa có chuông đồng một tấn do vua Tự Đức cho kinh phí đúc, chuông được làm sau năm giáp dần
Ẩm Thực Tiền Giang
Nấu mẳnĐây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.
Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang
Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này
Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang
Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già... Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:” Bún gỏi già”. Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái tên lạ tai lại làm tôi thích thú... Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư món khoái khẩu của mình.
Cá bống dừa - Tiền Giang
Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Nào là: bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống nhảy... Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa. Có lẽ vì vùng quê tôi (thuộc huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) chúng sinh sản nhiều, sống thích hợp với địa thế dừa nước (lá dùng lợp nhà) mọc đầy ven sông rạch. Bống dừa vảy nhuyễn, miệng rộng, lưng đen, lườn trắng; con to cỡ nửa cổ tay, hiếm khi lớn hơn.
Mắm còng xứ rẫy Gò Công
Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài. Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú, Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của huyện Gò Công Ðông. Miệt này, mỗi năm bà con chỉ có thể canh tác được có 1 vụ lúa mùa.
Sam biển Gò Công - Tiền Giang
Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.
Chuối quết dừa - Tiền Giang
Kể từ khi xuất hiện trên AT tháng 5.1992 với món ăn bình dân mà vô cùng hấp dẫn cho cả "mày râu" lẫn "kẹp tóc" là xòai tượng mắm đường đến nay, tôi cứ mãi bận rộn với những lo toan đời thường mà quên khuấy đi cái nghiêp... ăn uống vốn dĩ là một trong những "tứ khóai" của thiên hạ, thật là sai sót biết chừng nào! Hôm qua, nhân dịp về một làng nhỏ hiền hòa nằm bên bờ sông Tiền lộng gió, chúng tôi có dịp thưởng thức một món ăn hòan tòan "cây nhà lá vườn" và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi gọi đơn giản là chuối quết dừa.
Những Thông Tin Cần Thiết Cho Quý Khách Khi Đi Du lịdh Tiền Giang
_ TP. HCM đi Mỹ Tho theo quốc lộ 1A , dài 71 km có thể đi về trong ngày bằng xe gắn máy dễ dàng
_ Khi tới ngã ba Trung Lương du khách nên ghé vào nhà hàng Trung Lương vì các quán khác tại khu vực này thường đắt hơn và không ngon bằng
_ Mã điện thoại vùng là 073
_ Đường Trưng Trắc là con đường đầy màu sắc nhất của Thành phố
_ Bến đò du lịch ở đọan đường 30-4 do công ty độc quyền tổ chức các
chuyến tham quan không có thuyền tư nhân . Vé tàu đi lẻ là 40000 đồng
_ Phà Rạch Miễu để qua sông Tiền vào tỉnh Bến Tre . Ngay bến phà tỉnh Bến tre cũng có trạm bán vé đi tham quan Cồn Phụng.
Những điều cần biết khi du lịch Miền Tây
Khi đến với du khách cần phải nắm bắt kỷ những thông tin và giá cả nơi đây nếu như khách đi riêng mà không đi theo Tour của công ty du lịch.
Khi tham gia vào Tour Tiền Giang này ngoài việc tham quan sông nước miệt vườn, tham quan vườn cây ăn trái, tham quan thắng cảnh đẹp…quý khách còn có thể mua sắm bất cứ thứ gì khách muốn; vì nơi đây đồ ăn, hàng hóa rất rẻ nhưng nếu như khách muốn mua “đúng cách” (không bị lầm giá) thì hãy tham khảo ý kiến các hướng dẫn viên.
Trên chuyến đi với một chiếc máy ảnh du khách có thể chụp laị những khung cảnh đẹp ở nơi đây, mua những đặc sản nơi đây về cho gia đình, bạn bè… đó cũng là những món quà đáng quý biết bao.
Chẳng những thế trước khi đến với miền tây du khách phải tìm hiểu trước các Nhà Hàng-Khách Sạn để du khách có thể nghĩ nghơi ở những nơi an toàn sạch sẽ không hại đến chính bản thân chúng ta.
Không nên đi dạo một mình vào buổi tối, tránh nơi đông ngươì để đảm bảo sự an toàn của bạn.
Đứng trên cầu Rạch Miễu, nghĩ về “Tứ linh”
Rất khó có cây cầu nào như cầu Rạch Miễu. Đứng trên cầu mà hướng về biển Đông sẽ bắt gặp bốn cù lao “chụm đầu” lại, hợp thành “Tứ linh” giữa sông nước mênh mông. Khen ai khéo đặt tên cồn để có được một bộ “Tứ linh”: Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi cù lao đều có nét đặc thù, mang sắc thái riêng tạo nên một quần thể sinh động.
Vừa hết đoạn dây văng, cầu Rạch Miễu đổ xuống cồn Lân, còn gọi là cù lao Thới Sơn. Nhìn lên bản đồ, cù lao Thới Sơn như thể “long chầu” trong cung đình Huế. Thới Sơn đang sở hữu bốn cái “nhất”: tuổi đời cao nhất, diện tích lớn nhất, cũng được coi là đẹp và hài hòa nhất trong “Tứ linh”. Lịch sử mở đất của Thới Sơn thật hào hùng. Có thể nói mỗi mảnh vườn, con rạch Thới Sơn đều ghi dấu chiến công của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm. Sang thế kỷ XX, nơi đây lại ghi đậm chiến công của các “dũng sĩ diệt Mỹ” trên vành đai Bình Đức nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Cồn Lân
Đất Thới Sơn màu mỡ, con người Thới Sơn hiền hòa, cần cù, chân chất cùng với bàn tay khéo léo luôn tạo nên một diện mạo mới. Đến Thới Sơn không chỉ ngắm nhìn cảnh sắc miệt vườn, thưởng thức hương vị ngọt ngào của cây trái xứ cồn, mà còn chiêm ngưỡng những công trình mà người dân nơi đây gìn giữ từ thuở khai hoang, lập ấp. Dẫu trải qua bao tháng năm mưa bom, bão đạn, nhưng ngôi nhà chữ đinh theo phong cách cổ xưa, cùng với vật dụng trong nhà được khảm xà cừ tinh xảo, sắc màu lấp lánh, đôi liễn sơn son, thiếp vàng của Nguyễn Văn Vinh vẫn còn đó, thách thức thời gian.
Đến Thới Sơn còn là để được thưởng thức rượu mật ong, cùng tấm lòng đôn hậu của người phụ nữ với chiếc áo bà ba, khăn rằn quấn cổ, chèo xuồng trên sông rạch, đưa khách đến những làng nghề truyền thống như đan len, thêu thùa, cùng nhịp nhàng tát mương bắt cá với khách… một hoạt động thường nhật của người dân Nam bộ, luôn chân thành, quyến rũ. Đến đây còn có nhiều loại hình giải trí đậm nét chân quê, dân dã như nhảy dây, nhảy kẹng, đu quay,… rõ nét văn minh miệt vườn. Quả là thú vị.
Nằm kế cạnh cồn Lân là cồn Phụng, còn gọi là cù lao Tân Vinh, nơi có di tích đạo Dừa do Nguyễn Thành Nam lập nên từ những năm 60 thế kỷ XX. Tuy đạo Dừa có một triết lý mơ hồ, lạc lỏng và tự cho mình là “vua nhà Nguyễn tái sinh”, nhưng cũng để lại một số công trình như chiếc bình được cẩn những mảnh sành sứ, một cái sân rồng tượng trưng cho chín cửa sông Cửu Long, rồi những chiếc tháp cao, những mô hình núi non, hang động hợp thành một quần thể kiến trúc khá tinh xảo, khó quên. Bàn tay khéo léo của những người thợ năm xưa thật đáng khâm phục.
Trong “Tứ linh”, chỉ có cồn Thới Sơn và cồn Phụng là có đờn ca tài tử. Nếu như ở Thới Sơn du khách có thể tận hưởng những thanh âm mượt mà, sâu lắng từ tiếng đàn, lời ca qua dòng nhạc tài tử của gia đình ông Nguyễn Văn Du có đến 5 thế hệ nối tiếp nhau cứ “ngọt lịm” như hương vị cây trái của xứ cù lao, thì ở cồn Phụng, những câu hò, điệu lý như âm vang, mặn mà thêm từ ngón tay, giọng hát điêu luyện của các tài tử mang về từ nhiều miền quê khác nhau của Bến Tre, có cùng đam mê một loại hình nghệ thuật của cha ông và cách duy trì một nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc, được phát ra từ một hang đá nhân tạo mát lạnh bởi làn gió trong lành miền sông nước.
Ở cồn Phụng cũng có nhà hàng, nhà nghỉ. Khu giải trí với phong cảnh hài hòa, độc đáo. Cồn Phụng còn có bánh tráng Mỹ Lồng, đặc sản của Bến Tre. Khách sẽ trực tiếp chứng kiến, thậm chí tham gia từ khâu chọn gạo, nạo dừa, cùng với bàn tay khéo léo, không ít điệu nghệ của người xứ dừa tráng bánh, phơi bánh vừa mỏng vừa tròn, đẹp lại vừa ngon, ngọt.
Nếu như người Bến Tre tự hào về dừa, thì dân cồn Phụng chính là người đi tiên phong làm cho cây dừa tăng thêm giá trị. Xót xa thấy thân dừa ngã xuống vì bom đạn, họ đã “tận dụng” nó để làm đũa ăn, đũa bếp phục vụ con người. Từ khung cảnh thơ mộng trên cồn Phụng đã hình thành một “làng” nghề thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu dừa, nhanh chóng lan rộng khắp Bến Tre và không ngừng lớn mạnh. Cùng với bàn tay của hàng ngàn nghệ nhân xuất thân từ nông dân giàu sáng tạo, những sản phẩm xinh xắn có thể sử dụng trong nhà bếp cho đến trang trí phòng ngủ, phòng khách, từ nhà ở bình dân đến khách sạn sang trọng, từ trong nước ra nước ngoài. Đi đâu cũng thấy cây dừa phục vụ cho đời, với nét tinh xảo kết tinh từ tình người, tình đất Bến Tre, không ngừng tô đẹp thêm cho sắc diện quê hương.
Thiên nhiên lại khéo sắp đặt khi hai đầu cồn Thới Sơn và cồn Phụng hướng về cồn Rồng, phía xa bên kia của sông Tiền, người đời gọi là cù lao Tân Long. Cù lao Tân Long hình thành đã lâu, nhưng chỉ được khai thác chừng trăm năm nay. Để tránh bom đạn trong chiến tranh, người Bến Tre đã đến đây sinh sống, và ngày nay Tân Long trở thành đơn vị hành chánh của thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang. Ngoài vườn cây trái, Tân Long cũng nuôi cá bè như những cồn khác trong “Tứ linh”. Khác hẳn là ở bờ Bắc, có cảnh quan nhộn nhịp bởi đội tàu đánh cá trên vùng biển phía Nam, thay nhau neo đậu che kín cả một đoạn mặt sông. Tàu của người Tân Long thì ít, đa phần là tàu của bà con khắp nơi. Sở dĩ càng nhiều tàu cặp bến Tân Long là vì nơi đây lòng sông sâu và rộng, ít sóng gió và gần cảng cá Mỹ Tho. Nhưng trên tất cả vẫn là lòng người, cùng bàn tay khéo léo của người thợ Tân Long sửa chữa ghe tàu. Nếu như đàn ông bận rộn cho việc sửa máy, tu bổ thân tàu, thì người phụ nữ lại luôn tay vá lưới, kết phao trên những boong tàu. Lời qua tiếng lại líu lo như chim hót, cùng với tiếng búa cọc cọc, tiếng cưa rào rào,… cả ngày lẫn đêm, không khác gì một bản nhạc mang âm hưởng lâu ngày thành quen, không nghe thì khó mà ngủ được.
Image
Cồn Phụng
Tân Long còn có lợi thế về nghề nuôi thủy sản. Cù lao hiện có trên 500 bè cá, đủ các loại có giá trị như cá chép, điêu hồng, cá tra, rô phi. Chỉ cần 50 - 60 m2 bè, mỗi năm sẽ thu về gần 10 tấn cá. Một nguồn lợi lớn.
Người em út trong “Tứ linh” là cồn Quy, mới được khai phá từ những năm 60 của thế kỷ XX, vẫn còn dấu vết hoang sơ, nhưng không kém phần hấp dẫn đối với du khách. Đâu có mảnh đất nào mà không có nghĩa tình của những bàn tay lao động. Những cảnh sắc quyến rũ của quá trình mở mang khai phá mảnh đất này vẫn còn lưu giữ, cùng với con người cần cù, phóng khoáng và đất đai màu mỡ, đã làm từng mầm cây trở thành những khu vườn quả ngọt, trái say.
Cồn Quy nổi danh vì cây trái có hương thơm đặc biệt. Nhãn hồng, nhãn tiêu cơm dày ngọt lịm. Khi đến mùa nhãn trổ hoa, người cồn Quy thanh thản vui với đàn ong kêu chăm chỉ. Dù chỉ nuôi nghiệp dư, ong cồn Quy vẫn cần mẫn chắt lọc hương vị đậm đà của hoa, những gì tinh túy của nắng, của gió và phù sa tặng lại cho con người, một thùng cũng được vài lít mật mỗi mùa. Người cồn Quy gắn với vườn cây và con rạch. Họ sẵn lòng giới thiệu khách phương xa những món ăn đậm đà hương vị đồng quê. Ngoài uống nước dừa tại gốc, còn có nhãn, có mận, có cam, quít, bưởi quanh năm, là món tôm càng xanh nướng, luộc, làm gỏi tự thích cùng với tấm lòng đôn hậu của người dân nơi đây, sẽ níu khách lại bởi một tình cảm ấm cúng trong gia đình.
Đi sâu vào ba dãy cù lao, Bến Tre còn có những vườn cây trái ở Cái Mơn, Sơn Định, Vĩnh Bình (Chợ Lách) hay Tiên Long, Tiên Thủy, Tân Phú (Châu Thành) cứ như quấn lấy chân người. Vườn chim Vàm Hồ, khu rừng Liệt Địa ở Ba Tri, du khách thỏa thích tận hưởng những gì còn hoang dã. Và chỉ cần qua Cống đập Ba Lai, xuôi về Thừa Đức, tha hồ ngâm mình trong nước biển Đông. Bến Tre còn có các danh nhân như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu; tiến sĩ đầu tiên Nam kỳ lục tỉnh Phan Thanh Giản; nhà giáo Võ Trường Toản; chí sĩ Phan Văn Trị; nhà bác học Trương Vĩnh Ký; nữ tướng Nguyễn Thị Định, … Còn có khu lưu niệm Đồng Khởi và đầu cầu của chuyến tàu không số chở vũ khí từ Bắc vào Nam. Về những nơi này sẽ biết thêm tình người, tình đất Bến Tre thủy chung, sâu lắng và nồng thắm.
Ngày 19-1-2009, cầu Rạch Miễu sẽ chính thức được đưa vào sử dụng, sẽ xóa đi cảnh ngăn sông cách trở của Bến Tre, là điều kiện để cho tỉnh phát triển thuận lợi hơn. Nhưng khi đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây đưa vào vận hành và cùng vài thứ khác nữa, lúc ấy Bến Tre mới thật sự trở thành “lá phổi” lý tưởng cho thành phố và các khu công nghiệp trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày tết.
…
[h=2]Chợ nôi cái bè[/h] Đặc chợ nỗi
[h=2][/h] Vị trí: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Đặc điểm: Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú.
Cái Bè là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với các loại trái cây ngon nổi tiếng như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường…
Khách du lịch đến với Cái Bè ngày một đông bởi thị trấn này có những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng bần mà nhìn xa ngỡ như một bức tranh thủy mặc. Cái Bè mang một vẻ đẹp thuần quê, thấm đẫm chất miệt vườn. Ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch đan xen nhau. Phương tiện giao thông ở Cái Bè hoàn toàn bằng đường thủy.
Chợ Cái Bè diễn ra trên sông, ghe thuyền đi lại như mắc cửi. Chợ họp suốt ngày đêm trên một quy mô lớn, có đủ các ghe thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Chính vì vậy mà hàng hóa ở chợ rất phong phú và đa dạng, từ hàng vái, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Khu vực buôn bán trái cây nằm ở vàm chợ nổi, dọc theo cù lao Tân Long, dài tới cả cây số. Ghe thuyền từ thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau tới để mua hàng. Ghe tam bản chở đầy trái cây: chôm chôm đỏ rực, xoài màu vàng ửng, sầu riêng thơm nồng, dưa hấu xanh tươi… từ sáng sớm đã được chở đến. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc khu chợ nổi đã nhộn nhịp như một thành phố nổi trên sông. Những chiếc xuồng nhỏ bán hàng rong như cơm, phở, hủ tiếu, đồ tạp hóa chạy luồn lách theo các mạn ghe, mạn tàu để bán hàng. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức ngay tô hủ tiếu nóng hổi, hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng…
Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và các sản vật đi khắp mọi miền (sang cả Trung Quốc). Giá cả ở đây rẻ đến bất ngờ.
Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà Thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này thường có loại ghe lớn có trọng tải từ 5-10 tấn từ các tỉnh khác chở hàng đặc sản từ tỉnh mình về đây bán rồi lại mua hàng ở đây chở về tỉnh mình.
Khu bán gạo, cám thì nằm riêng biệt ở một khúc sông. Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời.
Khi mặt trời khuất sau rặng cây phía xa xa thì cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn. Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa. Có những chiếc ghe treo những chiếc đèn lồng nho nhỏ ở trước mũi thuyền trông thật sinh động.
Đến với chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và khám phá nhiều điều mới lạ của chốn sông nước miền Tây.
Chợ nổi là một loại hình vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3 - chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm.
Ở Việt Nam chợ thường họp ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, vi.wikipedia.org/wiki/Xu%E1%BB%93ng - xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái cây. Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không.
Chợ nổi Việt Nam có đặc điểm chung là:
- Chợ là nơi mua bán thật sự của cư dân địa phương, là nơi người dân địa phương trao đổi sản vật, vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_s%E1%BA%A3n - nông sản, thực phẩm, v.v. Khác hoàn toàn với chợ nổi Damnoen Saduak tại vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Lan - Thái Lan[SUP][1][/SUP].
- Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường không có bảng hiệu, chợ bán sản vật gì người ta treo sản vật đó lên cây sào hoặc trên mũi thuyền. Người ta gọi cây này "cây bẹo"[SUP][2][/SUP]. Người bán dùng cây chống ngay trước mũi xuồng, ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những loại nông sản mà mình muốn bán. Chẳng hạn như bán cam thì người ta treo lên vài quả vi.wikipedia.org/wiki/Cam - cam; bán xoài thì treo vài trái vi.wikipedia.org/wiki/Xo%C3%A0i - xoài; bán chuối thì treo nải vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BB%91i - chuối, bán vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa - mía thì dựng lên bó mía... Với cách tiếp thị độc đáo này, những người mua tới chợ từ xa đã quan sát thấy.
Một ghe trái cây đến từ Vĩnh Long
- Muốn biết các ghe thuyền và các cư dân sông nước đến từ địa phương nào, chỉ cần nhìn vào mạn thuyền, trên thuyền có ghi mã tỉnh được viết tắt bằng 2 chữ cái đầu. Ví dụ, trên thuyền ghi "TG" thì thuyền đó đến từ vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_Giang - Tiền Giang. Chợ nổi là nơi tụ họp của rất nhiều cư dân đến từ khắp miền đất nước.
- "Cái gì treo mà không bán?" Chính là quần áo. Cư dân chợ nổi thường sinh sống và sinh hoạt ngay trên thuyền, vì thế, quần áo họ thường phơi cả trên thuyền, do đó "mặt hàng" này họ không bán.
- "Cái gì bán mà không treo?" Chính là các thuyền bán hàng ăn uống và nước giải khát. Những thứ này không thể treo lên được.
- "Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?" Chính là treo lá dừa nhưng lại bán thuyền. Người dân muốn bán ghe thuyền của họ thường treo lên thuyền một cây sào, trên đó có gắn một miếng lá dừa.
- Chợ nổi Cái Bè nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_Giang - Tiền Giang, vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh_Long - Vĩnh Long và vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%BFn_Tre - Bến Tre.
- Chợ nổi Phụng Hiệp (vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_Giang - Hậu Giang), Phụng Hiệp là tên của huyện, còn địa điểm họp chợ là giao điểm của bảy nhánh sông…
- Chợ nổi Châu Đốc (vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang - An Giang) gần thị xã Châu Đốc…
- Chợ nổi Cái Răng: Nằm cách trung tâm thành phố vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7n_Th%C6%A1 - Cần Thơ khoảng 5 km theo hướng quốc lộ về tỉnh vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3c_Tr%C4%83ng - Sóc Trăng. Tương lai chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn nhất vùng.
- Chợ nổi Phong Điền: Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 17 km, đây là nơi mua bán sản phẩm miệt vườn.
Treo cái này mà bán cái khác, đó chính là treo lá dừa nhưng bán thuyền
Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên.
Đồng bằng sông Cửu Long là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những mặt hàng này được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc thành nghề truyền từ đời này sang đời khác. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp nơi trong đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều, giá rẻ.
Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được.
[h=2]Ghi chú[/h]
- ^ Theo định nghĩa chợ: chợ là nơi mua bán và trao đổi hàng hóa của con người, trong khi đó, chợ nổi của Thái Lan chỉ bán cho khách du lịch và không có hoạt động trao đổi và mua bán giữa cư dân với cư dân địa phương
- ^ "Bẹo" ở đây là bẹo hình, bẹo dáng. Vốn cư dân xưa của vùng đất Nam Bộ là những cư dân chưa biết chữ, họ dùng cây bẹo để nói lên cái mà bán, tập tục lưu giữ đến ngày nay
Hô chí minh
Bến nhà rồng ( cuôc đoi HCM)
Dinh thống nhất
Chợ bến thành
Chợ bình tây
Một số bảo tàng
Chùa vĩnh nghiêm
[h=1]Bí mật" nhà thờ Đức Bà[/h] ,
|
Đàn organ ống cổ phần còn lại |
Bên trong nhà thờ khá rộng, có sức chứa 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Trên tường được trang trí nổi bật là 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Rất tiếc trong số cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa... Đàn cổ nhất nhì trong nước (?) Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phần trên cao phía cửa chính, chúng ta sẽ thấy một bức tường gỗ lớn. Đó là nơi được gọi là “gác đàn” và bức tường gỗ ấy chính là cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất nước hiện nay, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Ước lượng phần thân đàn cao 3m, ngang chừng 4m, dài khoảng 2m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một tấc. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn nhiều. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn k’lông pút của Tây nguyên. Theo ông Nam Hải, người phụ trách phần nhạc của nhà thờ, để đánh được cây đàn này người đánh phải học riêng vì không có trường lớp nào dạy. Điều đáng tiếc là cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do thiếu bảo quản (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay). Hiện nhà thờ còn có một cây đàn tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều, trị giá khoảng 70.000 USD, còn khá mới, do một cựu lãnh sự Pháp tại TP.HCM “gửi”.
|
Máy đồng hồ với đồng hồ nhỏ theo dõi |
|
Những quả chuông đúc từ năm 1879 |
Từ lâu khá nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đã vào đây. Linh mục Vương Sĩ Tuấn cho biết năm 2005 là năm kỷ niệm 125 năm thành lập nhà thờ và cũng để ủng hộ ngành du lịch thành phố, nhà thờ sẽ thành lập một đội hướng dẫn viên tình nguyện biết nhiều thứ tiếng để hướng dẫn khách tham quan. Có thể việc này sẽ giúp nhiều người trong và ngoài nước hiểu biết thêm về nhà thờ Đức Bà và chúng ta có thêm một điểm tham quan thú vị nằm ngay trung tâm thành phố.
Tây ninh
tòa thanh tây ninh
đạo cao đài
quãng bình
động phong nha
thạch nhũ
Nhũ đá hay thạch nhũ đựơc hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm, nghìn năm. Nó là khoáng vật hang động thứ sinh treo trên trần hay tường của các hang động.
[h=2]Hình thành và kiểu[/h]
Nhũ đá ở động Phong Nha, Quảng Bình.
Đụn gạo trong động Hương Tích.
Nhũ đá trong động Vân Trình ở vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_B%C3%ACnh - Ninh Bình
Nhũ đá được tạo thành từ vi.wikipedia.org/wiki/Cacbonat_canxi - CaCO[SUB]3[/SUB] và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1_v%C3%B4i - Đá vôi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO[SUB]3[/SUB]. Phương trình phản ứng như sau[SUP][1][/SUP]:
CaCO[SUB]3[/SUB](r) + H[SUB]2[/SUB]O(l) + CO[SUB]2[/SUB](kh) → Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB](dd)
Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá như sau:[SUP][1][/SUP]
Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB](dd) → CaCO[SUB]3[/SUB](r) + H[SUB]2[/SUB]O(l) + CO[SUB]2[/SUB](dd)
Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là nhũng nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO[SUB]2[/SUB], tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm[SUP][2][/SUP].
Mọi nhũ đá đều bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khoáng chất. Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại phía sau một vòng mỏng nhất chứa vi.wikipedia.org/wiki/Canxit - canxit. Mỗi giọt tiếp theođược hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một vòng canxit khác. Cuối cùng, các vòng này tạo thành một ống rỗng rất hẹp (0,5 mm), nói chung gọi là nhũ đá "cọng rơm xô đa". Các cọng rơm xô đa có thể mọc ra rất dài, nhưng nói chung rất dễ gãy. Nếu chúng bị bít lại bởi mảnh vụn, nước bắt đầu chảy ở mặt ngoài, ngưng tụ nhiều canxit hơn và tạo thành nhũ đá hình nón quen thuộc hơn. Cùng các giọt nước này rơi xuống từ đầu của nhũ đá ngưng tụ nhiều canxit hơn trên nền phía dưới, cuối cùng tạo thành măng đá thuôn tròn hay hình nón. Không giống như nhũ đá, các măng đá không bao giờ bắt đầu như là một "cọng rơm xô đa" rỗng. Khi có đủ thời gian, các dạng hình thành này có thể gặp nhau và hợp nhất để tạo thành các cột đá.
Nhũ đá cũng có thể hình thành trong các ống dung nham, mặc dù cơ chế hình thành của nó đủ khác biệt.
[h=3][Bê tông[/h] Các nhũ đá cũng có thể hình thành trên vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AA_t%C3%B4ng - bê tông cũng như từ các mối hàn chì nếu có sự rò rỉ chậm của nước và đá vôi (hay các khoáng vật khác) có trong nguồn cấp nước, mặc dù chúng hình thành nhanh hơn nhiều so với khi trong môi trường hang động tự nhiên.
Cách thức mà nhũ đá hình thành trên bê tông là do bản chất hóa học khác so với sự hình thành của các nhũ đá trong các hang động đá vôi và là kết quả của sự hiện diện của vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94x%C3%ADt_canxi - ôxít canxi trong be tông. Ôxít canxi này phản ứng với bất kỳ lượng nước mưa nào thẩm thấu vào bê tông và tạo thành vi.wikipedia.org/wiki/Dung_d%E1%BB%8Bch - dung dịch chứa hiđrôxít canxi. Phản ứng hóa học của nó là[SUP][1][/SUP]:
CaO(r) + H[SUB]2[/SUB]O(l) → Ca(OH)[SUB]2[/SUB](dd)
Theo thời gian dung dịch hiđrôxít canxi này thoát ra tới rìa của khối bê tông và nếu bê tông là treo lơ lửng trong không khí, chẳng hạn, trên trần nhà hay các xà rầm thì nó sẽ nhỏ giọt xuống từ các rìa này. Khi điều đó xảy ra thì dung dịch tiếp xúc với vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_kh%C3%AD - không khí và một phản ứng hóa học khác sẽ xảy ra. Đó là phản ứng của dung dịch với điôxít cacbon trong không khí và tạo thành các ngưng tụ của vi.wikipedia.org/wiki/Cacbonat_canxi - cacbonat canxi[SUP][1][/SUP]:
Ca(OH)[SUB]2[/SUB](dd) + CO[SUB]2[/SUB](kh) → CaCO[SUB]3[/SUB](r) + H[SUB]2[/SUB]O(l)
Khi các giọt dung dịch này nhỏ xuống nó sẽ để lại phía sau các hạt cacbonat canxi và theo thời gian chúng sẽ tạo thành nhũ đá. Thông thường các nhũ đá này chỉ dài vài centimet với đường kính chỉ khoảng nửa centimet[SUP][1][/SUP].
[h=2]Kỷ lục[/h] Trong khi người ta cho rằng nhũ đá dài nhất là các nhũ đá treo trong khoang Rarities tại Gruta Rei do Mato (Sete Lagoas, vi.wikipedia.org/wiki/Minas_Gerais - Minas Gerais, vi.wikipedia.org/wiki/Brasil - Brasil) với độ dài 20 m, nhưng các hang động theo chiều thẳng đứng thường có thể có các nhũ đá dài hơn khi được phát hiện. Một trong các nhũ đá dài nhất có thể được nhìn thấy nằm tại hang Doolin, hạt Clare, vi.wikipedia.org/wiki/Ireland - Ireland, trong khu vực vi.wikipedia.org/wiki/Karst - karst gọi là The Burren, với ấn tượng đặc biệt hơn là nhũ đá này được giữ bởi một tiết diện canxit có diện tích nhỏ hơn 0,3 mét vuông. Khoang White trong hang trên của hang động Jeita tại vi.wikipedia.org/wiki/Lebanon - Lebanon giữ một nhũ đá dài 8,2 m, được cho là nhũ đá dài nhất trên thế giới mà các du khách cũng có thể tiếp cận[SUP][3][/SUP].
Ở vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam - Việt Nam, nhũ đá có ở vịnh Hạ Long, Tam Cốc-Bích Động, hang động Tràng An, động Tam Thanh, động Phong Nha.
huế
Thừa Thiên Huế dưới thời Trần (1306 - 1400)
Thừa Thiên Huế với cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh đầu thế kỷ XV
Thừa Thiên Huế thời Lê sơ
Thừa Thiên Huế dưới thời Lê - Mạc phân tranh
Chiều sâu của văn hóa Huế còn được biểu hiện qua phong cách Huế. Phong cách ấy bắt nguồn từ nghệ thuật sống của nhiều thế hệ những con người xứ Huế, được hình thành bồi đắp từ truyền thống văn hóa Huế. Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế, chủ yếu là nhờ Huế còn bảo lưu được một di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) bề thế và có cội nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc, đã được tích tụ, bồi đắp và phát triển từ một vùng đất vốn là kinh đô, có sự kết hợp hài hòa giữa cái chung của cả nước và cái riêng của một vùng đất, giữa dân tộc và bản địa, giữa truyền thống và hiện đại. Trải qua thời gian và sự vận động không ngừng của cuộc sống, các yếu tố ấy luôn luôn được chắt lọc, bổ sung và lắng lại thành những tinh hoa làm nên bản sắc văn hóa Huế, đó chính là phần cốt lõi nhất của truyền thống văn hóa Huế cần phải được trân trọng, gìn giữ và phát huy. Kinh thành (vòng thành ngoài) của Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832. Việc quy hoạch Kinh thành diễn ra trong 2 năm 1803-1804, chủ yếu là do chính vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến đi khảo sát thực địa, hoạch định mô thức kiến trúc và mặt bằng xây dựng. So với Đô thành Phú Xuân vào cuối thời các chúa Nguyễn và được tiếp tục sử dụng dưới thời Tây Sơn (1786-1801), mặt bằng của Kinh thành được mở rộng hơn rất nhiều. Khi qui hoạch mặt bằng trên bản thiết kế, địa bàn của Kinh thành nằm chồng lên hai đoạn khá dài của 2 chi lưu bên tả ngạn sông Hương. Đó là sông Kim Long và sông Bạch Yến, đồng thời bao gồm địa phận của 8 làng vốn được thành lập trước đó mấy thế kỷ. Đó là các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Thái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Dựa vào các nguyên tắc địa lý phong thủy của phương Đông và thuyết Âm Dương, Ngũ Hành của Dịch học, các nhà kiến trúc thời ấy đã bố trí kinh thành quay mặt về phía Nam, chọn núi Ngự Bình làm tiền án (bình phong) và cồn Hến, cồn Dã Viên trên sông để làm thế “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt Kinh thành. Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, triều Nguyễn đã huy động khoảng 30.000 dân và lính ở các tỉnh miền Trung về Huế để ngăn sông, đào hào và đắp một cái thành sơ khởi bằng đất. Công việc tiếp diễn trong nhiều năm. Đến năm 1818 thì số lính và dân công lên đến 80.000 người. Họ bắt đầu xây gạch ốp vào mặt tiền (phía Nam) và mặt hữu (phía Tây) của Kinh thành. Còn mặt tả (phía Đông) và mặt hậu (phía Bắc) thì được xây gạch ốp năm 1822. Sau đó vua Minh Mạng tiếp tục cho xây thêm tường bắn ở đỉnh mặt ngoài của vòng thành vào các năm 1831, 1832. Kinh thành Huế có dạng mặt bằng gần như là một hình vuông, chỉ riêng mặt trước hơi khum ra như hình cánh cung, vì mặt thành này phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương chảy qua trước mặt nó. Chu vi của vòng thành xây bó bằng gạch là 10.571 m. Bề dày trung bình của thân thành là 21,50 m, bao gồm bề dày của phần mô thành đắp bằng đất ở giữa là 18,50 m và lớp gạch xây bó ở mặt ngoài là 2m và lớp gạch xây bó ở mặt trong là 1m. Trên thành (thường được gọi là trên thượng thành) không phải là một mặt phẳng, mà được đắp giật cấp, tạo thành 3 dải đất thấp dần kể từ ngoài vào phía Thành Nội. Mặt thành ngoài cao 6,60 m, mặt thành trong chỉ cao 2,10 m. Diện tích của địa bàn Thành Nội là 520 ha (tức là 5,20 km[SUP]2[/SUP]). Chung quanh Kinh thành có 10 cửa được xây dựng vào năm 1809. Nhưng những vọng lâu hai tầng bên trên các cửa thành thì đến những năm 1824, 1829 và 1831 mới được thực hiện. Ngoài 10 cửa chính, Kinh thành còn có một cửa phụ, không xây vọng lâu bên trên, dùng để thông thương với Trấn Bình đài; và 2 thuỷ quan ở 2 đầu của Ngự hà để cho dòng nước của sông này lưu thông với hệ thống hào, Hộ Thành hà và sông Hương. Các cửa thành đã được triều đình đặt tên riêng tuỳ theo phương hướng từ trung tâm Thành Nội nhìn ra, ví dụ: Chánh Đông môn, Đông Nam môn, Chánh Nam môn, Tây Nam môn, Chánh Bắc môn, Đông Bắc môn... Nhưng, dân chúng địa phương thì lại dùng những địa danh khác, giản dị và nôm na hơn, để gọi tên cho dễ nhớ: cửa Đông Ba, cửa Thượng Tứ, cửa Nhà Đồ, cửa Hữu, cửa Hậu, cửa Kẻ Trài... Trên mặt thành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu... để canh gác, phòng thủ. Ở chính giữa mặt Kinh thành phía trước có Kỳ đài cao lớn, uy nghi. Bên ngoài vòng thành được xây dựng rất chắc chắn ấy, còn có 2 tuyến đường thuỷ là hào, Hộ Thành hà; và một tuyến chiến luỹ được thiết lập ở dải đất nằm giữa 2 tuyến đường thuỷ ấy. Cả 3 tuyến này đều chạy dọc theo 4 mặt của Kinh thành để hỗ trợ cho nó. Có nhiều chiếc cầu bắc qua 2 tuyến đường thuỷ, nhất là trước mặt các cửa thành, để giữ chức năng giao thông về đường bộ trên địa bàn Kinh thành, và giữa địa bàn này với vùng phụ cận; chẳng hạn như cầu Thanh Long, cầu Bạch Hổ, cầu Gia Hội, cầu Đông Ba... Kinh thành Huế được xây dựng trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc kiến trúc của phương Đông với kỹ thuật bố phòng quân sự theo kiểu thành lũy của Vauban (Pháp) và vận dung một cách khéo léo, thích ứng vào điều kiện địa hình tại chỗ nên nó đã trở thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo, một kỳ quan văn hóa của dân tộc. Mặc dù đã chịu đựng sự tàn phá của thời gian gần 2 thế kỷ và nhất là bom đạn trong chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn tồn tại hầu như đầy đủ diện mạo của nó. Mang giá trị cao về nhiều phương diện, toà thành cổ này đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá Quốc gia vào ngày 12-5-1998 và được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế, Di sản Thế giới.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
cuu dinh
nhgệ thuật đuc dong Chín chiếc đỉnh đồng (Cửu đỉnh) đặt trước sân Thế Miếu, trong Hoàng thành Huế từ lâu đã trở thành đối tượng quan trọng của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tạp chí “những người bạn của Huế xưa” (Bulletin des Amis du Vieux Hué) trong số ra năm 1914 đã dành nhiều trang quan trọng để bàn về bộ Cửu đỉnh. L.Sogny với bài Cửu dỉnh ở Hoàng thành Huế đã tập trung tìm hiểu về các hình trang trí (Sogny 1914:15-31). P.Chover nghiên cứu về kỹ thuật đúc đồng (Chover 1914: 39-64). Còn L.Cardière thì khảo về sự ra đời và ý nghĩa xã hội của bộ di vậy này (Cardière 1914:39-64). Với thời điểm đầu thế kỷ này, những nội dung nghiên cứu trên là thực sự bổ ích. Nó đã tô đậm trong trí nhớ nhiều người những hiểu biết tưởng như “không thay đổi” về Cửu đỉnh. Từ đó về sau, mọi vấn đề về Cửu đỉnh được xem như đã tổng kết. Nhưng thật ra, những luận điểm ấy chỉ là những giả thiết. Suốt từ năm 1914 đến năm 1945, việc trực tiếp nghiên cứu bộ Cửu đỉnh còn rất khó khăn. Do vị trí ở sân Thế Miếu, chốn thâm nghiêm thờ các vua nhà Nguyễn, triều đình Huế trên danh nghĩa vẫn đang là một “Nhà nước trung ương”, chỉ rất ít học giả Pháp mới có thể tiếp cận được với hiện vật. Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt sau ngày đất nước thống nhất, Cửu đỉnh mới thật sự là di vật nghệ thuật – lịch sử để mọi người than và nghiên cứu. Trong điều kiện thuận lợi ấy, Cửu đỉnh lại được tiếp tục nghiên cứu. Năm 1974, trên tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương, tập XLIX số 3, R.P.Bernuouin đã công bố một luận văn nhan đề Những hình trạm nổi trên Cửu đỉnh Huế. Tác giả đã nêu sơ qua lịch sử và ý nghĩa của Cửu đỉnh, sau đó hệ thống hóa có minh chứng bằng hình ảnh tất cả các hình được chạm trên bộ Cửu đỉnh. Từ đó, nhiều người cho rằng Cửu đỉnh đã được nghiên cứu đầy đủ rồi, chủ cần dẫn theo R.P.Bernuouin.
|
Cửu Đỉnh - biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước |
Vị trí | 8 | 6 | 4 | 2 | 1 | 3 | 5 | 7 | 9 |
Tên đỉnh | Dụ Đỉnh | Thuần Đỉnh | Anh Đỉnh | Nhân Đỉnh | Cao Đỉnh | Chương Đỉnh | Nghị Đỉnh | Tuyên Đỉnh | Huyền Đỉnh |
Vua tương ứng | Hàm Nghi | Đồng Khánh | Tự Đức | Minh Mạng | Gia Long | Thiệu Trị | Kiến Phúc | Khải Định | Duy Tân |
Tên đỉnh | Cao | Nhân | Chương | Anh | Nghị | Thuần | Tuyên | Dụ | Huyền |
Cao toàn bộ | 2,5 | 2,31 | 2,27 | 2,25 | 2,31 | 2,325 | 2,45 | 2,337 | 2,31 |
Cao đến miệng | 2,02 | 1,84 | 1,86 | 1,83 | 1,90 | 1,90 | 1,91 | 1,91 | 1,90 |
Chân cao | 1,05 | 0,87 | 0,95 | 0,94 | 0,89 | 0,85 | 0,93 | 0,96 | 0,95 |
Quai cao | 0,48 | 0,42 | 0,41 | 0,42 | 0,41 | 0,425 | 0,54 | 0,427 | 0,41 |
Chu vi thân bàu | 5,07 | 5,04 | 5,035 | 5,055 | 5,08 | 5,047 | 5,06 | 5,10 | 5,05 |
Chu vi cổ | 3.01 | 3.19 | 3,51 | 3,54 | 3,53 | 3,52 | 3,52 | 3,61 | 3,57 |
Chu vi miệng | 4,275 | 4,285 | 4,245 | 4,28 | 4,28 | 4,26 | 4,28 | 4,325 | 4,43 |
Đường kính miệng | 1,38 | 1,365 | 1,35 | 1,37 | 1,37 | 1,365 | 1,37 | 1,38 | 1,41 |
Quai rộng | 0,48 | 0,56 | 0,50 | 0,51 | 0,54 | 0,51 | 0,61 | 0,44 | |
Trọng lượng/ cân tạ | 4307 | 4160 | 3472 | 4261 | 4206 | 3229 | 3421 | 3341 | 3201 |
1kg =1,6 cân | 2601,4 | 2512,6 | 2097 | 2595,7 | 2595,7 | 1950,3 | 2066,3 | 2017,9 | 1935 |
Tầng | Đỉnh CAO | Đỉnh NHÂN | Đỉnh CHƯƠNG | Đỉnh ANH | Đỉnh NGHỊ | Đỉnh THUẦN | Đỉnh TUYÊN | Đỉnh DỤ | Đỉnh HUYỀN |
Trên | Con rồng | Cây ngô đồng | Cây hoa nhài | Con ve | Cây hoa mai | Cây đao | Tổ yến | Cây thông | Cây hoa lan |
Chim trĩ | Chim công | Con gà trống | Con hạc | Con sâu dưa | Chim vành khuyên | Con yểng | Chim vẹt | Chim hói đầu |