Năm trước, chúng ta đã từng chứng kiến sự xuất hiện của bộ ba sản phẩm bo mạch chủ đến từ ASUS để đón đầu nền tảng chipset Z97 của Intel bao gồm Z97-Deluxe, Z97-Pro và Z97-A. Và chiếc bo mạch chủ hôm nay mà tôi sẽ tiến hành unbox cho các bạn xem là chiếc bo mạch chủ Z97-Deluxe phiên bản USB 3.1. Nghe đến USB 3.1 hẳn các bạn đã từng nghe đến chuẩn USB này trong các bài viết công nghệ gần đây, đây là chuẩn USB mới ra để thay thế cho USB 3.0 với tốc độ truyền tải dữ liệu là 10Gb/s cao gấp đôi người tiền nhiệm.
Thật vậy, chiếc bo mạch chủ này có thể nói là một bản nâng cấp của ASUS dành cho Z97-Deluxe và để sự xuất hiện của bo mạch chủ này có ý nghĩa hơn buộc tôi phải chờ đợi các thiết bị sử dụng chuẩn USB 3.1 mới có thể tiến hành đánh giá Z97-Deluxe USB 3.1 được. Vì thế bài đánh giá chi tiết của Z97-Deluxe USB 3.1 sẽ được tiến hành trong tháng 5 tới, đấy là thời điểm các đối tác của chúng tôi trong đó có Kingston sẽ có mẫu sample thiết bị lưu trữ sử dụng chuẩn này và họ sẽ cho chúng tôi mượn để thử nghiệm USB 3.1.
Mặt trước hộp Z97-Deluxe USB 3.1 với tiêu đề USB 3.1 được làm nổi bật bằng một text box màu vàng nhạt cũng như text box tốc độ 10Gb/s ở dưới góc trái nhằm giúp người dùng phân biệt với phiên bản Z97-Deluxe thường. Ngoài điểm khác biệt này thì phần còn lại thì các công nghệ hỗ trợ từ Intel cũng như AMD hay NVIDIA vẫn được giữ nguyên trên phiên bản USB 3.1 của Z97-Deluxe.
Phía sau là toàn bộ các tính năng mà ASUS tích hợp trên Z97-Deluxe USB 3.1, nó gần như không khác mấy so với phiên bản Z97-Deluxe ngoại trừ phần thêm vào USB 3.1.
Mở nắp hộp trước lên tiếp tục là một số tính năng chủ đạo mà ASUS hỗ trợ cho Z97-Deluxe USB 3.1 đã từng xuất hiện ở phiên bản trước đó.
Đây là chiếc bo mạch chủ Z97-Deluxe USB 3.1. Về mặt thiết kế, có thể nói bo mạch chủ này và Z97-Deluxe gần như những người anh em song sinh. Cả hai đều dùng nước sơn bo mạch chủ màu đen cùng tông vàng chủ đạo của dòng phổ thông ASUS. Kích cỡ của Z97-Deluxe USB 3.1 là full ATX và điều này đòi hỏi chủ nhân của chiếc bo mạch chủ này phải có thùng máy chuẩn ATX mới có thể lắp vừa. Khu vực khe cắm mở rộng bao gồm:
2 x PCIe 3.0/2.0 x16 (chạy đơn băng thông x16 hoặc chạy kép băng thông x8)
1 x PCIe 2.0 x16 (chạy tối đa băng thông x4)
4 x PCIe 2.0 x1
Theo như thông số từ nhà sản xuất ASUS đưa ra thì với số lượng khe cắm PCIe x16 như trên, chúng ta có thể chạy được chế độ đa card SLI 4-way hoặc 3-way CrossFire. Tuy nhiên với 3-way CrossFire thì còn hiểu được nhưng 4-way SLI thì tôi vẫn chưa rõ là thiết lập như thế nào khi mà Z97-Deluxe USB 3.1 chỉ có 3 khe PCIe x16 mà thôi? Có khả năng thông số được ASUS đưa ra chưa chính xác vì còn nhớ khi test bo mạch chủ tiền nhiệm Z97-Deluxe thì trong catalog hướng dẫn thiết lập chế độ đa card của nó có nhắc đến là bo mạch chủ này chỉ chạy tối đa 3 card cho hệ thống SLI hoặc CF mà thôi. Qua đây, tôi nghĩ ASUS hình như đã có sai sót trong việc nhập liệu thông số lên trang chủ.
Phía sau bo mạch chủ, ở gần khu vực VRM có 2 miếng backplate nhằm cố định cho tản nhiệt VRM ở mặt trên Z97-Deluxe USB 3.1 và tăng tốc độ dẫn nhiệt ra từ MOSFET. Ngoài ra ở khu vực khe PCI ở dưới chúng ta có thể thấy một con chip điều khiển nhỏ. Đấy là chip TPU điều khiển tự động ép xung hệ thống, và nếu tôi nhớ không lầm thì trên bo mạch chủ này sẽ có 2 con chip TPU như thế vì người tiền nhiệm Z97-Deluxe có số lượng chip TPU tương tự.
Cận cảnh chip TPU phía sau của bo mạch chủ, nó được hàn rất nhiều chân ở dưới nhằm đảm bảo sự kết dính chặt chẽ với thân bo mạch chủ.
Trở lại với mặt trước, phần khu vực cấp nguồn VRM có hệ thống phase nguồn rất khủng bố 16+2 với 16 phase nguồn cho CPU và 2 phase dành cho RAM. Vì thế có thể nói Z97-Deluxe USB 3.1 sẽ chạy rất ổn định với hệ thống cấp nguồn như thế này, chưa kể khả năng ép xung CPU của nó sẽ rất tốt nhờ vào hệ thống phase nguồn cũng như các MOSFET được trang bị tản nhiệt cao cấp.
Phía dưới góc phải bo mạch chủ là chipset cầu nam Z97.
Cũng ở phía dưới Z97-Deluxe USB 3.1 là dàn nút hotkey gồm Clear CMOS, Reset và Power kèm theo đèn LED báo lỗi QCODE. Các thành phần này rất tiện lợi nếu bạn là người dùng benchtable, tuy nhiên tôi nghĩ vị trí đặt nút Clear CMOS (màu đỏ) ở đây không thực sự phù hợp lắm. Giả sử bạn dùng thùng máy nhưng hệ thống gặp lỗi khi ép xung hay đại loại vậy, bạn muốn Clear CMOS để máy boot lại bình thường nhưng không muốn mở thùng máy ra, tuy nhiên nút Clear CMOS lại nằm ngay trên bo mạch. Gặp phải tình huống này, bạn sẽ phải mở thùng máy ra dù muốn hay không và như thế sẽ không hay chút nào. Tốt nhất, nút Clear CMOS nên đặt ở khu vực I/O. Vì khu vực đó sẽ giúp những người dùng thùng máy dễ dàng hơn trong việc Clear CMOS, và thực tế cũng đã có nhiều nhà sản xuất bo mạch chủ khác cũng đã dời nút Clear CMOS về vị trí này, điển hình là MSI và Gigabyte đối với các bo mạch chủ cao cấp của họ.
Như tôi đã có nói trước đó, Z97-Deluxe USB 3.1 có tổng cộng 2 chip TPU, chip đầu tiên nằm ở mặt sau bo mạch chủ và đây là chip còn lại nằm gần chip cầu nam Z97.
Phía dưới chếch bên góc trái của Z97-Deluxe USB 3.1 là khu vực linh kiện âm thanh của bo mạch chủ bao gồm chip xử lý âm thanh Realtek ALC1150 được bọc lớp chống nhiễu EMI CrystalSound 2 nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh không bị nhiễu tạp âm, dàn tụ hóa âm thanh chất lượng cao Nichicon sẽ giúp chất âm của Z97-Deluxe USB 3.1 ấm và trung thực hơn. Chưa hết, các linh kiện âm thanh này đều được cách ly với phần còn lại của bo mạch chủ bằng một đường mạch nằm cả ở mặt trước lẫn mặt sau của bo mạch chủ.
Các khe cắm thiết bị lưu trữ trên Z97-Deluxe USB 3.1 bao gồm:
2 x SATA Express (chip điều khiển Intel và ASMedia)
6 x SATA III bao gồm 4 khe SATA III xám và 2 khe SATA III được trưng dụng cho khe SATA Express chip điều khiển Intel.
4 x SATA III bao gồm 2 khe SATA III đen và 1 khe SATA III được trưng dụng cho khe SATA Express chip điều khiển ASMedia.
1 khe M.2 có thể dùng cho M.2 SSD chuẩn PCIe và SATA III.
Khu vực cổng I/O của Z97-Deluxe USB 3.1 bao gồm:
1 x Toslink
1 x HDMI
1 x Display Port
1 x Thunderbolt
1 x module WiFi ac 2x2
4 x USB 2.0
2 x USB 3.1 (màu xanh ngọc)
4 x USB 3.0
2 x Intel LAN 1Gbps
6 x jack âm thanh 8 kênh
Click to expand...
Phần phụ kiện của Z97-Deluxe USB 3.1 bao gồm:
Sách hướng dẫn
I/O Shield
6 x cáp SATA III
1 x module thu phát sóng WiFi 2x2 chuẩn ac
1 x cầu SLI
Kết thúc phần unbox Z97-Deluxe USB 3.1, hẹn gặp lại các bạn độc giả trong bài đánh giá chiếc bo mạch chủ này một khi tôi nhận được mẫu sample thiết bị USB 3.1 từ đối tác Kingston.
Thật vậy, chiếc bo mạch chủ này có thể nói là một bản nâng cấp của ASUS dành cho Z97-Deluxe và để sự xuất hiện của bo mạch chủ này có ý nghĩa hơn buộc tôi phải chờ đợi các thiết bị sử dụng chuẩn USB 3.1 mới có thể tiến hành đánh giá Z97-Deluxe USB 3.1 được. Vì thế bài đánh giá chi tiết của Z97-Deluxe USB 3.1 sẽ được tiến hành trong tháng 5 tới, đấy là thời điểm các đối tác của chúng tôi trong đó có Kingston sẽ có mẫu sample thiết bị lưu trữ sử dụng chuẩn này và họ sẽ cho chúng tôi mượn để thử nghiệm USB 3.1.
Mặt trước hộp Z97-Deluxe USB 3.1 với tiêu đề USB 3.1 được làm nổi bật bằng một text box màu vàng nhạt cũng như text box tốc độ 10Gb/s ở dưới góc trái nhằm giúp người dùng phân biệt với phiên bản Z97-Deluxe thường. Ngoài điểm khác biệt này thì phần còn lại thì các công nghệ hỗ trợ từ Intel cũng như AMD hay NVIDIA vẫn được giữ nguyên trên phiên bản USB 3.1 của Z97-Deluxe.
Phía sau là toàn bộ các tính năng mà ASUS tích hợp trên Z97-Deluxe USB 3.1, nó gần như không khác mấy so với phiên bản Z97-Deluxe ngoại trừ phần thêm vào USB 3.1.
Mở nắp hộp trước lên tiếp tục là một số tính năng chủ đạo mà ASUS hỗ trợ cho Z97-Deluxe USB 3.1 đã từng xuất hiện ở phiên bản trước đó.
Đây là chiếc bo mạch chủ Z97-Deluxe USB 3.1. Về mặt thiết kế, có thể nói bo mạch chủ này và Z97-Deluxe gần như những người anh em song sinh. Cả hai đều dùng nước sơn bo mạch chủ màu đen cùng tông vàng chủ đạo của dòng phổ thông ASUS. Kích cỡ của Z97-Deluxe USB 3.1 là full ATX và điều này đòi hỏi chủ nhân của chiếc bo mạch chủ này phải có thùng máy chuẩn ATX mới có thể lắp vừa. Khu vực khe cắm mở rộng bao gồm:
2 x PCIe 3.0/2.0 x16 (chạy đơn băng thông x16 hoặc chạy kép băng thông x8)
1 x PCIe 2.0 x16 (chạy tối đa băng thông x4)
4 x PCIe 2.0 x1
Theo như thông số từ nhà sản xuất ASUS đưa ra thì với số lượng khe cắm PCIe x16 như trên, chúng ta có thể chạy được chế độ đa card SLI 4-way hoặc 3-way CrossFire. Tuy nhiên với 3-way CrossFire thì còn hiểu được nhưng 4-way SLI thì tôi vẫn chưa rõ là thiết lập như thế nào khi mà Z97-Deluxe USB 3.1 chỉ có 3 khe PCIe x16 mà thôi? Có khả năng thông số được ASUS đưa ra chưa chính xác vì còn nhớ khi test bo mạch chủ tiền nhiệm Z97-Deluxe thì trong catalog hướng dẫn thiết lập chế độ đa card của nó có nhắc đến là bo mạch chủ này chỉ chạy tối đa 3 card cho hệ thống SLI hoặc CF mà thôi. Qua đây, tôi nghĩ ASUS hình như đã có sai sót trong việc nhập liệu thông số lên trang chủ.
Phía sau bo mạch chủ, ở gần khu vực VRM có 2 miếng backplate nhằm cố định cho tản nhiệt VRM ở mặt trên Z97-Deluxe USB 3.1 và tăng tốc độ dẫn nhiệt ra từ MOSFET. Ngoài ra ở khu vực khe PCI ở dưới chúng ta có thể thấy một con chip điều khiển nhỏ. Đấy là chip TPU điều khiển tự động ép xung hệ thống, và nếu tôi nhớ không lầm thì trên bo mạch chủ này sẽ có 2 con chip TPU như thế vì người tiền nhiệm Z97-Deluxe có số lượng chip TPU tương tự.
Cận cảnh chip TPU phía sau của bo mạch chủ, nó được hàn rất nhiều chân ở dưới nhằm đảm bảo sự kết dính chặt chẽ với thân bo mạch chủ.
Trở lại với mặt trước, phần khu vực cấp nguồn VRM có hệ thống phase nguồn rất khủng bố 16+2 với 16 phase nguồn cho CPU và 2 phase dành cho RAM. Vì thế có thể nói Z97-Deluxe USB 3.1 sẽ chạy rất ổn định với hệ thống cấp nguồn như thế này, chưa kể khả năng ép xung CPU của nó sẽ rất tốt nhờ vào hệ thống phase nguồn cũng như các MOSFET được trang bị tản nhiệt cao cấp.
Phía dưới góc phải bo mạch chủ là chipset cầu nam Z97.
Cũng ở phía dưới Z97-Deluxe USB 3.1 là dàn nút hotkey gồm Clear CMOS, Reset và Power kèm theo đèn LED báo lỗi QCODE. Các thành phần này rất tiện lợi nếu bạn là người dùng benchtable, tuy nhiên tôi nghĩ vị trí đặt nút Clear CMOS (màu đỏ) ở đây không thực sự phù hợp lắm. Giả sử bạn dùng thùng máy nhưng hệ thống gặp lỗi khi ép xung hay đại loại vậy, bạn muốn Clear CMOS để máy boot lại bình thường nhưng không muốn mở thùng máy ra, tuy nhiên nút Clear CMOS lại nằm ngay trên bo mạch. Gặp phải tình huống này, bạn sẽ phải mở thùng máy ra dù muốn hay không và như thế sẽ không hay chút nào. Tốt nhất, nút Clear CMOS nên đặt ở khu vực I/O. Vì khu vực đó sẽ giúp những người dùng thùng máy dễ dàng hơn trong việc Clear CMOS, và thực tế cũng đã có nhiều nhà sản xuất bo mạch chủ khác cũng đã dời nút Clear CMOS về vị trí này, điển hình là MSI và Gigabyte đối với các bo mạch chủ cao cấp của họ.
Như tôi đã có nói trước đó, Z97-Deluxe USB 3.1 có tổng cộng 2 chip TPU, chip đầu tiên nằm ở mặt sau bo mạch chủ và đây là chip còn lại nằm gần chip cầu nam Z97.
Phía dưới chếch bên góc trái của Z97-Deluxe USB 3.1 là khu vực linh kiện âm thanh của bo mạch chủ bao gồm chip xử lý âm thanh Realtek ALC1150 được bọc lớp chống nhiễu EMI CrystalSound 2 nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh không bị nhiễu tạp âm, dàn tụ hóa âm thanh chất lượng cao Nichicon sẽ giúp chất âm của Z97-Deluxe USB 3.1 ấm và trung thực hơn. Chưa hết, các linh kiện âm thanh này đều được cách ly với phần còn lại của bo mạch chủ bằng một đường mạch nằm cả ở mặt trước lẫn mặt sau của bo mạch chủ.
Các khe cắm thiết bị lưu trữ trên Z97-Deluxe USB 3.1 bao gồm:
2 x SATA Express (chip điều khiển Intel và ASMedia)
6 x SATA III bao gồm 4 khe SATA III xám và 2 khe SATA III được trưng dụng cho khe SATA Express chip điều khiển Intel.
4 x SATA III bao gồm 2 khe SATA III đen và 1 khe SATA III được trưng dụng cho khe SATA Express chip điều khiển ASMedia.
1 khe M.2 có thể dùng cho M.2 SSD chuẩn PCIe và SATA III.
Khu vực cổng I/O của Z97-Deluxe USB 3.1 bao gồm:
1 x Toslink
1 x HDMI
1 x Display Port
1 x Thunderbolt
1 x module WiFi ac 2x2
4 x USB 2.0
2 x USB 3.1 (màu xanh ngọc)
4 x USB 3.0
2 x Intel LAN 1Gbps
6 x jack âm thanh 8 kênh
Click to expand...
Phần phụ kiện của Z97-Deluxe USB 3.1 bao gồm:
Sách hướng dẫn
I/O Shield
6 x cáp SATA III
1 x module thu phát sóng WiFi 2x2 chuẩn ac
1 x cầu SLI
Kết thúc phần unbox Z97-Deluxe USB 3.1, hẹn gặp lại các bạn độc giả trong bài đánh giá chiếc bo mạch chủ này một khi tôi nhận được mẫu sample thiết bị USB 3.1 từ đối tác Kingston.