USB Type-C, Wireless Charging, Fast Wireless Charging: nên lựa chọn tính năng nào?

usb-type-c-macro-image-w782.jpg


Với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực sạc pin các thiết bị di động, chúng ta ngày càng đón nhận nhiều phương thức khác nhau để thực hiện việc này. Không chỉ đơn thuần là việc cắm sạc trực tiếp từ nguồn điện trong nhà hay máy tính và kết nối với thiết bị di động thông qua cáp USB, giờ đay, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn có thể kể đến như USB Type-C, Wireless Charging, sạc nhanh, hay là sự kết hợp giữa sạc không dây lẫn sạc nhanh. Tât cả đều mang trong mình một mục đích, chính là cung cấp cho người dùng một sự tiện lợi tối đa trong quá trình sử dụng thiết bị của chính họ. Tuy nhiên thì công nghệ nào tốt nhất, vừa đảm bảo tốc độ, vừa đảm bảo tuổi thọ cho pin? Mọi lựa chọn sẽ được sáng tỏ thông qua bài viết mà các bạn sẽ được đọc dưới đây.

USB Type-C

usb-type-c.jpg

Được phát triển từ công nghệ sạc thông qua cổng microUSB, cổng USB Type-C chính thức xuất hiện và hứa hẹn sẽ thay thế hoàn toàn USB 2.0 trong việc sạc các thiết bị di động bởi những tính năng ưu việt đượt nghiên cứu và phát triển thông qua thói quen sử dụng của người dùng.

Trước đây, trên cổng microUSB, người dùng phải kết nối cáp đúng chiều nếu như không muốn phá hư cổng sạc, cũng như làm gãy lõi truyền nằm ngay chính giữa, mặc dù thoạt trông chúng có vẻ khá cứng cáp nhưng thật ra chỉ một tác động không đúng cũng khiến bạn gặp rắc rối, và tệ hơn nữa là phải thay thế hoàn toàn, nhưng việc này không hề dễ dàng một chút nào.

Tuy nhiên thì rắc rối đó hoàn toàn được giải quyết với Type-C khi mang trong mình thiết kế đối xứng, đồng nghĩa là việc bạn có thể cắm dây sạc vào thiết bị bằng bất cứ chiều nào, đồng thời lõi truyền cũng được làm dày hơn nhằm giảm thiểu một cách tối đa các rắc rối mà chúng ta sẽ gặp trước đây trong toàn bộ thời gian sử dụng thiết bị, nâng cao tuổi thọ của chúng lên rất nhiều.

Không những thế, việc truyền dữ liệu thông qua cổng USB Type-C cũng tương đối cao, khi cho tốc độ lý thuyết lên đến 10GB/s, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sở hữu chúng. USB Type-C hiện nay có nhiều loại, và chỉ những cổng nào sử dụng công nghệ truyền có mặt trên cáp USB 3.1 mới có thể đạt được tốc độ kể trên. Hiện nay trên thị trường, có một số thiết bị như OnePlus 2, mặc dù mang trong mình cổng Type-C nhưng lại sử dụng cáp kết nối chuẩn USB 2.0, đồng nghĩa với việc nó chỉ tận dụng ưu thế về thuận tiện khi sử dụng, còn việc truyền nhận thì vẫn ì ạch chẳng khác gì với USB 2.0 hiện nay, chứ chưa kể đến việc sạc pin cũng chỉ đạt mức công suất trên chuẩn cũ trước đây.

Trên lý thuyết, USB Type-C có thể cung cấp công suất 100W tại nguồn điện 20V, nhưng phần lớn trên smartphone, chúng ta chỉ đạt được khoảng 18W-24W do điện áp cung cấp cho các thiết bị này nhỏ hơn so với con số 20V (thường hiện nay chỉ nằm trong tầm 5V). Tuy nhiên, trong tương lai, các cổng sạc uSB Type-C trên smartphone có thể được nâng lên mức 36W tại điện áp 12V, ngang bằng với việc sạc trên các laptop, và dĩ nhiên sẽ rút ngắn thời gian đi một cách đáng kể.

Sạc không dây (Wireless Charging)

wireless-charging.jpg

Wireless Charging mang lại cho chúng ta rất nhiều sự tiện lợi. Đầu tiên là kể đến việc loại bỏ hoàn toàn dây nối giữa thiết bị và bộ sạc. Nghe có vẻ đơn giản nhưng hiệu quả đem lại là vô cùng lớn. Chắc chắn trong số chúng ta, những ai đang sử dụng smartphone đều có ít nhất một lần vô tình kéo trúng sợi dây cáp rắc rối đó, và dĩ nhiên là không ít lần chúng ta có cảm giác hú hồn rằng chỉ còn chút nữa là thiết bị rơi xuống đất trong khi sạc chỉ vì vô tình vấp phải sợi dây cáp như trước đây, chưa nói đến là việc bạn phá hỏng thiết bị nữa.

Kế đến là việc có thể sạc thiết bị trong tầm vực phủ sóng của bộ sạc bạn đang sử dụng, có nghĩa là chúng ta vẫn có thể cầm thiết bị đi qua đi lại trong khi nó vẫn đang sạc, loại bỏ việc phải cứ ngồi một chỗ bên cạnh nguồn điện để sử dụng, khá là bất tiện.

galaxy-s6-qi.jpg

Tuy nhiên thì không phải là Wireless Charging không có nhược điểm của riêng mình, mà ngược lại, còn khá nhiều là đằng khác.

Nhược điểm lớn nhất có thể kể đến chính là sự tương thích. Sau nhiều năm phát triển, tính đến thời điểm này, có 3 chuẩn Wireless Charging chính có mặt thị trường: Qi, PMA, và WPC. Thông thường, đa số thiết bị sở hữu tính năng này chỉ mang trên mình một chuẩn duy nhất, ngoại trừ Galaxy S6 Edge Plus và Galaxy Note 5 có đồng thời cả Qi và PMA. Điều này kéo theo việc khó khăn trong quá trình tìm kiếm các bộ sạc tương ứng với các chuẩn riêng biệt, và dĩ nhiên nếu chúng ta có 3 thiết bị với 3 chuẩn Qi, PMA và WPC thì chúng ta cần đến 3 bộ sạc khác nhau, thay vì 1 bộ duy nhất như khi sạc thông qua cáp USB.

Thứ hai là tốc độ sạc. Dĩ nhiên là so với sạc có dây, thì Wireless Charging có tốc độ chậm hơn hẳn, ngay cả khi mà bạn để bộ sạc và thiết bị ngay cạnh nhau, chứ chưa nói đến việc mang nó đi loanh quanh trong nhà do cường độ sóng sẽ giảm dần theo khoảng cách, cộng thêm việc bị hấp thụ bởi các vật cản xung quanh nữa.

Theo lý thuyết, Wireless Charging cho tốc độ sạc chỉ bằng 80% so với cổng USB thông thường, và dĩ nhiên trong điều kiện thực tế, nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố, ngoài khoảng cách đã được nhắc đến ở trên, thì chất liệu cũng như công nghệ sản xuất cũng chiếm một phần không nhỏ, và thường thì con số 80% đó giảm xuống chỉ còn 50%, đôi khi còn thấp hơn rất nhiều. Cụ thể như khi so sánh giữa Qi và USB Type-C, trong khi Type-C cho công suất lên đến 100W, thì Qi chỉ đạt 5W, tức là 5%, vô cùng nghèo nàn và đáng thất vọng.

Bên cạnh đó, giá thành của các bộ đế sạc của Wireless Charging hiện nay cũng tương đối cao. Trung bình, chúng ta chỉ cần bỏ ra $5 (tầm 100 ngàn) là có thể sở hữu chất lượng đến từ USB Type-C, trong khi đó, bộ đế sạc Wireless Charging của Samsung, một hãng nổi tiếng, thì con số này được tăng lên gấp 10, tức là tới $50. Ngay cả thị trường trôi nổi thì con số này cũng đã $20 do một hãng không tên tuổi nào đó tạo nên, và chất lượng thì chẳng ai đảm bảo được.

Sạc nhanh (Fast Charging)

turbo-charge.jpg

Sạc nhanh (Fast Charging) thực sự là một công nghệ tuyệt vời từng được phát minh ra mặc dù nó cũng không còn quá mới mẻ và xa lạ nữa, khi mà những thiết bị như Droid DNA hay Nexus 4 đều đã sở hữu chúng trên công nghệ Quick Charge 1.0 của Qualcomm.

Những ưu thế của chế độ Fast Charging đã được khẳng định ngay từ phiên bản đầu tiên khi cho tốc độ cao hơn 40% so với thông thường, và con số này tiếp tục tăng thêm trong các phiên bản tiếp theo, với 75% ở bản 2.0, và con số này đã lên đến 400%, một tốc độ không tưởng trong phiên bản mới nhất – Qualcomm Quick Charge 3.0 sẽ có mặt cùng với vi xử lí Snapdragon 820. Nhanh là thế, nhưng mà liệu Fast Charging có mang lại lợi ích nào khác nữa hay không?

motorola-quick-charger-6-w782.jpg

Như chúng ta đã từng biết thì tuổi thọ của pin trên các thiết bị di động mà chúng ta đang sử dụng trong ngày hôm nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể đến như số lần sạc, nhiệt độ, độ ẩm của môi trường, và các tác động khác. Pin Li-ion ngày nay không còn chế độ nhớ như trong các viên pin được sản xuất trên công nghệ cũ trước đây, đồng nghĩa là chúng ta có thể sạc bất kì lúc nào cần thiết, và dĩ nhiên là cũng không cần lúc nào phải nạp đầy rồi mới được rút ra. Tuy nhiên thì cứ mỗi lần cắm sạc, thì việc tính vòng sạc của pin bắt đầu. Với việc sạc nhanh (Fast Charging), thì chúng ta sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian, đồng thời giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng hơn so với thông thường vô cùng hiệu quả.

Kết hợp giữa sạc nhanh và sạc không dây (Fast Wireless Charging)

samsung-charging-station-w782.jpg

Fast Wireless Charging là tính năng hoàn toàn mới của Samsung có mặt trên trên bộ sạc không dây có mặt trên Note 5 và S6 Edge Plus với sự tương thích hoàn toàn với các bộ đế sạc Wireless Charging có mặt hiện nay. Nhưng liệu có sự khác biệt giữa nó với Wireless Charging truyền thống hay không?

Theo Samsung cho biết, với việc bổ sung thêm Fast Charging vào Wireless Charging có mặt trên Note 5 lẫn S6 Edge Plus hứa hẹn cho tốc độ nhanh gấp 1.4 lần so với Qi truyền thống, và sẽ đạt mốc 15W, tức gấp 3 lần so với chuẩn thông thường. Theo thực tế thử nghiệm trên 2 thiết bị mới nhất của Samsung, Fast Wireless Charging cho tốc độ cao hơn 50%, nhưng điều đó cũng đã đủ để mở ra một trang mới trong công nghệ được coi là còn nhiều hạn chế này.

Không những thế, mặc dù hiện nay chỉ có 2 thiết bị của Samsung may mắn sở hữu tính năng này, nhưng trong tương lai thì số lượng thiết bị còn sẽ được tăng lên nhiều lần bởi ưu điểm mà nó mang lại, và chúng ta sẽ có những thiết bị có khả năng sạc không dây nhưng tốc độ cao hơn so với những gì có được trong thời điểm hiện tại.

Tổng kết

Kết quả dường như là quá rõ ràng trong cuộc đối đầu lần này khi mà USB Type-C lẫn Fast Charging đang có vẻ chiếm ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ khác, nhưng mọi thứ vẫn có thể thay đổi trong tương lai khi mà Fast Wireless Charging vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chúng ta chưa biết được rằng nó sẽ mang lại cho chúng ta những tính năng như thế nào khi mà công nghệ đang phát triển với một tốc độ chóng mặt như vậy.

Theo Android Pit
 
  • Chủ đề
    charging fast sạc nhanh sac pin smartphone turbo wireless
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,212
    Thành viên mới nhất
    abc123321 dàgh
    Top