Vài nét văn hóa truyền thống ở Bạc Liêu

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở BẠC LIÊU

Bạc Liêu xưa nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về “Công tử Bạc Liêu”, nhưng cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã làm sáng danh địa phương với bài “Dạ cổ hoài lang” bất hủ.


Dạ Cổ Hoài Lang

click [AH][FLASH]http://static.mp3.zing.vn/skins/gentle/flash/mp3player.swf?xmlURL=http://mp3.zing.vn/play/?pid=IWZAOC89||4&songID=0&autoplay=false&wmode=transparent[/FLASH][/AH]để nghe bài hát Dạ cổ hoài lang - Cao Văn Lầu

P5-417-4.jpg


Tác phẩm Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu (có nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) ra đời vào năm 1919. Tác giả muốn qua tâm sự của người phụ nữ nhớ chồng để nói điều lớn hơn. Đó là nỗi niềm của những người dân trên vùng đất mới được khẩn hoang trước biết bao những bất công của xã hội và những đau khổ do chiến tranh gây ra.



Thăm nhà công Tử Bạc Liêu

P6-369-4.jpg





"Công tử Bạc Liêu", danh xưng đó đã ra đời cùng nhiều giai thoại được mọi người truyền tụng đến ngày nay. Công tử Bạc liêu là một nhân vật có thật, là con một địa chủ giàu khét tiếng tại đất Bạc liêu và cùng những giai thoại về Công tử Bạc liêu có tên Ba Huy ăn chơi nổi tiếng.

Đặc sản Bạc Liêu

Là xứ biển, nên đến Bạc Liêu, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản của đại dương: lẩu cá khoai, cháo cá khoai; nghêu, sò, ốc, hến, sam, nhưng ngon nhất là sò huyết, cua gạch son luộc chấm muối tiêu chanh; ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa; cua đá, hàu tái chanh mù tạt...


Cũng như Cà Mau, Bạc Liêu là vùng đất tận cùng của đất nước mới được khai phá từ đầu thế kỷ 18. Trước đó Bạc Liêu còn là nơi hoang vu, sau được người Hoa gốc Triều Châu đến đây lập thành làng xóm, sống bằng nghề hạ bạc.

Bức tranh đất Bạc Liêu thủa ấy được mô tả qua câu ca dao:
Bạc Liêu là xứ quê khờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

Địa danh Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Triều Châu là Pò Léo, có nghĩ là xóm chài lưới (hạ bạc).Từ vùng đất hoang vu, những món ăn dân dã được hình thành qua khâu nấu nướng, pha chế rất mộc mạc, đơn sơ, không đòi hỏi nhiều gia vị cầu kỳ, chủ yếu là món nướng và luộc. Vậy đừng lầm mà chê món luộc và nướng đấy nhé! Luộc, tuy đơn giản mà vẫn ngon, ăn thấy lạ miệng. Nướng, không cầu kỳ nhưng rất hấp dẫn, chỉ "thấy" và "hít" đã thèm rồi.

Nếu có dịp đặt chân đến đất Bạc Liêu các bạn sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn vừa ngon vừa lạ tai lại rất lạ miệng. Ví như lẩu mắm mà ăn với các loại rau đồng như bông súng, rau dừa thì chê vào đâu được. Ăn với cơm gạo trắng, ăn mãi quên no. Rồi đến các món cá lóc kho tộ ăn với dưa bồn bồn, bún nước lèo cá lóc, cá lóc nướng trui rơm, dù không phải là dân nhậu thì sớm muộn gì cũng thành nghiền. Nhiều món như khô cá sặc trộn gỏi xoài xanh và nước mắm đường, gỏi ngó sen với tôm luộc, lẩu dưa chua, tôm khô ăn với dưa kiệu khề khà vài li rượu đế nữa thì quá tuyệt! Còn bữa ăn thường mà có thêm tô canh chua bông so đũa, khô cá khoai hay đĩa cá rô chiên xù ăn với nước mắm gừng nữa thì quá đã!

ngheu-3-to.jpg


Bạc Liêu còn có các loại nghêu sò, ốc, hến bày bán rất nhiều, dường như quanh năm lúc nào cũng có, từ loại còn tươi roi rói ở bến ghe, bến chợ cho đến món nhậu còn đang bốc hơi ở hàng quán. Ngon nhất là món sò huyết, cua gạch son luộc với muối tiêu chanh, ốc lác luộc với cơm mẻ sả ớt hay với nước mắm gừng, ốc len hầm sả…

Có lẽ các món ăn ở Bạc Liêu quá phong phú và hấp dẫn cho nên nhiều chàng trai ở xứ khác đến đây ăn mà quên ngày về.

Còn nói đến trái cây thì nhãn là đặc sản nổi tiếng nhất. Dọc theo dải đất chạy dài ven biển là những vườn nhãn nối tiếp nhau dài hàng chục kilômét. Những vườn nhãn ở đây có tuổi đời ít ra cũng hơn trăm năm cho nên tán lá xum xuê, phủ một màu xanh bạt ngàn, tít tắp. Khách muốn ăn nhãn cứ đến tại vườn, nằm trên chiếc võng đã được chủ cột sẵn ở mỗi gốc cây, vừa đu đưa ăn nhãn vừa nghe ca vọng cổ hay kể chuyện dài về "công tử Bạc Liêu" thời xưa…

Nhãn Bạc Liêu thật ra được trồng ở Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, trái nhỏ, có màu da vàng sẫm như da bò nên thường gọi là nhãn da bò. Nhãn Bạc Liêu cơm dày, mỏng vỏ, thơm tho, vị ngọt đậm đà, thanh mát, được mô tả qua câu ca:

Nhãn Vĩnh Châu cơm dày, mỏng vỏ
Mía Trà Nho ngọt gắt đâu bằng




So với nhãn các nơi khác ở Nam Bộ như nhãn Cần Thơ, nhãn Vĩnh Long, thì nhãn Bạc Liêu hơn hẳn và được người tiêu dùng rất ưa thích.

Nếu có dịp nào các bạn đi du lịch về phương Nam, đến vùng đất Mũi, nhớ ghé lại Bạc Liêu để thăm danh lam thắng cảnh và thưởng thức các món ngon vật lạ ở đây, chắc chắn các bạn sẽ có nhiều kỷ niệm và nhiều ấn tượng khó quên
 
  • Chủ đề
    2007 bạc bạc liêu bài hát bất hủ cà mau cần của dài flash hay hóa lịch liêu màu mọi nhất nổi tiếng phá phát thăm thành văn với vườn nhãn
  • Top