Văn lớp 10: Phân tích cảm nhận của em về bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nêu cảm nghĩ của em bình giảng thuyets minh và phân tích bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ trong chương trình ngữ văn lớp 10

“Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Mùa thu từ bao lâu nay luôn là chất men làm đắm say bao tâm hồn thi sĩ. Trời thu trong xanh, khí thu dịu mát, cảnh thu trong sáng chính là chất xúc tác làm đắm say, mê mải bao tâm hồn nhạy cảm, mãnh liệt trong suối rượu nguồn tình của th nhân. Bản thân màu thu đã gợi sự buồn bã, âu sầu chính vì thế những ban rca về thu luôn mang giai điệu nhẹ nhàng, buồn bã, ảm đạm. Ta từng bắt gặp Tam thu bất tuyệt của Nguyễn Khuyến, Cảm thu của Lí Bạch, đến thơ mới, Xuân Diệu với chiếc áo tân kì của mình góp vào một khúc “đây mùa thu tới” với điệu mới hẳn. Và đây, ta lại bắt gặp chút buồn rải rác trong hồn thơ của bậc thi thánh Đỗ Phủ trong bài “thu hứng”. hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích bài thơ “thu hứng”nhé. với đề bài này, các bạn cần phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

cam-nghi-bai-tho-thu-hung.jpg

Mùa thu​

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN CẢM NGHĨ BÀI THƠ “THU HỨNG”
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2.THÂN BÀI:
Nội dung;
  • Bức tranh mùa thu hoang vu, lạnh lẽo, tiêu điều.
  • Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhưng mênh mông đến rợn ngợp.
  • Bức tranh ngoại cảnh chính là tâm cảnh: nỗi lòng buồn bã, cô đơn của nhà thơ.

Nghệ thuật:
  • Từ ngữ giàu sức gợi, hàm súc cô đọng.
  • Vận dụng biện pháp nghệ thuật linh hoạt, sáng tạo.
  • Cách sử dụng các điển tích, điển cố.
  • Nhịp thơ chậm, đều đặn.
  • Giọng buồn bã, chua xót, cô đơn.


3.KẾT BÀI:
Khẳng định tài năng nghệ thuật tác giả.
Đóng góp của Đỗ Phủ.

BÀI VĂN PHÂN TÍCH, CẢM NGHĨ BÀI THƠ THU HỨNG
Đỗ Phủ được mệnh danh là bậc thi thánh trong nền văn học Trung Hoa. Tơ của ông chất chứa một nỗi sầu tâm sự, một tấm lòng nhân đạo bao la đồng cảm bởi sự thấu hiểu và thương cảm cho những số phận bất hạnh. Cũng viết về đề tài mùa thu, và với giọng điệu buồn bã, âu sầu muôn thuở, thì Thu hứng của Đỗ Phủ đã góp thêm một tiếng nói sâu sắc, phong phú cho mùa thu của thiên nhiên.

Bài thơ giống như một khúc ca thu não nề và buồn bã cả một tấm lòng cô đơn:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch thơ:
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.”
Mở đầu bài thơ là khung cảnh rừng phong hoang vu lạnh lẽo, thậm chí điêu tàn và sơ xác. Ngàn núi đều nhuốm màu điêu thương, lạnh lẽo, sơ xác đến tàn tạ. những từ láy gợi hình, biểu cảm như “hiu hắt, lác đác” một lần nữa nhấn mạnh vẻ đẹp hoan vu, mênh mông rợn ngợp nơi đây. Đỗ Phủ sử dụng thành công những thi liệu cổ điển, hình ảnh ước lệ, nhắc tới mùa thu là nhớ tới rừng phong, hạt móc sương sa. Cả rừng phong và sương đêu là những dấu hiệu báo mùa thu ở Trung Quốc. Trước đây, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã sử dụng thi liệu cổ ấy như một biểu tượng cho mùa thu, cho sự xa cách, cô đơn và hoang:
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.

Sương trắng cũng tượng trưng cho mùa thu, cho sự lạnh lẽo. Sương móc sa dày đặc làm xơ xác cả rừng phong. Nét tiêu điều của cảnh vật hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ, ảm đạm, lạnh lẽo. Bức tranh mùa thu tiếp tục được khắc họa với những nét đặc tả đầy ấn tượng:
“Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.”

Không gian mênh mông hoang vu lại được tô đậm bởi hình ảnh sóng gợn lưng trời. Cái cao rộng và sâu hun hút của lòng sông và bầu trời kết hợp tạo cho người đọc cảm giác ngột ngạt, khó thở đến bức bách. Mây đùn cửa ải xa, là một cách diễn đạt tinh tế của nhà thơ khi nhưng đám mây đang xâm lấn và bao trùm vạn vật, càng gia tăng sự trống trải, cô đơn. Nếu ở hai câu trên, cảnh sắc nhuốm màu bi thương tàn tạ thì ở đây cảnh sắc lại có phần vừa hoành tráng vừa dữ dội. Hai cặp câu như bổ sung cho nhau lột tả được hai nét đặc sắc của phong cảnh vùng Vu sơn Vu giáp vừa âm u, vừa hùng vĩ. Đến những câu thơ tiếp theo, nỗi lòng của nhà thơ càng được bộc lỗ rõ nét:
“Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình quê.”

Hình ảnh khóm cúc tuôn dòng lệ hay chính là đôi mắt buồn bã cô đơn và xa xăm của nhà thơ đang ngân rơi những giọt lệ. Những giọt lệ của nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, xứ sỏ giống như những cánh hoa cúc nhỏ thầm lặng. hình ảnh con thuyền cũng là một biểu tượng quen thuộc trong thi ca cổ. Con thuyền ấy chính là phương tiện chuyên chở cho cái khát vọng được quay trở về quê hương, xứ sở, được đoàn viên hạnh phúc đang chới với, chơi vơi trong không gian mênh mông, rợn ngợp của sông nước nơi đây. Nhưng con thuyền ấy cũng chỉ là ‘cô chu”, con thuyền cô đơn, lẻ loi đơn chiếc một mình trôi dạt, vô định nơi phương trời mà thôi. Câu thơ giống như dòng lệ xót của Đỗ Phủ đang tuôn chảy trên từng từ, từng chữ. Và đến câu thơ cuối, có sự xuất hiện của hình ảnh con người, của âm thanh xôn xao. Nhưng liệu đấy có phải là âm thanh tươi vui của sự sống hay không hay đó chỉ là một cách để Đỗ Phủ bày tỏ sự buồn bã, thê lương của khung cảnh nơi đây.
“Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước
Thành bạch chày vang bóng ác tà.”

Khí thu lạnh lẽo như nhắc nhở mọi người rằng mùa đông sắp đến, phải chuẩn bị nhanh nhanh cho việc may áo ấm. Lúc này, Loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước chưa yên, chồng con của bao người còn trấn giữ nơi ải xa, nỗi lo còn đó. Trời tối rồi (mộ), không nhìn thấy gì nữa, nhà thơ chỉ nghe thấy tiếng chày đập vải và chạnh lòng nghĩ tới những người lính thú nơi quan ải. Âm thanh của mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra nỗi buồn nhớ mênh mang.

Bằng một tâm hồn thu buồn mênh mang, cô đơn những vần thơ của Đỗ Phủ đã gây ám gợi lòng người đọc bở mùa thu buồn, cô đơn và lạnh lẽo. Sự kết hợp tà tình của các từ láy gợi cảm những hình ảnh ẩn dụ, những chất liệu cổ điển và hình ảnh ước lệ, Đỗ Phủ đã một lần nữa mở ra một không gian nghệ thuật đầy thu cho độc giả, một lần nữa góp thêm vào cho bản tình ca mùa thu của văn học một nét riêng.
 
  • Chủ đề
    cam nghi do phu thu hung van lop 10 văn mẫu
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,667
    Bài viết
    467,441
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top