Văn lớp 11: Phân tích cảm nhận bài thơ Tràng Giang hay nhất

Hướng dẫn đề bài phân tích bài thơ tràng giang hay nhất của Huy Cận ngữ văn lớp 11. Xuyên suốt quá trình lịch sử văn học Việt Nam mỗi một giai đoạn văn học lại mang một nét đặc sắc riêng, một sự độc đáo không pha trộn vào nhau được. Trong đó phải kể đến phong trào Thơ Mới đã để lại những tác phẩm, những đứa con tinh thần còn in đậm trong tâm trí độc giả về một thời đại xảy ra nhiều “cuộc biến thiên”. Sẽ còn mãi những vần thơ trong sáng của Thế Lữ, những câu văn đượm buồn của Thạch Lam, nhưng tiếng thơ kì dị của Chế Lan Viên, những từ ngữ táo bạo mang đầy sự băn khoăn rạo rực của thi sĩ Xuân Diệu..... và những giai âm thấm đẫm nỗi buồn ảo não của Huy Cận. Và thi phẩm “tràng giang” là một minh chứng rõ nhất. Trong chương trình Ngữ văn 11 ta thường gặp đề văn “ phân tích bài thơ tràng giang”. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp định hương các bạn tốt nhất, hiệu quả nhất trong quá trình học và làm bài. Để giải quyết được đề văn này chúng ta cần nắm vững nội dung và dụng ý nghệ thuật của bài.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TRÀNG GIANG HAY NHẤT
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới (1932-1941). Những vần thơ Huy Cận khiến lòng người da diết, mang một nỗi buồn man mác về thế sự đương thời. Trong đó bài “Tràng giang” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất. Bài thơ in trong tập “lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Nói về nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn cô đơn bơ của con người ngay giữa quê hương mình.
Toàn bài thơ được chia bố cục làm 4 phần tương ứng với 4 khổ thơ, điều đặc sắc là chúng ta có thể coi mỗi một khổ là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất đăng đối.
Mở đầu bài thơ đã mở ra không gian trời đất sông nước tràng giang bao la, rộng lớn:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Ngay từ nhan đề bài thơ “tràng giang” cũng đã gợi ra độ dài miên man cùng với độ rộng bao la. Đồng thời khổ thơ mở ra bức tranh sông nước bao la mênh mông và xen lẫn chút dư vị buồn của tâm trạng con người. “gợn” một động từ gợi ta liên tưởng đến những con sóng nhỏ lăn tăn trăn mặt nước, cứ từng đợt từng đợt lăn do gió hiu hiu thổi. Qua đó gợi ra không khí tĩnh lặng bao trùm lấy không gian. Thật “ người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” ! mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc bấy giờ.

Điệp từ “điệp điệp” thực sự thành công khi diễn tả nỗi lòng tuy nhẹ những dai dẳng triền miên. Hình ảnh “con thuyền” xuất hiên nổi bật giữa sông nước đất trời càng trở nên đơn độc, nhỏ bé xiết bao. Từ láy “song song” đồng thời nói nên nhịp chảy đều đều mà cũng đầy sự nhạt nhòa, không chút gợn tình. Tác giả sử dụng cặp từ ngược hướng “ thuyền về nước lại sầu trăm ngả” phải chăng là sự chia li, khởi đầu cho nỗi sầu trăm ngả.

Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô lạc mấy dòng” như càng thêm nhấn mạnh sự tầm thường nhỏ bé, vô giá trị, không chỉ là vật rơi khô gãy. Lại còn là một cành củi thậm chí là “khô”, quá tầm thường nhỏ bé, thiếu sức sống. Trôi dạt vô hướng giữa không gian rộng lớn, ẩn chứa sau đó là những kiếp người và cái tôi lạc loài trong phong trào thơ mới của Huy Cận.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.”
Tác giả sử dụng các tính từ “lơ thơ, đìu hiu, chót vót” dường như thành công trong việc khắc họa bức tranh sông nước tràng giang bao la. Từ láy “lơ thơ” gợi lên sự ít ỏi vắng vẻ đến nhỏ nhoi, một sự cô quạng giữa không gia mênh mông chỉ có cồn nhỏ vắng vẻ. Nhân vật trữ tình cố gắng lắng nghe, tìm kiếm đâu đó sự sống con người nhưng tất cả chỉ có thể là âm thanh của một phiên chợ chiều đang vãn đi. Hai câu thơ cuối tác giả sử dụng biến pháp đối “nắng xuống” đối với “chiều lên”, “sông dài” đối với “trời rộng”,”sâu chót vót” với “bến cô liêu”. Động từ ngược hướng lên xuống gợi nên cảm giác chuyển động rõ rệt. Gợi nên chiều cao và sâu không gian được mở vô biên. Một nỗi buồn thấm vào tạo vật con người hiện lên với trạng thái cô đơn.
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Đến khổ thơ thứ ba thì xuất hiện hình ảnh “cánh bèo” vô định, không đơn thuần là cánh bèo không tìm thấy hướng đi của thiên nhiên. Mà đó cũng chinh là nỗi niềm thế sự của một thế hệ thanh niên Việt Nam đương thời khi sống giữa ngã ba đường, giữa cảnh đất nước loạn lạc, bế tắc. Giữa không gian bao la ấy, giữa toàn cảnh vũ trụ rộng lớn ấy không mảy may một bóng người. Bởi chuyến đò, cây cầu chính là dấu hiệu, là biểu hiện của sự sống thì ngay cả nay đây cũng không có. Dùng cách nói phủ định để khẳng định sự cô quạnh, vắng vẻ, thiếu sự sống. Chỉ có “lặng lẽ bờ xanh tiếp bão vàng” chỉ là thiên nhiên. Đó là sự cô đơn, cảm giác bất an của một cái tôi thơ mới.
“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Khổ cuối dường như thiên nhiên như mờ ảo dần, hình ảnh “đùn núi bạc” là không gian hùng vĩ, tráng lệ. Đối lập với không gian hùng vĩ tráng lệ đó là “chiem nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Nếu những dòng thơ trên ta thấy được rõ dấu ấn cổ điển thì đến đây ta đã bắt gặp yếu tố hiện đại, cánh chim bé nhỏ đang cô vươn cao lên trong buổi chiều tà ấy. Cái tôi thơ mới mang một nỗi buồn nhưng có cả sự thức tỉnh. Hai câu cuối bài thơ “lòng quê dờn dợn vời con nước/ không khói hoàng hôn cũng nhớ nhá” là nỗi lòng hoài hương. Đứng trên mảnh đất quê hương mà vẫn “nhớ nhà”, đó là nỗi niềm yêu nước luôn thường trực dù cho có “không khói”. Nỗi nhớ da diết hơn, cháy bỏng hơn. Nỗi buồn, nỗi thương, nỗi bế tắc dường như đã dồn nén lên tâm hồn Huy Cận.Cùng sự thành công trong việc xây dựng hẹ thống từ ngữ, hình ảnh mang chất liệu hài hòa cổ và hiện đại. Cộng thêm tâm thế, tâm hồn đầy đáng trọng của Huy Cận, tất cả làm nên một “tràng giang” mang đầy nét u buồn, bâng khuâng da diết khiên ta không khỏi bồi hồi xúc động những cũng không kém phần thi vị lãng mạn của một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

BÀI LÀM 2 PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TRÀNG GIANG
Huy Cận xuất hiện trong nền văn học Việt Nam trong giai đoạn toàn thịnh của Thơ mới, là một trong những thi sĩ có công đưa phong trào Thơ mới lên đến đỉnh cao; là một đại diện tiêu biểu cho Thơ mới với hồn thơ sầu buồn ảo não:
“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm
Gió trăng ơi nay có nhớ người chăng?
Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng
Nỗi hiu quạnh của hồn buồn không tới.”
Ở độ tuổi chín nhất của tài ăng, phong cách thơ Huy Cận là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi pháp cổ điển và yếu tố hiện đại, đặc biệt là cổ điển Đường thi và hiện đại thơ mới. “Tràng giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thi sĩ.

Theo lời tác giả, bài thơ được hình thành vào một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi nhà thơ trên đường từ Trường Cao đẳng Canh nông về Hà Nội, đứng ở bờ Nam bến Chèng, ngắm cảnh sông Hồng sóng nước mênh mang, bốn bề vắng lặng mà nghĩ về kiếp người. Chính sự kiện nhỏ nhoi ấy đã gợi thi tứ giúp “chàng Huy Cận” viết nên một “ Tràng giang” hấp dẫn lòng người.

Bài thơ có nhan đề là “Tràng giang”, tức có nghĩa là sông dài. Nhưng là “tràng giang” chứ nhất định không phải là “trường giang” dù cả hai cách biểu đạt đều có chung một ý nghĩa. Nhan đề bài thơ là một từ Hán việt không chỉ gợi tính cổ điển, không khí trang trọng, cổ kính cho bài thơ mà cách sắp xếp hai từ láy âm “ ang” ở gần nhau như vậy còn tạo hiệu quả về mặt âm điệu đến bất ngờ. Âm “ang” là một âm mở, gợi không gian mênh mông, dòng sông dài như cứ trải ra rộng mãi, rộng mãi, tạo ra cái ấn tượng sâu lắng ban đầu cho bài thơ. Bên cạnh nhan đề, không thể không chú ý đến lời đề từ của bài thơ:”Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Lời đề từ hay tựa đề trong một tác phẩm là một điểm tựa cho cảm hứng, ý tưởng của tác giả được triển khai trong tác phẩm, là sự cụ thể hóa nhan đề, là định hướng cho mạch cảm xúc và thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Lời đề từ với những động từ “bâng khuâng”, “nhớ”- những động từ chỉ hoạt động, cảm xúc của con người, từ đó làm hiện lên hình ảnh con người nhớ trời rộng, sông dài, hay cũng có thể hiểu “ bâng khuâng”, “nhớ” là động thái của thiên nhiên, của trời rộng đối với sông dài. Một câu thôi nhưng tạo nên sự giao thoa về hai nét nghĩa làm nổi gân lên mạch cảm xúc chính của bài thơ không chỉ còn nặng trĩu nỗi nhớ nhung mà sông núi, trời đất cũng tràn ngập bâng khuâng, nhung nhớ “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”; là sự giao thoa hoàn hảo giữa cảnh và tình.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sông nước tràng giang mênh mông. Mỗi một đoạn thơ lại tái hiện một vẻ đẹp khác nhau của sông nước tràng giang cũng như những ngổn ngang, bộn bề trong lòng người.

“Tràng giang” mở ra với bức trang sông nước mênh mông và nỗi buồn trong lòng người:
“Sóng nước tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh sông nước và con thuyền”độc mộc”. Thể thơ thất ngôn trường thiên, câu thơ ngắt theo nhịp 3/4 quen thuộc kết hợp với hình ảnh thơ đẹp “sóng”, “con thuyền” đã tạo nên một bức tranh về sông nước trường giang thật nên thơ, hùng vĩ. Nhưng trong cảnh đấy có con nguồi với tâm trạng” buồn điệp điệp” của chính nhà thơ, con người đang hòa mình vào giữa thiên nhiên rộng lớn. Nỗi buồn ấy như thấm cả vào không gian, thời gian, cứ tầng tầng lớp lớp như sóng cuộn trào trong lòng nhà thơ. Trên nền cảnh sông nước tràng giang mênh mang xuất hiện hình ảnh “ con thuyền rẽ nước” và hình ảnh “ một cành củi khô lạc mấy dòng”. Từ bao đời thuyền với nước như hình với bóng, từ bao đời đã gắn bó hợp nhất như một chỉnh thể, bới vậy nên giờ đây khi thuyền “về” và nước ở lại, là sự chia xa, là chia lìa xa cắt đã tạo nên nỗi “sầu trăm ngả”. Đao là nỗi sầu của sông nước trường giang hay nỗi sầu của lòng người? Thật khó để đoán định. Trên nền sông nước mênh mông bỗng xuất hiện hình ảnh một cánh củi khô nhỏ bé, lạc điệu. Phép tương phản đối lập giữa cái nhỏ bé của cành củi và cái mênh mang bao la của tràng giang gợi ấn tượng về một kiếp người nhỏ bé, vô định giữa dòng đời xuôi ngược. ba chữ “lạc mấy dòng” càng khía sâu hơn vào nỗi bơ vơ trơ trọi , không bến đỗ. Cành củi khô là hiện thân cho số phận con người. Đây không chỉ là nỗi niềm của riêng mình Huy Cận mà là nỗi niềm chung của những kiếp người sinh ra và lớn lên trong buổi mất nước.

Nỗi buồn trước cảnh sông nước tràng giang càng thấm đượm hơn theo cấp số nhân và sự chi tiết cụ thể trong việc khắc họa thiên nhiên của tác giả. Huy Cận đã đưa tầm nhìn về phía xa, nơi có những cồn nhỏ và những phiên chợ chiều, những tín hiệu của sự sống. Trong không gian bao la mênh mông vắng lạng của miền nước dài trời rộng, sự sống đã bắt đầu len lói. Nhưng cũng chỉ là một sự sống nhỏ bé và yếu ớt “lơ thơ”, “ làng xa”. Dẫu thực là sự sống có hiện hữu cũng chỉ là lơ thơ, thưa thớt, dẫu thực có tồn tại thì cũng chỉ ở nơi xa xa tít tắp chân mây, chỉ còn vọng lại tiếng vãn phiên chợ chiều quê hiu hiu trong làn gió thoảng. Tâm trạng nhà thơ lúc này là nỗi buồn cô liêu. Nó càng ngày càng lan rộng ra, thấm sâu hơn vào tâm hồn người thi sĩ ấy, thấm ra tận đến từng những câu chứ, vần điệu để rồi nhà thơ phải cất lên tiếng hỏi: “Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều?” Là câu hỏi vì còn chưa chắc chắn hay là một sự phủ định về sự tồn tại của sự sống giữa nơi thiên nhiên hùng vĩ mà hoang sơ tiêu điều này? Nhìn xa,lắng tai nghe để kiếm tìm, rồi nhà thơ lại hướng ánh mắt lên trời cao: “ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót” . Thiên nhiên có nắng, bầu trời trong xanh và cao đặc trưng của những buổi chiều mùa thu. Hiện lên trên bề mặt câu thơ là cách sử dụng từ ngữ vô cùng mới lạ của nhà thơ. Nắng xuống và trời thì lên, đặc biệt là cụm từ” sâu chót vót” gợi một không gian bao la, mênh mông rộng lớn, Bức tranh sóng nước tràng giang như được mở rộng ra về không gian, cao hơn về chiều cao, sâu hơn về phía mặt biển, và con người thì ngày càng trở nên nhỏ bé: “Sông dài, trời rộng bến cô liêu.” Qua đó cho thấy bức chân dung tinh thần của cái tôi thơ mới. Nỗi buồn gọi theo nỗi cô đơn. Đó là nét tâm trạng cảm xúc quen thuộc của tầng lớp thanh niên thời thơ mới.

Với những thi liệu quen thuộc như bèo, cây cầu, con đò,.. khổ thơ thứ ba tiếp tục khắc họa cảnh sông nước bến Chèng ở một tầng mênh mông, vắng lặng mới. Câu thơ sử dụng những từ phủ định “ không một”, “ không cầu”… trong tương quan đối lập với thiên nhiên rộng lớn càng khẳng định cái vắng lặng, chơi vơi, bơ vơ, lẻ loi. Từ đó phản ánh một cái nhìn bế tắc, thắm đượm nỗi buồn của chàng thanh niên trước cuộc đời.

Nỗi buồn như một sợi chỉ vô hình xuyên suốt toàn bài thơ. Những vần thơ sau cuối hiện lên vẫn tỏa ra một nỗi buồn rười rượi.Thiên nhiên đã trở lại với cái vẻ đẹp hùng vĩ vốn có với những mây cao, núi bạc diễm lệ, hoàng tráng. Hình ảnh cánh chim hiện lên giữa thiên nhiên cảnh vật đất trời ấy càng tô đậm thêm nỗi buồn tha thiết của con người. Câu thơ kết khẳng định, bày tỏ một nỗi lòng của chính nhà thơ:” Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” Đó như một lời đối thoại lại với một quan niệm của cổ nhân trước đó:” Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Theo Huy Cận nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương luôn túc trực, luôn luôn hiện hữu, là thứ tính cảm rất tự nhiên, không cần có tác nhân ngoại cảnh. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, nhà thơ đứng ngay trên quê hương đất nước mình mà lại nhớ quê thì chỉ có thể lí giải quê đó là quê hương trong quá khứ yên bình, Quê hương của hiện tại đắm trong loạn li, chia cắt, quê hương của ngày ấy là quê hương của cuộc sống bình yên. Ta thấy thấp thoáng đâu đây nỗi buồn sông núi của một chí sĩ yêu nước sống trong đất nước vong quốc nô, hay cũng chính là nỗi buồn của cả một thế hệ thanh niên lúc bấy giờ.

“Tràng giang” là tiếng buồn của hồn thơ Huy Cận. Được gợi lên từ những đối lập giữa cái mênh mông vô tận với cái nhỏ bé, mong manh. Tuy nhiên, nỗi buồn không phải là vô cớ mà là nỗi buồn thương về kiếp người, về quê hương đất nước, là nỗi buồn gắn với quan niệm thẩm mĩ của các nhà thơ mới: cái đẹp là cái buồn. Đó cũng là nỗi buồn của cả một thế hệ thanh niên thơ mới mà trong thơ của mình Huy Cận thường đem nó giãi bày vào vũ trụ bao la.
 
  • Chủ đề
    cam nhan tràng giang
  • Top