Hướng dẫn Phân tích và cảm nhận cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” hay nhất có bài làm tham khảo. Trong chương trình ngữ văn lớp 11, chúng ta sẽ được học một tác phẩm truyện ngắn rất hay và giàu ý nghĩa của Nguyễn Tuân đó là “Chữ người tử tù”. Đó là câu chuyện kể về cuộc tương phùng của những con người tuy là ở hai thái cực hoàn toàn đối lập về thân phận và lí tưởng nhưng cùng chung một tình cảm nồng nàn với con chữ. Và điều đặc biệt nhất ở câu chuyện này là vẻ đẹp con chữ bay bổng vượt hẳn lên hoàn cảnh nhờ vào tình cảm nơi con người tài hoa và có lòng. Nếu để tìm thấy một cảnh cảm xúc và ấn tượng nhất trong câu chuyện này thì hẳn là cảnh cho chữ của bậc tài hoa Huấn Cao với viên quản ngục yêu con chữ. Trong cảnh ngục tù không chỉ thiếu thốn đủ đường mà còn gong cùm tàn nhẫn nhưng cảnh tượng cho chữ vẫn diễn ra thật thiêng liêng, trang trọng. Dưới đây là bài làm cụ thể có tính chất tham khảo cho đề bài Phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù”. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ giới thiệu hoàn cảnh của các nhân vật cùng với sự việc cho chữ trong nơi ngục tù, phân tích hoàn cảnh tù ngục đối lập với sự chuẩn bị chu đáo cùng những tấm lòng hào hoa của nhân vật và nêu ý nghĩa cảnh cho chữ.
PHÂN TÍCH CẢNH CHO CHỮ TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
Nguyễn Tuân là một câu bút truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì văn cuối lãng mạn 1930- 1945. Nhân vật trong truyện của ông thường là những đối tượng tài hoa uyên bác, bậc thầy của một lĩnh vực. Đôi khi đó là những nhân vật tài hoa trác tuyệt “vang bóng một thời”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một tác phẩm như vậy và trong tác phẩm, người đọc ấn tượng nhất chính là cảnh cho chữ cuối truyện, đó chính là cảnh sáng nhất trong truyện được thắp lên bởi tài năng và nhân phẩm của những nhân vật.
Câu chuyện mà Nguyễn Tuân kể là câu chuyện về cuộc tương phùng đặc biệt giữa một người quản ngục “biệt nhỡn nhân tài”, vô cùng yêu con chữ và Huấn Cao- một người anh hùng cái thế đã vang danh chữ đẹp nhưng lâm vào cảnh tử tù. Cuộc tương phùng và tiếp xúc ngắn ngủi trong mấy ngày nhưng khiến cho họ hiểu, tôn trọng lẫn nhau và trước ngày ra pháp trường, Huấn Cao đã thành toàn ước nguyện của Quản ngục bấy lâu nay là xin được ở ông một chữ. Bởi vậy, cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một cảnh đặc biệt.
Khi đã nhắc đến nghệ thuật chữ viết, người ta thường tưởng tượng ra không gian trang nghiêm bao quanh nó, những tưởng rằng cảnh cho chữ sẽ được diễn ra ở một nơi không phải là phủ lớn trang trọng thì cũng là trong một khung cảnh nên thơ, quý phái, nhưng trong “Chữ người tử tù” thì cảnh cho chữ lại được diễn ra ở ngay trong cảnh tù ngục tăm tối, vào cái đêm trước ngày Huấn Cao chịu án mà Nguyễn Tuân gọi đó là: “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cảnh tượng ấy được miêu tả trong buồng giam “tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián”- một không gian ẩm thấp, hôi hám nhưng dường như không ảnh hưởng được đến nhân vật và cảnh cho chữ vốn trang nghiêng. Từ sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng mà viên quản ngục chuẩn bị cho giây phút xin được chữ ông Huấn cũng đủ hiểu rằng nét bút của Huấn Cao quan trọng và cao quý như thế nào với ông. Ông hiểu chữ ông Huấn không phải tầm thường nên cần được đón nhận bằng những thứ cao quý, hình ảnh bó đuốc cháy đỏ, tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ và sự tỉ mỉ trong việc chuẩn bị những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ cho ta những hào cảm về viên quản ngục, một người không chỉ yêu chữ mà còn biết quý chữ, quý tài, một người đáng để ông Huấn cho chữ.
Trong cảnh cho chữ, ta nhận thấy như một sự hoán đổi địa vị khi mà người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván” thì “quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực”. Tuy tay chân bị bài xích, dưới thân phận của một tên tử tù không hơn không kém nhưng cả nhân vật, tác giả và bạn đọc đều ngầm khẳng định sự cao quý của ông Huấn khi nhìn thấy sự đối lập giữa vẻ bề ngoài của một người tù và sự tài hoa của công việc mà ông đang chăm chú làm: đậm tô nét chữ. Quản ngục “khúm núm” còn thơ lại “run run” không phải vì sợ sệt mà là sự khúm núm, run rẩy trước bậc tài hoa khí phách khiến cho ai nấy đều phải kính trọng, tự cảm thấy bản thân trở nên nhỏ bé và khiêm nhường.
Sau giây phút trang trọng mà Huấn Cao cho chữ quản ngục, ông đã khuyên quản ngục rời xa chốn “phức tạp” để về quê nhà bởi nơi này không thích hợp với quản ngục đồng thời không thích hợp để treo tấm lụa vuông vắn với nét chữ mang cả linh hồn của một con người. Đây chính là ý tưởng lớn lao toát lên thành linh hồn tác phẩm. Cái đẹp có thể được sinh ra trong bóng tối nhưng không thể ở cùng một chỗ với cái tối tăm. Chữ viết là một sự tượng trưng cho cái đẹp, là khí phách của cả một đời người, nó không thể bị mờ đi trong cái tối tăm, nhơ nhuốc ở nơi tù nhục lạnh lẽo, vô tình. Lời khuyên chân thành mà sâu sắc ấy đã khiến cho quản ngục rung rung xúc động, nước mắt rỉ vào kẽ miệng mà nghẹn ngào:
- Kẻ mê nguội này xin bái lĩnh.
Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” thật đặc biệt, đúng là cảnh tượng xưa nay chưa từng có và chỉ một cảnh ấy thôi nói nên biết bao nhiêu điều về vẻ đẹp của con chữ, vẻ đẹp của con người và cả quan niệm về sự sinh tồn của cái thiên lương. Đây chính là tài năng kể chuyện của Nguyễn Tuân.
PHÂN TÍCH CẢNH CHO CHỮ TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
Nguyễn Tuân là một câu bút truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì văn cuối lãng mạn 1930- 1945. Nhân vật trong truyện của ông thường là những đối tượng tài hoa uyên bác, bậc thầy của một lĩnh vực. Đôi khi đó là những nhân vật tài hoa trác tuyệt “vang bóng một thời”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một tác phẩm như vậy và trong tác phẩm, người đọc ấn tượng nhất chính là cảnh cho chữ cuối truyện, đó chính là cảnh sáng nhất trong truyện được thắp lên bởi tài năng và nhân phẩm của những nhân vật.
Câu chuyện mà Nguyễn Tuân kể là câu chuyện về cuộc tương phùng đặc biệt giữa một người quản ngục “biệt nhỡn nhân tài”, vô cùng yêu con chữ và Huấn Cao- một người anh hùng cái thế đã vang danh chữ đẹp nhưng lâm vào cảnh tử tù. Cuộc tương phùng và tiếp xúc ngắn ngủi trong mấy ngày nhưng khiến cho họ hiểu, tôn trọng lẫn nhau và trước ngày ra pháp trường, Huấn Cao đã thành toàn ước nguyện của Quản ngục bấy lâu nay là xin được ở ông một chữ. Bởi vậy, cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một cảnh đặc biệt.
Khi đã nhắc đến nghệ thuật chữ viết, người ta thường tưởng tượng ra không gian trang nghiêm bao quanh nó, những tưởng rằng cảnh cho chữ sẽ được diễn ra ở một nơi không phải là phủ lớn trang trọng thì cũng là trong một khung cảnh nên thơ, quý phái, nhưng trong “Chữ người tử tù” thì cảnh cho chữ lại được diễn ra ở ngay trong cảnh tù ngục tăm tối, vào cái đêm trước ngày Huấn Cao chịu án mà Nguyễn Tuân gọi đó là: “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cảnh tượng ấy được miêu tả trong buồng giam “tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián”- một không gian ẩm thấp, hôi hám nhưng dường như không ảnh hưởng được đến nhân vật và cảnh cho chữ vốn trang nghiêng. Từ sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng mà viên quản ngục chuẩn bị cho giây phút xin được chữ ông Huấn cũng đủ hiểu rằng nét bút của Huấn Cao quan trọng và cao quý như thế nào với ông. Ông hiểu chữ ông Huấn không phải tầm thường nên cần được đón nhận bằng những thứ cao quý, hình ảnh bó đuốc cháy đỏ, tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ và sự tỉ mỉ trong việc chuẩn bị những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ cho ta những hào cảm về viên quản ngục, một người không chỉ yêu chữ mà còn biết quý chữ, quý tài, một người đáng để ông Huấn cho chữ.
Trong cảnh cho chữ, ta nhận thấy như một sự hoán đổi địa vị khi mà người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván” thì “quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực”. Tuy tay chân bị bài xích, dưới thân phận của một tên tử tù không hơn không kém nhưng cả nhân vật, tác giả và bạn đọc đều ngầm khẳng định sự cao quý của ông Huấn khi nhìn thấy sự đối lập giữa vẻ bề ngoài của một người tù và sự tài hoa của công việc mà ông đang chăm chú làm: đậm tô nét chữ. Quản ngục “khúm núm” còn thơ lại “run run” không phải vì sợ sệt mà là sự khúm núm, run rẩy trước bậc tài hoa khí phách khiến cho ai nấy đều phải kính trọng, tự cảm thấy bản thân trở nên nhỏ bé và khiêm nhường.
Sau giây phút trang trọng mà Huấn Cao cho chữ quản ngục, ông đã khuyên quản ngục rời xa chốn “phức tạp” để về quê nhà bởi nơi này không thích hợp với quản ngục đồng thời không thích hợp để treo tấm lụa vuông vắn với nét chữ mang cả linh hồn của một con người. Đây chính là ý tưởng lớn lao toát lên thành linh hồn tác phẩm. Cái đẹp có thể được sinh ra trong bóng tối nhưng không thể ở cùng một chỗ với cái tối tăm. Chữ viết là một sự tượng trưng cho cái đẹp, là khí phách của cả một đời người, nó không thể bị mờ đi trong cái tối tăm, nhơ nhuốc ở nơi tù nhục lạnh lẽo, vô tình. Lời khuyên chân thành mà sâu sắc ấy đã khiến cho quản ngục rung rung xúc động, nước mắt rỉ vào kẽ miệng mà nghẹn ngào:
- Kẻ mê nguội này xin bái lĩnh.
Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” thật đặc biệt, đúng là cảnh tượng xưa nay chưa từng có và chỉ một cảnh ấy thôi nói nên biết bao nhiêu điều về vẻ đẹp của con chữ, vẻ đẹp của con người và cả quan niệm về sự sinh tồn của cái thiên lương. Đây chính là tài năng kể chuyện của Nguyễn Tuân.