Văn lớp 11: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Hướng dẫn phân tích đoạn trích nhan đề, ý nghĩa Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong chương trình lớp 11 hay nhất

Victor Hugo là một trong những nhà văn nổi tiếng với tài năng đa dạng, là nhà văn, tiểu thuyết gia và là một nhà soạn kịch. Từ nhỏ ông đã sống trong một gia đình có mẹ là người phụ nữ trí thức mang nặng tư tưởng bảo hoàng. Chính vì vậy mà ông thông minh từ nhỏ, sớm đã biết định hướng cuộc đời. Trong các tác phẩm ông sáng tác thì tiểu thuyết Những người khốn khổ là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng để lại trong lòng độc giả nhiều triết lí sâu sắc. Tiểu thuyết được chia làm 5 phần chính thì trong chương trình lớp 11 ta được tìm hiểu về đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền trích đoạn cuối của phần 1 kể về Phăng Tin. Trong đoạn trích đã xây dựng những vẻ đẹp phi thường của con người. Dưới đây là bài làm hướng dẫn phân tích đoạn trích một cách đầy đủ và sâu sắc nhất để các bạn tham khảo và viết một bài văn thật hay nhé.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN LỚP 11
Trong một xã hội mà thi pháp luật và phong hóa còn đầy đọa con người, dựng lên những địa ngục tăm tối, đưa thứ định mệnh nhân tạo trở thành thiên tạo. Nảy sinh ra ba vấn đề to lớn của thời đại đó là sự đầy đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát. Tác phẩm Những người khốn khổ của Hugo ra đời và còn ngự trị mãi trong đời sống tinh thần của nhân loại. Trong đó có đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở phần đầu của tiểu thuyết đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

Đoạn trích xây dựng các nhân vật chính là Gia-ve , Giăng-van- giăng và Phăng Tin. Cuộc đối thoại của họ mà tác giả xây dựng tạo nên sự khác biệt, đối lập giữa hai tính cánh, hai con người. Trước khi Phăng- tin chết , Giăng-van- giăng luôn là con người điềm tĩnh, giọng nói nhẹ nhàng, vẻ mặt bình thản luôn cúi đầu trái ngược với Gia-ve một kẻ man rợn, điên cuồng hét lên như tiếng thú gầm cùng đôi mắt như mọc sắt trừng trừng, hắn cười nụ cười ghê tởm phô ra hai hàm răng,giậm chân tức tối tiến đến túm lấy cổ áo Giăng Van- giăng nhưng Giăng-van- giăng không cố gỡ tay Gia-ve ra khỏi cổ áo, anh luôn nhẫn nại, bền chí và hiên ngang vô cùng. Ở đây, tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập, so sánh có hướng phóng đại chân dung hai nhân vật. Khiến hai nhân vật hiện lên đầy chân thực: Gia-ven như một loài ác thú , còn Giăng-van- giăng là một người lịch sự và ôn nhu. Vị thế của hai nhân vật trong tình huống này cũng bị đảo lộn, Giăng-van- giăng trở thành kẻ tù khổ sai còn Gia-ve trở thành người truy tìm tội phạm. Dường như uy quyền của y đã được khôi phục, y dùng cường quyền, bạo quyền đề chiến thắng những con người nhỏ bé, ít có sự chống đỡ bằng cách truy đuổi, lùng sục , dọa nạt như một con thú dữ tìm mồi của mình.

Tình thế trong đoạn trích bỗng đảo ngược khi Phăng-tin chết trước mặt hai nhân vật Giăng-van- giăng và Gia-ve. Chứng kiến Phăng-tin nằm trên giường,Gia-ve hét lên ghê gớm, dật lùi người ra phía cửa , run sợ, y bỗng đứng lại , tay nắm chặt cầu thang, mắt không rời Giăng-van- giăng. Có lẽ chính những hành động và sự sợ hãi, run rẩy ấy đã tước đoạt đi sức mạnh và quyền uy của chính hắn. Còn Giăng-van-giăng, vẫn giữ thái độ điềm đạm, để tay lên tay Gia-ve, cạy như cạy tay trẻ con. Đi tới, giật gãy giường, cầm thanh sắt. Khuyên ngăn Gia-ve với lời nói ôn nhu, cách nói điềm tĩnh nhưng thái độ vô cùng cương quyết. Gia-van- giăng tì khuỷa tay lên thành giường bàn tay đỡ Phăng-tin, xót thương cho hoàn cảnh của cô. Anh thay vì nghĩ cho mình, anh nghĩ cho Lăng-ten nhiều hơn. Chính lòng vị tha ấy đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chiến thắng cường quyền. Lúc này Gia-ve trở nên run sợ, Giăng-van- giăng trở nên vững vàng hơn, bản lĩnh hơn. Uy quyền đã được khôi phục lần hai. Với Gia-ve hắn bị tước đoạt uy quyền bằng sự đớn hèn còn Giăng-van- giăng tự khôi phục ngôi vị của mình bằng bản lĩnh và tình yêu thương vô điều kiện , lòng vị tha, cao thượng. Có lẽ sự chiến thắng ấy là uy quyền của lòng nhân hậu, của cái đẹp.

Sự đối lập tương phản giữa hai nhân vật không chỉ ở đối thoại trực tiếp mà còn thể hiện ở cách cư xử. Gia-ven luôn miệng chửi Phăng-tin là " con này, đồ khỉ,..." lăng mạ bằng lời nói thô bỉ, đầy mạt sát, chà đạp con người. Ngược lại Giăng-van- giăng gọi là chị, người đàn bà đáng thương, cúi gầm thì thầm bên tai hứa rằng sẽ tìm Cô- dét. Nụ cười của Phăng-tin tuy yêu ớt nhưng đầy sự cảm kích với ân nhân của mình. Phăng-tin cảm kích những cử chỉ chăm sóc dịu dàng, yêu thương, gương mặt bà sáng lên , trút lại cõi dương trần mọi khổ ải, mọi đớn đau và đi vào phục sinh. Những hành động của Giăng-van- giăng là sự cứu rỗi, hiện lên trong thiên mệnh của đức chúa trời. Và khi lấy lại được quyền uy của mình, cũng là lúc Giăng-van- giăng hoàn thành sứ mệnh của mình, ban phát lòng yêu thương cho mọi người.

Đoạn trích Người cầm quyền lấy lại uy quyền là một trong những đoạn tiêu biểu trong tiểu thuyết Những người khốn khổ. Đoạn trích trao gửi đến cho chúng ta một thông điệp: sức mạnh tình yêu có khả năng hoán cải xã hội, mang lại bao hạnh phúc và cứu vớt khổ đau.
 
  • Chủ đề
    người cầm quyền văn lớp 11
  • Top