Văn lớp 11: Phân tích khổ 3 bài Đây thôn Vĩ Dạ

Hướng dẫn bài phân tích khổ 3 bài Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất có dẫn dắt và dàn ý

Cuộc sống chúng ta có ngày hôm nay đã phải đánh đổi rất nhiều thứ từ tính mạng của những người lính, những người đã hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Chúng ta giờ đây khi đang sống trong thời bình phải biết trân trọng, bảo vệ những gì mình đang có. Và đặc biệt những người khi đứng trước danh giới của sự sống và cái chết thì hiểu rất rõ ý nghĩa của cuộc sống này, trân trọng những phút giây được cống hiến cho đời. Các nhà thơ dường như cũng hiểu được tâm trạng ấy mà khi đi vào trong thơ phút giấy quý giá ấy trở nên vô cùng thiêng liêng, nó được gửi vào trong thiên nhiên tươi đẹp. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề phân tích khổ 3 bài Đây thôn Vĩ Dạ. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung, nghệ thuật và tình cảm của tác giả.

DÀN Ý: PHÂN TÍCH KHỔ 3 BÀI ĐÂY THÔN VĨ DẠ
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và nội dung của khổ 1
2.THÂN BÀI
  • Câu thơ 1: Hình ảnh khách đường xa đã xa lại càng xa bởi gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ
  • Câu thơ 2: hình ảnh “áo em trắng quá” từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu sự phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu.
  • Đó là màu sắc tinh khiết thánh thiện. Nó gắn liền với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết.
  • Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhân vật trữ tình, kết lại bài bằng một câu hỏi đầy khắc khoải.

3.KẾT BÀI:
Nêu lên cảm xúc của người đọc và tâm trạng của tác giả trong khổ 3

BÀI LÀM: PHÂN TÍCH KHỔ 3 BÀI ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử một trong ba nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác với một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại trong đau đớn, luôn có sự giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đặc biệt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đầy tâm trạng của ông giằng cho người mình yêu. Khổ thơ cuối bài là dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo.

Từ giọng khắc khoải da diết ở khổ 2 thì sang khổ 3 đã chuyển thành giọng gấp gáp, khấn khoản, niềm khao khát được gắn liền với hình bóng cụ thể:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra.”
Hình bóng cụ thể lúc đầu là khách đường xa, lúc sau là em với tà áo trắng tinh khôi. Hình tượng giai nhân từ khách đường xa mà dần dần thành em với giấc mộng dài say đắm. Khách đã xa vời mà giờ đây khách đường xa lại càng xa xôi diệu vời mà gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ dài. Hàn Mặc Tử với mong muốn gặp được khách, gặp được giai nhân nhưng mong muốn ấy của ông sẽ không trở thành hiện thực bởi chỉ trong mơ ông mới dám mơ ước về điều ấy.

Ở câu thơ thứ hai thì “áo em trắng quá”. Từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu. Sắc trắng hiện ra không ít hai lần: trong văn học trung đại thì đó là cái trắng tang tóc, cái màu trắng đau thương, buồn dường như nói về sự ra đi, chia tay. Còn trong văn học hiện đại thì đó là một sắc trắng mới, tràn đầy màu sắc và tươi trẻ hơn. Đó là cái trắng tinh khôi, tinh khiết. Quả thực Hàn Mặc Tử đã có một quan niệm mới mẻ, một quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại.

Đó là sắc màu tinh khiết thánh thiện. Nó gắn với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết “nhìn không ra” cực tả sắc áo vừa gợi vẻ đẹp xa vời khó nắm bắt như thực mà lại như mơ nghĩa là có một nét vè đẹp mà nhà thơ mãi tôn thờ đang tuột dần khỏi tầm tay. Đúng lúc hình bóng giai nhân hiện về rõ nét nhất trong tâm tưởng, lung linh nhất thì lại tuyệt vọng nhất. Nhà thơ mượn giấc mơ nhưng lại nói về cái thực đang diễn ra trong tâm hồn con người.
Nhưng đến hai câu thơ cuối:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.”

Chủ thể trữ tình trở về với thế giới thực của mình từ thế giới ngoài kia đầy xót xa với thực tại đau thương, đầy chia lìa với sự ám ảnh của cái chết:
“Tôi đang còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ xuống trời sâu.”
Hoặc:
“Trời hỡi bao giờ tôi chết đi
Bao giờ tôi hết được yêu vì.”
Trong “Đây thôn Vĩ Dạ” sự trở lại của “sương khói mờ nhân ảnh”. Nó là sương khói của thực tại xứ Huế hay là sương khói của dòng thời gian khiến cho tất cả trở nên xa vời hư ảo “mờ nhân ảnh”. Cau hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” đã kết lại bài thơ một cách đầy khắc khoải. “Ai” động từ phiếm chỉ vang lên khiến câu thơ xa vắng có chút hụt hẫng có thể là tác giả hay người con gái. Chỉ biết rằng nó khép bài thơ lại trong nỗi buồn mênh mang khắc khoải đầy xót xa trong khát khao khôn nguôi về tình đời, tình người.

Câu thơ cuối có thể hiểu theo hai cách. Đó là người con gái xứ Huế có biết tình cảm của nhà thơ sâu đậm đến đâu hay nhà thơ có biết cô gái cũng có tình cảm với mình. Nhưng hiểu theo cách nào vẫn là chia sẽ thấu hiểu và được yêu thương dẫu cô đơn, đớn đau tuyệt vọng nhưng không thôi khao khát. Nhưng dù tuyệt vọng dù cô đơn đau đớn nhưng tác giả vẫn không nguôi đầy khát khao. Hàn Mặc Tử dù đang phải đối mặt với bệnh tật, trải qua những đớn đau nhưng không bao giờ ông tuyệt vọng mà luôn mong về một cuộc sống mới, khát khao được sống.

Khổ thơ dường như đọng đến trái tim người đọc thấu hiểu được những ước mơ, khát vọng mà Hàn Mặc Tử muốn có dù nó rất đời thường nhưng với tác giả nó vô cùng thiêng liêng. Khổ thơ đã dạy ta cách trân trọng cuộc sống này hơn.
 
  • Chủ đề
    cam nhan phan tich đây thôn vĩ dạ
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,722
    Bài viết
    467,532
    Thành viên
    339,842
    Thành viên mới nhất
    tuchungmkt
    Top