Văn lớp 11: Phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Giuộc

Hướng dẫn làm bài văn phân tích tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Giuộc trong chương trình lớp 11 hay nhất

Trong bối cảnh đất nước bị xâm lược, người dân lầm vào cảnh lầm than. Ta dưới tay thực dân Pháp phải chịu biết bao mất mát. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược, chúng chiếm được Gia Định và bắt đầu thông báo các vùng lân cận. Nhân dân Nam Bộ vô cùng phẫn nộ và sục sôi tinh thần đánh giặc. Vào năm 1861, những nghĩa sĩ đã tập kết đồn giặc ở Cần Giuộc và thành công, tuy vậy dân ta hy sinh rất nhiều tại trận chiến đó. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời trong hoàn cảnh đó do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với sự ngợi ca công lao những nghĩa sĩ và cảm thương, tiễn đưa người đã khuất. Bài văn tế vừa trang trọng vừa có những yếu tố trữ tình làm rung động tinh thần yêu nước của người dân Đại Việt ta. Dưới đây là bài văn phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để các bạn tham khảo và chọn lọc để viết một bài văn thật hay nhé.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC LỚP 11
Nguyễn Đình Chiểu cho rằng:
Trở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Văn chương của ông luôn là những vũ khí chiến đấu đắc lực để chống lại thể lực xấu xa và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với nhân dân quần chúng. Tiêu biểu như bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Với bút lực của mình, ông thành công tròn thể loại văn tế nói chung và bài văn tế này nố riêng.

Bài văn tế mở đầu là phần lung khởi, tác giả sử dụng một loạt từ " hỡi ơi", "than ơi" diễn ta sự bi thảm, hoàn cảnh bế tắc vô cùng. Đó là một bối cảnh căng thẳng với tiếng " súng giặc" và " đất rền" đặt cạnh nhau tạo nên mối quan hệ nhân quả. Trời đất quay cuồng, khi tiếng súng của quân giặc phát lên không gian trời đất cũng xáo động, lung lay kinh hoàng. Lúc này chỉ có dân mới thấu hiểu được điều đó chứ không phải vua quan. Có thể coi rằng câu văn thứ nhất vừa là lời thông báo, vừa hàm ý ngợi ca. Lúc đất nước lâm nguy thì nhân dân lại là người nặng tình nặng nghĩa với đất nước nhất. Những người nhân dân ấy là người nghĩa sĩ nông dân. Tác giả nhân danh vận nước để khóc những con người sẵn sàng hy sinh xả thân vì cộng đồng, ý nghĩa trách nhiệm vì dân vì nước ẩn trong những câu văn mộc mạc. Việc khẳng định ý nghĩa bất tử vì đất nước ở mãi muôn đời khiến áng văn chương giàu giá trị hơn.

Những người nghĩa sĩ đã hy sinh ấy, họ xứng đáng được ngợi ca, được vinh danh. Đến những câu văn tiếp, tác giả đã hồi tưởng về phẩm hạnh, cảm hứng ngợi ca dựng lên hình ảnh người nông dân thật hào hùng và bi tráng.

Họ là những con người chất phác, hiền lành cả đời nghĩ đến ruộng vườn với những việc thường nhật, họ hoàn toàn xa lạ với việc binh đao chiến trận. Họ trở nên khác biệt với những người anh hùng thời trung đại thường có xuất thân anh hùng hào kiệt, anh tài còn ở đây, họ là những người dân thuần khiết đứng lên đánh giặc. Trong cảm hứng đó, tấm lòng mến mộ của Nguyễn Đình Chiểu đọng lại ở hai tiếng "cui cút" gợi thân phận nghèo khó cùng cuộc đời làm lũ đắng cay. Đó là là hình ảnh của người nông dân ngàn đời cùa người phong kiến vua không biết mặt, chúa không biết tên, sống vô danh, chết vô danh. Tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu khi nhìn về thân phận của họ, thương tiếc xót xa cho những nạn nhân đáng thương, cần phải được bảo vệ . Những người dân lam lũ yêu chuộng hòa bình ấy còn dũng cảm kiên cường vô cùng. Khi đất nước bị xâm lăng, khi tiếng súng giặc nổ trên mảnh đất quê hương, người dân hiền lành lại hóa thân thành những người dân nghĩa sĩ can trường, trước hết khi giặc đến thì họ cũng mong đợi ngóng trông. Sự quan tâm đầy trách nhiệm của của triều đình lại chẳng thấy đâu, trông người, người càng vắng bóng. Còn nhân dân, họ có tránh nhiệm, mang trong mình lòng căm thù giặc trực tiếp y như tính cách của họ vậy. Không mang tính ước lệ như nhà nho mà họ thể hiện hồn nhiên, diễn đạt tâm trạng mình bằng hình ảnh quen thuộc của nhà nông, nói lên, cất lên là lời của nhân dân, ngôn ngữ giản dị mà phù hợp, lòng căm thù giặc mãnh liệt bộc lộ sâu sắc. Chính đó trở thành động lực thúc đẩy ý chí của họ phía sau. Khi đất nước bị xâm lăng, tinh thần tự nguyện của nhân dân được nâng cao, họ tự nguyện dấn thân không ai ép buộc. Ở họ ta không nhận thấy hình dáng bi thảm bị ép buộc mà họ vào trận bằng tinh thần tự nguyện, lựa chọn cao cả dựa trên truyền thống dân tộc. Có lẽ ngôn ngữ bác học hơi xa lạ với văn phong của đồ Chiểu nhưng lại làm đẹp thêm bản lĩnh của dân cầy vốn bị xem thường dạt theo gió Đông.

Không nhìn thấy gì bi thảm mà chỉ thấy được ý chí đẹp đẽ, họ hiện lên với chân dung vô cùng gần gũi. Anh hùng dũng cảm vô song khi vào trận. Và để ngợi ca , người ta dựng lên bức tranh xuất sắc, hoành tráng phát huy nghệ thuạt tương phản nhiều chiều. Sự tương phản giữa ta và địch. Địch quân tinh nhuệ, trạng bị tối tân còn ta những người nghĩa sĩ thô sơ: manh áo vải, gậy tầm vông. Một bên là vũ khí tối tân của nền khoa học quân sự , một bên là vật dụng hàng ngày làm vũ khí. Tất cả những miêu tả làm nổi bật lên sự chêch lệch của trận chiến, điều kiện chiến đấu và tinh thần đấu tranh dũng mãnh coi giặc như không liều mình như chẳng có , làm kẻ thù thất điền bát đảo. Tô đậm sức mạnh vượt khó, ý chí xung trận . Hào hùng dũng cảm, "coi giặc cũng như không". Cách nói khẳng định dưới hình thức phủ định kết hợp thủ pháp liệt kê các động từ mạnh gợi ra ý chí chiến đấu , khắc họa hình ảnh nghĩa quân lồng lộng nơi sa trường. Tuy chỉ có manh áo vải ngọn tầm vông nhưng ngọn lửa tinh thần trong họ bùng cháy thấu tận trời xanh. Cùng những cặp từ chéo "đâm ngang chém ngược" tạo khí thế hoành tráng. Đặc biệt câu 13,14,15 câu văn ngắn nhịp ngắn, kết cấu mạnh tiết tấu nhanh, tạo dựng không khí dồn dập, khí thế áp đảo kẻ thù, tinh thần tự nguyện đã nâng tầm họ lên, làm cánh tay thêm mạnh, ý chí thêm cao. Đặc biệt bút pháp tả thực khắc dựng tượng đài người nông dân nghĩa sĩ trong tư thế chiến công: vũ khí, trang bị, sự lựa chọn tất cả đều được chọn lọc một cách rất tinh tế và khái quát. Từ đó cho thấy hình ảnh người nhân dân Nam Bộ sinh ra ở vùng đất cày cấy những lẫm liệt trong suy nghĩ hành động. Nguyễn Đình Chiểu đứng trong tư thế đỉnh cao của thời đại nhận ra giá trị của dân, người làm nên thời đại.

Chính vì nhìn nhận được vai trò của người dân nên khi những nghĩa sĩ hy sinh thì tiếng khóc xuất hiện , vỡ òa hòa vào nỗi đau của muôn người nhân dân Cần Giuộc, chợ Trường Bình, già trẻ khóc, mẹ già khóc, chùa Tông Hạnh khóc. Bao nhiều tiếng khóc hòa trong nỗi đau. Con người cỏ cây sông núi đều khóc. Khóc vì sự nghiệp của họ, khóc vì một nỗi những người dân chân lấm tay bùn đáng nhẽ phải được bảo vệ thì lại lâm nạn. Sự dở dang trong cuộc chiến của họ làm ta thấm thía đau đớn. Khóc cho người đã mất cũng là khóc cho người ở lại . Lau nước mắt mà chẳng dám , vừa thương cho cái đã mất, đau cho cái hiện tại trong tiếng khóc của Đồ Chiểu, ta thấu hiểu sâu sắc động cơ của người nghĩa sĩ là hoàn toàn tự giác tự nguyện. Họ chiến đấu không phải để lưu danh sử sách mà vì hòa bình. Họ vào cuộc chiến với thái độ hiên ngang, lựa chọn lẽ sống cao cả trở thành một đạo lí tốt đẹp cho dân tộc ta. Tiếng khóc ấy không bớt đau thương hòa trọn vào nhau vừa thống thiết lại vừa bi tráng nức nở xót xa thấm đấy nước mắt trước thảm cảnh những gia đình mất đi người thân trong chiến trận. Bên cạnh đó là tiếng căm hờn, chửi thẳng lũ thực dân Pháp tàn ác, oán giận triều đình vô trách nhiệm, lo lắng xót xa cho những người ở lại. Bài văn tế với nhiều giọng cảm xúc mang tính trữ tình tạo nên tiếng vang lớn trong lòng những người dân Nam Bộ.

Cả đoạn văn là tiếng khóc xót thương toàn dân thời đại trước sự hy sinh của người nghĩa sĩ. Lời khắc nghi công ơn là mạch phát triển của nội dung toàn bài văn tế. Thế hệ này bước tiếp thế hệ kia. Để ngọn đuốc tinh thân yêu nước còn cháy mãi.
 
  • Chủ đề
    văn tế nghĩa sĩ giuộc
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,643
    Bài viết
    467,396
    Thành viên
    339,827
    Thành viên mới nhất
    Fiona1510
    Top