Văn lớp 8: Phân tích cảm nhận về bài thơ “Nước Đại Việt ta”

Hướng dẫn phân tích cảm nhận hoặc nghị luận về bài thơ “nước Đại Việt ta” ngữ văn lớp 8. Trước khi bước đến ngưỡng cửa độc lập như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam ta phải trải qua biết bao đau thương mất mát từ các cuộc xâm lăng, bị thù trong giặc ngoài giày xéo từng ngày. Góp phần làm nên một đất nước thái bình thịnh vượng như hôm nay là biết bao giọt máu của các chiến sĩ, các cuộc Cách mạng, khởi nghĩa đắm chìm trong máu. Sau mỗi chiến thắng khỏi ngoại xâm thì nước ta lại bước vào thời kì xây dựng đất nước vững mạnh với tinh thần quyết tâm, quyết chí, quyết thắng để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lăng, khỏi những cảnh lầm than khổ ai mà bọn giặc ngoại quốc đày đọa ta. Một trong những áng văn tiêu biểu thể hiện nội dung chủ đề trên chính là bài “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi. Trong chương trình ngữ văn 8 ta thường bắt gặp đề bài phân tích “Nước Đại Việt ta”. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn học sinh có định hướng cụ thể trong quá trình làm bài để đạt kết quả tốt nhất.

BÀI LÀM 1: PHÂN TÍCH :NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”
Xuyên suốt quá trình lịch sử văn học Việt Nam đã có biết bao nhiêu tác phẩm được ra đời và đi sâu vào tâm trí mỗi người con dân Việt. Thật không khó để có thể bắt gặp những trang văn mang đậm tình yêu đất nước, tính lịch sử hào hùng. Trong đó có “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “ thiên cổ hùng văn”, bẳn tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

Nguyễn Trãi nổi tiếng là nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị anh minh và còn là nhà văn nhà thơ bậc thầy của nền văn học nước nhà. Bởi vậy mà ông được xứng danh là danh nhan văn hóa Thế giới. Lúc sinh thời ông là khai thân công quốc và được vua Lê Lợi anh minh rất trọng dụng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ trong đó phải kể đến “Bình Ngô đại cáo”

Đây là bài cáo mà Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Thánh Tông viết để ban bố thiên hạ vào năm 1428. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩ Lam Sơn dành thắng lợi, quân Minh thất bại thảm hại phải rút quân về nước, nước ta giành lại được nền độc lập tự chủ. Nhân dịp đó Lê Lợi, người chỉ huy cuộc khởi nghĩa, yêu cầu Nguyễn Trãi, là người toán tài đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, viết “Bình Ngô đại cáo” ban bố cho toàn thiên hạ biết được tin vui.

Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn chính luận, nhằm thông báo chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước công chúng thiên hạ. Bài cáo lần này có ý nghĩa trọng đại, tuyên bố về việc dẹp yên giặc Minh xâm lược với bố cục được sắp xếp chặt chẽ, mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục cùng hệ thống hình tượng sinh động.
Bố cục bài cáo có thể chia làm bốn phần.

Phần 1: nhằm khẳng định lí tưởng nhân nghĩa cuộc kháng chiến và truyền thống bất khuất của dân tộc (từ đầu đến chứng cứ còn ghi)
“Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
Tác giả nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến, tư thế độc lập dân tộc. Nhân nghĩa gắn liền với yên dân. Đây chính là tư tưởng lớn rất tiến bộ của Nguyễn Trãi, làm nền tổng thể cho cả bài cáo. Cùng cách diễn đạt sóng đôi: Đại Việt và Đại Hoa đã bao đời song song tồn tại rất đăng đối ta có thể thấy được cả niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc.

Phần hai: tố cáo tội ác bọn cướp nước, lợi dụng hoàn cảnh rối ren của nước ta, đưa quân sang xâm lược và gây ra ao đau khổ cho nhân dân (tiếp đến ai bảo thần dân chịu được).
“ Nướng dân đen trên ngọn lử hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Giặc Minh hết sức hung tàn, chúng thường rút ruột người dân treo lên cây, nấu xác người lấy mỡ thắp đèn, nhiều khi chúng mua vui bằng cách nướng người dân vô tội. Thêm đó chúng còn thực hiện chính sách thuế sai nặng nề nhằm vơ vét của cải. Do đó chúng gây nên cho nước ta những hậu quả ghê gớm, sản xuất đình trệ, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn cùng “ nheo nhóc thay kẻ góa bụa khôn cùng...”. tội ác của giặc Minh chồng chất đến nỗi không ghi hết, trời đất không dung tha, thần và dân đều không chịu được. Đau xót và căm thù, người dân Đại Viết đứng lên.

Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhát, có ý nghĩa như bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn về lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu thốn và nghĩa quân ở thế yếu
“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyền quân không một đội”
Hay
“Tuần kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu”
Nhưng nghĩa quân cùng sự lãnh đạo tài ba của lãnh tụ Lê Lợi đã biết đoàn kết đồng lòng, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành và ngày cành chiến thắng giòn giã, vang dội “ đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”. Còn giặc Minh liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giẵ bại trận đều nhục nhã ê trề: kẻ treo cổ, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị chặt đầu
Bài cáo kết thục chuyển sang nhịp điệu khoan thai, hứng khởi với chiến thắng tâm phục khẩu phục của nghĩa quân Lam Sơn. Cùng với đó là những câu chữ thái bình, ước nguyện được thống nhất xã tắc, yên bình tự chủ của dân tộc nay đã lấy lại được. Qua đó thể hiện khát vọng xây dựng đất nước được thái bình thịnh trị, phồn thịnh hưng yên
“ Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới”
Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, khi xốt thương trước nỗi đau lầm tha của nhân dân, khi lo lắng trước khó khăn của cuộc khởi nghĩa, khi hùng ca ngợi chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc.

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã dựng lại cả một trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong những năm của thế kỉ XV. Qua đó ta còn thấy tinh thần yếu nước, đã truyền cảm hứng cho bao người con dân đất Việt mãi về sau. Thật xứng đáng là áng “ thiên cổ hùng văn”

BÀI LÀM 2: PHÂN TÍCH “NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi soạn thảo thay cho vua Quang Trung Tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là lời tuyên bố về chủ quyền Đại Việt. Trong bài cáo có đoạn trích "Nước Đại Việt ta" để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Mở đầu đoạn trích là hai câu thơ:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Hai câu thơ nêu lên cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thương dân, bảo vệ đất nước độc lập là để yên dân. Mọi hành động đều hướng về dân. Muốn thực hiện điều yên dân, phải trừ bọn hung bạo, đó là giặc Minh. Nhiệm vụ hàng đầu của nghĩa quân là vì dân mà chiến đấu.
Tiếp đến là đoạn văn khẳng định chủ quyền độc lập của Đại Việt bằng việc đưa ra nhiều chứng cứ, luận cứ. Trước hết Đại Việt là nước:
" Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Nước ta có truyền thống văn hoá lâu đời. Từ xa xưa trong lịch sử dân tộc Đại Việt đã định hình nét văn hoá mang bản sắc riêng được truyền nối kế tục qua bao thế hệ. Nước Đại Việt có cả một truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp, trong đó những phong tục, tập quán của dân ta ở phương Nam khác hẳn những phong tục tập quán của các dân tộc Trung Hoa ở phương Bắc.
Tác giả đưa ra dẫn chứng về yếu tố địa lí:
"Núi sông bờ cõi đã chia"
Núi sông,lãnh thổ đã phân chia, Đại Việt ta có bờ cõi, giang sơn. Đại Việt ta không phải quận huyện của Trung Quốc.
Nước ta có nền phong tục riêng, không giống phương Bắc. Tác giả đặt các triều đại phương Bắc ngang hàng phương Nam
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"
Tác giả có ý so sánh ngầm khẳng định những triều đại trong lịch sử Đại Việt đã trường tồn song song với triều đại Trung Hoa và không hề thua kém. Cách gọi vua nước Nam là “Đế” để khẳng định quyền làm chủ của dân tộc Đại Việt. Phương Bắc có chủ , phương Nam cũng có. Phương Bắc có vua, có đế cai quản, trị vì, phương Nam cũng có đế vương, có vua cai quản đất nước. Phương Nam Đại Việt không thua kém gì phương Bắc Trung Hoa. Câu văn biền ngầu với các vế song hành sóng đôi tạo sự cân xứng nhịp nhàng.
Hơn thế nền văn hiến nước ta luôn tự hào về người tài giỏi:
"Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có"
Đại Việt có lúc mạnh có lúc khoẻ. Nhưng không bao giờ thiếu nhân tài. Người tài giỏi là trí tuệ, là sức mạnh chiến đấu, là tương lai dân tộc. Bởi vậy ngụ ý của Nguyễn Trãi ở đây không chỉ nhấn mạnh sự trường tồn của người có tài mà còn khẳng định sự vĩnh hằng của dân tộc.

Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh sức mạnh của nhân nghĩa sẽ luôn chiến thắng, những kẻ xâm lược luôn thất bại:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã"
Những dẫn chứng lịch sử chính xác nhấn mạnh thêm sự thất bại của kẻ thù là tất yếu. Kẻ đi ngược ý trời. Kẻ hành hạ dân lành. Kẻ đi ngược đạo đức sống luôn là kẻ thua cuộc. Đó là quy luật tự nhiên và tất yếu.
Đoạn trích " Nước Đại Việt ta" với giọng văn hào sảng, lối viết văn linh hoạt sử dụng nhiều câu văn biền ngẫu tăng thêm tính chặt chẽ trong lập luận. Từ đó thấy được tinh thần nhân đạo của Nguyễn Trãi và khẳng định được chủ quyền dân tộc.
 
  • Chủ đề
    cam nhan nước đại việt ta
  • Top