Văn lớp 8: Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Hướng dẫn phân tích đoạn trích “tức nước vỡ bờ” ngữ văn lớp 8 giải thích ý nghĩa nhan đề của bài. Trong 4000 năm lịch sử hào hùng chói lọi của dân tộc ta, có những giai đoạn lịch sử, những dấu mốc chúng ta không thể quên. Một trong những cuộc kháng chiến, chống xâm lăng bảo về biên cương bờ cõi đất nước thì cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp 9 năm dường như đi vào trang sử chói lọi nhất khi mang lại tư cách là một đất nước chủ quyền. có lẽ đó cũng là một rong những giai đoạn nền văn học Việt Nam phát triển vàng son với đề tài về người nông dân. Những đau khổ, lầm than, những mảnh đời bé nhỏ bị chèn ép được tái hiện lên trong các tác phẩm đương thời, và tiêu biểu là “tắt đèn” với đoạn trích “tức nước vỡ bờ”. Trong chương trình Ngữ văn 8 ta thường bắt gặp đề bài Phân tích đoạn trích “tức nước vỡ bờ”. sau đây là bài làm chi tiết mong giúp các bạn định hướng trong khi làm bài.

BÀI LÀM 1 : PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”
Văn học Việt Nam trong thời kí kháng chiến chống Pháp thường xoay quanh chủ đề về nông dân. Trong đó tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố tiêu biểu trong thể loại ấy đã để lại không ít ấn tượng trong làng văn học bấy giờ. Đặc biệt là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã phần nào thể hiện được nội dung phản ánh một phần trong thiên tiểu thuyết.

Đoạn trích đã phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tang của người nông dân. Có đủ các hạng người được tác giả khắc họa sinh động, từng hình tượng nhân vật đều mang một nét phong cách tiêu biểu đặc trưng mà mình thể hiện. qua đó ta thấy được bức tranh thu nhỏ về đời sống nông thôn Việt nam trước Cách mạng Tháng Tám. Giữa đám sâu bọ hại dân bán nước lúc nhúc nơi làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sang lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực một lòng vì chồng thương con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phi thường phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh. Hình tượng nhân vật chị Dậu được xem là điển hình cho người phụ nữ Việt trước Cách mạng Tháng Tám ở nước ta.

Mở đầu đoạn trích, tác giả nêu nên hoàn cảnh gia định chị Dậu, thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh, đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế ngày đó. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở dã man, chị Dậu một than một mình chạy vạy khắp nơi ngược xuôi để lo suất sưu cho anh Dậu .Đường cùng, chị đã phải đứt ruột gạt nước mắt mà bán con gái cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy cùng ổ chó cộng lại với được mấy hào bán gánh khoai mới đủ tiền nộp suất sưu để chồng được thả về. Nào ngờ bọn lí dịch lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái, đầy gia đình chị đến mức đường cùng cơ cực.Anh Dậu về nhà với tình trạng thập tử nhất sinh. Bà hang xóm tốt bụng ái ngại cho cảnh đói nhà chị nên mang cho bát gạo để nấu cháo. Đoạn trích tức nước vỡ bờ là cảnh buổi sớm hôm sau.

Anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kíp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lúc này phải đối mặt với tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới được thả trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ lại trói lại bị đánh nữa thì anh không sống nổi. không đếm xỉa đến những lời van xin tha thiết của chị Dậu, tên cai lệ bất nhân vẫn nhất định xông vào trói anh Dậu. hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp; với hắn không có hì khác ngoài đáng đập, trói người. hạng người này trong chế độ thực dân phong kiến bấy giờ là thứ công cụ thực sự, không còn là người, còn cai lệ thì hoành hành tác oai tác quái. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn bộc lộ tính chuyên nghiệp trong hành nghề cướp bóc, hà hiếp người khác. Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng những gì hắn làm, nói đều thể hiện rõ là bộ mặt của “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái bốp”…. hành động của hắn như một con thú dữ. bản tính của hắn đâu phải là người. nếu là người hắn đã mủi lòng mà xót thương, xúc động mà không lỡ hành xử như vậy với người phụ nữ mỏng manh như chị Dậu. hắn chỉ đáp lại những lời van xin thống thiết của chị Dậu bằng những cú đạp, những hành động của một con dã thú đội lốt người. Xuất hiện trong thoáng chốc song nhân vật cai lệ được Ngô Tất Tố khắc họa một cách rõ nét, sống đông hệt như con ác thú thực sự. qua đó ta thấy thương xót cho cuộc sống người nông dân Việt Nam nói chung bấy giờ.

Thử tưởng tượng cảnh chị dậu phải sống hay cũng chính là hình ảnh người nông dân phải trải qua. Thật kinh khủng. Sống trong không khí âm u, đè nặng bởi sưu cao thuế nặng ấy người nông dân phải chịu sự cùm kẹp như thế nào? Chị dậu thương chồng, con hết mực. Bát cháo chị nấu cho anh Dậu và cử chỉ “rón rén bưng”, “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không” cho thấy nét đẹp trong ban lĩnh phụ nữ của chị. Vẻ đẹp của chị còn được thể hiện một cách đặc sắc khi một mình chị phải đứng ra đương đầu với lũ ác tà là tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Giống bao phụ nữ nông dân khác, chị có thể cam chịu, nhẫn nhục. Chị đã phải “van xin tha thiết” trước bọn người nhân danh “nhà nước”, mặc dù là sự nún nhịn trước sự vô lí, bất nhân. Chỉ đến khi tên cai lệ bất chấp, lại còn bịch ngực chị, xông đến trói anh Dậu thì nước tràn bờ và chị “liều mạng cự lại”. Ngô tất Tố rất tài tình khi miêu tả rất tinh những diễn biến tâm lí và hành động của chị Dậu, để nó diễn ra một cách chân thực trước mắt người đọc. ta có thể xem quá trình diễn biến ấy làm hai đoạn: từ chịu đựng nhẫn nhục đến phản kháng mãnh liệt

Thoạt đầu chị xưng cháu gọi cai lệ bằng ông. Nhưng đáp lại lời là cái quát của cai lệ “ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thậm chí còn “giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. lúc này chị vẫn một mực tha thiết “Cháu van ông…ông tha cho “. Đến mức như thế nhưng cai lệ không những không mủi lòng mà còn xông tới đấm vào ngực chị. Đến đây, mới thấy bắt đầu dấu hiệu phản kháng của người phụ nữ này: chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “không thể chịu được” nữa, chị Dậu đứng lên với vị trí ngang hang kẻ thù, đối đầu trực diện

Quá trình diễn biến ấy được đẩy lên đỉnh điểm, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng. Chị xưng mày tao với tên cai lệ: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ cháu-ông đến tôi-ông bây giờ là bà-mày, niềm căm hận bốc lên ngùn ngụt trong chị. Căm thù, khinh bỉ tột độ, chị sẵn sàng đè bẹp kẻ thù với sức mạnh của một “bản năng sống” mạnh mẽ. sức mạnh ấy được phóng ra như một năng lượng tiềm táng thành những hành động mạnh bạo : túm lấy cổ, ấn giúi ra cửa, túm tóc, lẳng. Trước sức mạnh ấy, hai tên kia đã thất bại thảm hại hay cũng chính là thất bại tất yếu mà lũ tay sai bè phái bán nước hại dân nhận được.

Bằng tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, khả năng dựng cảnh, tính huống Ngô Tất Tố đã dựng lên một khung cảnh sống ngột ngạt nơi làng quê. Từ đó mà ta thấy được rõ hơn, đồng cảm hơn với cuộc sống cũng cực ủa người nông dân bấy giờ. Nhưng phía sau đó vẫn là một niềm tin vào tương lai tươi sáng.

BÀI LÀM 2 PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ảnh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dẫy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc xảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy.

Việc thu sưu thuế vẫn diễn ra gay gắt, bọn tay sai của các quan trên, lí trưởng cứ thế lộng hành, nhà chị Dậu thì ngày càng khó khăn. Chị phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn cho nhà lí trưởng để nộp nốt sưu cho chồng của mình. Anh Dậu ngày càng đau ốm, sau trận đánh trói ấy, anh càng yếu dần, nếu bị chúng đánh trói nữa tưởng rằng sẽ chết mất. Và chị Dậu đang tìm mọi cách để bảo vệ chồng của mình. Đoạn trích nổi bật với cảnh Cai lê và Chị Dậu đối đầu khi tên tay sai đến thúc sưu nhà chị rất gay cấn và đúng như nhan đề "tức nước vỡ bờ"

Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng hết mực, chị chăm sóc chồng đang ôm vì vừa bị bọn cường hào lí trưởng đánh đập. Chị cũng thương con mình sâu sắc. chị tất tả chạy ngược xuôi vay được vài nắm gạo và nấu bát cháo loãng cho chồng ăn lại sức, Từ cách chị chăm chồng, đỡ chồng dậy và cách xưng hô:" Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột"đã thể hiện sự dịu dàng vốn có trong mỗi người phụ nữ Việt Nam ngày trước.

Chị trở thành trụ cột trong gia đình, gánh chiu mọi đau khổ, sự túng quẫn vì sưu thuế. Chị đổ mồ hôi sôi nước mắt để cứu anh Dậu. Chăm sóc anh nhưng lúc ấy bất ngờ tên tay sai của lí trưởng và cai lệ xông vào, trên tay là roi , thước và dây thừng, hò hét bắt anh chị phải nộp sưu thuế, Anh Dậu quá khiếp đảm đến nỗi suýt ngất, chỉ còn mình chị Dậu chạy vạy, đối phó với giai cấp thống trị. Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin "cháu xin ông" để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị thì đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của "người đàn bà lực điền" ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh. Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén:" Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn , chị quên đi vị thế của mình chỉ là những người nông dân thất hèn, chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh. Với tình yêu thương của một người vợ. chị đã chống trả lại bọn chúng. Hai hàm răng nghiến chặt:" Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!" đầy thách thức và đe dọa. Điều đó thể hiện thái độ căm giận lũ chó đểu , khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế sẵn sàng chiến đấu của chị, không thèm đấu lí nữa mà thẳng tay trừng trị chúng. Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa " Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". Cách miêu tả rất độc đáo của Ngô Tất Tố đã khiến cuộc đối đầu của chị và tên cai lệ trở nên sinh động, trong xã hội bất công ấy, một cuộc chiến công lí diễn ra để trừng trị kẻ ác đáng làm người ta khâm phục. Có lẽ vì người nông dân đặc biệt là người phụ nữ họ đã phải chịu nhiều bất công nên khi bị dồn đến đường cùng, họ phản kháng với mục đích tự vệ chính đáng. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh.

Nhân vật cai lệ là nhân vật tiêu biểu cho lũ tay sai , công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Hắn là một tên nghiện ngập, để xác định vai trò của mình trong việc đi thúc sưu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong xã hội ấy, cai lệ chỉ là tay sai, là tên đứng ra hành hạ người dân nghèo thay lũ quan lại tham lam và độc ác.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng những cũng quyết đoán, thương yêu chồng con nhưng cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu. Qua đoạn trích, ta thấy nhà văn đã dành tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó lên án xã hội bất công và tàn ác.
 
  • Chủ đề
    phân tích tức nước vỡ bờ tuc nuoc vo bo
  • Top