Hướng dẫn làm bài văn suy nghĩ gì về lòng yêu nước từ trích đoạn “Nước Đại Việt ta”. Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng luôn hiện hữu trong mỗi con người. Lòng yêu nước có thể xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc tươi đẹp của quê hương, đất nước. Lòng yêu nước còn thể hiện ở sự căm thù giặc ngoại xâm, ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Biểu hiện của lòng yêu nước từ xưa đến nay vô cùng phong phú, đa dạng. Nó đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta. Đặc biệt khi có giặc xâm lăng, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia bị đe dọa, lòng yêu nước lại sôi trào và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trích đoạn “Nước Đại Việt ta”, trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết khi nhân dân ta vừa chiến thắng giặc Minh xâm lược. Tác phẩm là một áng văn chính luận xuất sắc thấm đượm tinh thần yêu nước. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài văn: Từ trích đoạn “Nước Đại Việt ta”, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước.
BÀI VĂN TỪ TRÍCH ĐOẠN NƯỚC ĐẠI VIỆT TA, EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
Lòng yêu nước là một trong những cảm hứng lớn xuyên suốt chiều dài văn học. Qua thời gian, truyền thống ấy đã thành sợi chỉ đỏ gắn kết các tác phẩm văn chương ở mọi thời đại. Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” là một áng văn giàu tinh thần yêu nước như thế, nó đã khơi gợi biết bao tình cảm mãnh liệt vẫn nằm ở nơi sâu kín nhất trong mỗi con người.
“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được viết sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, tác giả còn thể hiện tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo.
Lòng yêu nước trước hết thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, vì nhân dân mà chống quân xâm lược:
Lòng yêu nước còn gắn với niềm tự hào dân tộc, ý thức rõ về sự tồn tại độc lập của đất nước:
Tác phẩm đã làm bùng cháy tình cảm đối với quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người. Lòng yêu nước chính là sức mạnh để dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến.
BÀI LÀM 2 TỪ TRÍCH ĐOẠN NƯỚC ĐẠI VIỆT TA, EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
“Bình ngô đại cáo” là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.
Từng nghe:
Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:
Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.
BÀI VĂN TỪ TRÍCH ĐOẠN NƯỚC ĐẠI VIỆT TA, EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
Lòng yêu nước là một trong những cảm hứng lớn xuyên suốt chiều dài văn học. Qua thời gian, truyền thống ấy đã thành sợi chỉ đỏ gắn kết các tác phẩm văn chương ở mọi thời đại. Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” là một áng văn giàu tinh thần yêu nước như thế, nó đã khơi gợi biết bao tình cảm mãnh liệt vẫn nằm ở nơi sâu kín nhất trong mỗi con người.
“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được viết sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, tác giả còn thể hiện tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo.
Lòng yêu nước trước hết thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, vì nhân dân mà chống quân xâm lược:
Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng tốt đẹp có nguồn gốc từ Nho giáo, quy định cách ứng xử giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Không chỉ kế thừa tư tưởng đó, Nguyễn Trãi còn phát triển nó lên một tầm cao mới: nhân nghĩa là yên dân, vì nhân dân mà trừ gian diệt bạo. Đây cũng chính là cơ sở làm nên tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa, vạch trần bộ mặt xảo trá của quân xâm lược khi chúng lấy cớ “phò Trần diệt Hồ” hòng cướp nước ta.“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Lòng yêu nước còn gắn với niềm tự hào dân tộc, ý thức rõ về sự tồn tại độc lập của đất nước:
Xưa kia, trong bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà”, vốn được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nhân dân ta, Lý Thường Kiệt đã khẳng định nền độc lập của dân tộc về lãnh thổ, chủ quyền, song mới chủ yếu dựa nhiều vào yếu tố tâm linh là “thiên thư”- sách trời. Đến thế kỉ XV, Nguyễn Trãi tiếp tục bổ sung những yếu tố để làm nên một quốc gia độc lập. Nguyễn Trãi tự hào khẳng định đất nước ta có nền văn hiến lâu đời. Văn hiến vốn là những giá trị tinh thần được tạo nên qua các thời đại. Điều ấy chứng tỏ đất nước ta có một bề dày về lịch sử và trầm tích văn hóa. Không dừng lại ở đó, một nhà nước tự chủ là một nhà nước có chủ quyền riêng, lãnh thổ riêng: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Ở điểm này, Nguyễn Trãi đã gặp gỡ với Lí Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. Vì chủ quyền, lãnh thổ riêng, cho nên phong tục phương Nam cũng không thể giống phương Bắc. Phong tục là những thói quen, tập quán lâu đời trong đời sống sinh hoạt, ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của mỗi người dân, làm nên bản sắc của một dân tộc. Không chỉ thế, tác giả còn đặt ngang hàng các triều đại của ta với các triều đại phong kiến bên Trung Quốc như một cách ngầm khẳng định vị thế ngang hàng, không hề thua kém của dân tộc ta. Nguyễn Trãi cũng vô cùng đề cao yếu tố con người, cụ thể là “hào kiệt đời nào cũng có”.“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Những dẫn chứng cụ thể về thất bại nhục nhã của quân giặc như muốn cảnh cáo bất kì thế lực ngoại bang nào nung nấu ý đồ xâm lược nước ta đều sẽ gặp kết cục thảm khốc.“Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”
Tác phẩm đã làm bùng cháy tình cảm đối với quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người. Lòng yêu nước chính là sức mạnh để dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến.
BÀI LÀM 2 TỪ TRÍCH ĐOẠN NƯỚC ĐẠI VIỆT TA, EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
“Bình ngô đại cáo” là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.
Từng nghe:
Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý bảu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đôi xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là “yên dân” làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:
Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong “thiên thư” như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên “Đại Việt” có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triều, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.