Theo NASA cho biết, sau một thời gian dài quan sát các vết đen trên mặt trời, các nhà khoa học của cơ quan này cho biết: Một năng lượng khổng lồ đã được giải phóng khỏi vết đen lớn nhất trên mặt trời mang điện tích khổng lồ đã hạ cánh xuống trái đất theo những cơn gió. Trong giới chuyên gia thì hiện tượng này còn gọi là bão từ.
Cách đây một tháng các nhà khoa học NASA đã quan sát Noaa 9393- vết đen lớn nhất trên mặt trời, khi đó nó chưa lớn như hiện nay. Trong thời gian gần đây, họ kinh ngạc nhận thấy vết đen này mở rộng quá nhanh. Noaa 9393 liên tục có những dấu hiệu cho thấy năng lượng bị dồn nén của nó sắp bùng nổ. Ông Joe Elrod, Đài quan sát Thái dương hệ Mỹ, cho biết: “Đây là vết đen lớn đầu tiên mà chúng tôi quan sát được trong suốt một chu kỳ hoạt động của mặt trời”.
Năm nay, mặt trời ở đỉnh chu kỳ, vết đen xuất hiện rất nhiều. Tính đến cuối tháng 3, các nhà khoa học xác định được gần 300 vết, trong đó cái lớn nhất là Noaa 9393, bao phủ một diện tích rộng gấp 13 lần trái đất. Kích thước của nó khổng lồ đến mức có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
Khi một vết đen bùng nổ, nó sẽ sản sinh ra hàng tỷ tấn hạt và khí ion hóa, hướng về trái đất, thay đổi từ trường trái đất. Điều này có thể đe dọa hệ thống điện và vệ tinh viễn thông trên quỹ đạo cũng như dưới mặt đất, đồng thời gây biến đổi khí hậu hành tinh.
Một nhà khoa học tại NASA cho biết: “Đợt bão từ lần này chỉ tồn tại từ 12 đến 24 giờ, sau đó sẽ tan dần. Vì thế tầm ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người không lớn. Nơi bị chịu ảnh hưởng cơn bão từ nặng nề nhất lần này là tại Bosnia và Herzegovina thuộc vùng Đông Âu”.
Mặt trăng và Mặt trời liên quan đến động đất ở Nhật Bản
Theo các nhà khoa học, khoảng thời gian từ năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất
Phó Giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà khoa học Arkady Tishkov cho rằng trận động đất kinh hoàng với cường độ 8,9 độ richter ở Nhật Bản ngày 11/3 có thể do vị trí của Mặt trăng và các quá trình hoạt tính của Mặt trời gây ra.
Trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói nước Nga, ông Tishkov cho biết, có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt trời, các luồng proton từ Mặt trời ảnh hưởng đến hoạt động của Trái đất. Đồng thời, hiện tại Mặt trăng đang ở gần Trái đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt trời và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hải lưu, làm thay đổi chế độ thủy triều ở Thái Bình Dương, qua đó có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa được gọi "vành đai lửa" của Thái Bình Dương.
Theo ông Tishkov, Mặt trăng hiện ở vị trí cách Trái đất khoảng 350.000 km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt trăng gần Trái đất nhất trong thập kỷ qua và nhất định tác động mạnh lên thạch quyển của Trái đất. Trong khi đó, Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất trong vòng mấy năm qua và mới đây có đợt phun trào gây bão từ rất mạnh mà cư dân trên Trái đất đều cảm nhận thấy.
“Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của Mặt trời có thể trùng với nhau, và khoảng thời gian từ năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất”, ông Tishkov nói./.
Theo Nguoiduatim