Vì sao phải khám sức khỏe trước khi kết hôn?

Thế nhưng lý do tế nhị, vì sợ vô tình “xúc phạm” đến lòng tự trọng của nhau mà việc này cũng không được nhiều các cặp đôi quan tâm cho lắm. Thế rồi hậu quả là những câu chuyện dở khóc dở cười, bỏ thì thương mà vương thì tội…Những câu chuyện dở khóc dở cười
Về mặt lí thuyết, nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới cũng đã hiểu được lợi ích của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn như: giúp hai người chuẩn bị kiến thức, tâm lí đúng cho cuộc sống vợ chồng. Phát hiện và điều trị sớm một số bệnh tật có thể lây qua việc quan hệ vợ chồng, ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh con sau này; Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch một cách hiệu quả nhất và dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh con an toàn. Thế nhưng không phải ai cũng “đủ cam đảm” để làm cái việc “không giống ai” đó. Ông bà cha mẹ chúng ta, từ bao đời nay có biết đến khám sức khỏe tổng quát trước khi kết hôn đâu mà vẫn sống với nhau tới đầu bạc răng long, vẫn có với nhau bao nhiêu mặt con khỏe mạnh đó thôi.Bạn chắc chắn cũng đã có lúc nào đó bắt gặp những trường hợp vì đề nghị nửa kia đi khám sức khỏe mà nhiều cô dâu chú rể phá vỡ kế hoạch đám cưới trước khi cưới. Có anh khi được đề nghị khám sức khỏe, xét nghiệm máu, viêm gan B thì mắng người yêu xơi xơi, rằng tôi có lang chạ với ai đâu mà bắt tôi đi xét nghiệm, không tin nhau thế thì sống với nhau làm sao được? Còn có trường hợp, chàng trai đề nghị đi khám định tâm thần cho cô vợ sắp cưới do trong nhà cô có người bị bệnh này liền bị gia đình nhà vợ trả lễ. Gia đình cô gái cảm thấy bị xúc phạm. Bà mẹ cô gái còn nói rằng, trong nhà có người bị bệnh chứ con gái bà hoàn toàn khỏe mạnh, khôn ngoan, thông minh như thế mà dám đề nghị một việc khiếm nhã như vậy là sao?!
12_11_1319793609_33_1319735056-tienhonnhan2.jpg

Và cũng từ tâm lý “cổ hủ” đó, mà sau khi kết hôn, nhiều người đã phải ân hận vì không khám sức khỏe trước khi cưới. Có người thì sau khi cưới về do cuộc sống vợ chồng căng thẳng quá mà stress nặng, dẫn đến bị tâm thần. Tìm hiểu rõ mới biết, tiền sử của cô vợ đã từng bị tâm thần. Hay có người cứ bầu được 3 tháng là bị sẩy thai. Có lần được 6 tháng mà cũng không giữ được. Nghĩ rằng, do lúc mang bầu làm việc nặng nên càng ra sức giữ gìn hơn, thế nhưng vẫn không đạt kết quả gì. Chỉ đến khi đi khám mới biết rằng cổ tử cung của cô bị thấp bẩm sinh nên khó giữ nổi thai nhi. Để rồi lúc đó, có ân hận thì cũng đã qua muộn mất. Và những trường hợp như lấy nhau rồi mới biết chồng bị yếu sinh lý, teo tinh hoàn, không có tinh trùng hay bị những chứng rối loạn sinh lý, vô sinh hay các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục… cũng không phải là chuyện hiếm gặp đối với các cặp vợ chồng mà còn kéo theo các yếu tố khác như kinh tế, sức khỏe, tâm lý; lâu dài là ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Sự cần thiết khám sức khỏe trước khi kết hôn
Theo giáo sư Trương Đinh Kiệt, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Dược TP.HCM, việc xác định bênh sử của người chuẩn bị kết hôn rất quan trọng, nhất là với người có tiền sử bị bệnh tâm thần hoặc có người thân mắc bệnh tâm thần. Nếu rơi vào hai trường hợp này, các chuyên gia y tế sẽ tư vấn để hai bạn trẻ sắp kết hôn có cách ứng xử, chăm sóc nhau phù hợp hơn.Còn theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, thuộc Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), các cặp vợ chồng sắp cưới nên khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu, khám cơ quan sinh dục ngoài và trong. Các bạn trẻ thường ngại đề cập đến vấn đề này, họ sợ chạn đến lòng tự ái của nhau và cho rằng đó là việc làm không cần thiết. Nhưng thực tế thì điều đó không chỉ giúp giải tỏa những băn khoăn, lo lắng trước khi cưới về khả năng có con mà còn là biện pháp giữ gìn và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người bạn đời của mình”, bác sĩ Dung nhấn mạnh.Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm có xem xét tiền sử bệnh của hai bên, có bệnh về rối loạn tâm thần, bệnh di truyền (hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh, ung thư… ), bệnh truyền nhiễm, các quan hệ huyết thống, bệnh sử gia đình. Và kiểm tra các sức khỏe chung, thăm khám cơ quan sinh dục ngoài và trong, tình trạng kinh nguyệt, xuất tinh… Ngoài ra, bạn cũng cần khám để phát hiện trước những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV/AIDS. Khi mắc những bệnh này thì nên hoãn kết hôn vì có thể lây bệnh cho bạn tình, nếu có thai thì sẽ truyền bệnh cho thai nhi và gây bất bất thường cho thai nhi. Tùy đối tượng và nhu cầu mà có các gói khám khác nhau. Thời gian khám sức khỏe trước khi kết hôn tối thiểu là 3 – 6 tháng, để nếu có bệnh, sẽ chữa trị kịp thời. Thậm chí, bác sĩ có thể đề nghị hoãn kết hôn hay có biện pháp phòng tránh thai.
Nguồn: tinmoi.vn​
 
Sửa lần cuối:
Top