Vi trùng lao lợi dụng tế bào gốc để ẩn mình

TTO - Một nhóm nghiên cứu Ấn Độ đã tìm ra cách thức mà vi trùng lao “nằm vùng” trong cơ thể người bệnh từ năm này qua năm khác, chỉ bộc phát thành bệnh khi hệ miễn dịch suy yếu.

ImageView.aspx


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có tới một phần ba dân số thế giới bị nhiễm vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis. Nhưng đa số họ chẳng bao giờ phát bệnh cả. Tuy nhiên ở một số người, bệnh sẽ khởi lên sau vài năm.
Vi trùng lao có trong không khí do người bệnh ho khạc, hắt hơi. Khi hít vào, các tế bào của hệ miễn dịch ngay lập tức lao tới tống khứ kẻ lạ mặt. Nhưng trong phần lớn trường hợp, vi trùng sẽ trụ lại được và co cụm thành một khối u hạt.
Nhóm nghiên cứu do Gobardhan Das của Trung tâm Kỹ thuật gen và sinh học Delhi dẫn dắt đã phát hiện một loại tế bào gốc, tên chuyên môn là tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cells hay MSC), đóng vai trò phức tạp trong việc duy trì các u hạt lao.
Tiến sĩ Das nói các tế bào gốc MSC giống như thần hai đầu Janus trong thần thoại La Mã. Một mặt, chúng giảm thiểu khả năng sinh sản của vi trùng lao bên trong u hạt. Mặt khác, chúng cũng kiềm chế các tế bào T của hệ miễn dịch, không cho chúng tiêu trừ ổ bệnh.
Tế bào gốc MSC vây bọc lấy u hạt lao, tạo thành bức tường chắn ngăn cản các tế bào T. Thêm vào đó, chúng còn tiết ra oxide nitric chỉ vừa đủ để vi trùng lao không sinh sôi được chứ không giết chúng.
Oxide nitric cũng đồng thời kìm hãm sự tấn công của tế bào T, tiến sĩ Das cho biết.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, như trong trường hợp nhiễm HIV, có thể dẫn đến tế bào gốc MSC ngưng sản xuất oxide nitric. Hệ quả là vi trùng lao sinh sôi và bệnh lao bộc phát.
Vi trùng lao có nhiều mánh khóe để qua mặt hệ miễn dịch và đây chỉ là một mánh mới. Nhưng hiểu biết về nó là rất quan trọng. Và cuối cùng, giữ cho hệ miễn dịch được vững mạnh là công việc cực kỳ quan trọng để "trụ vững" với vi trùng lao.

Lao kháng thuốc do lây lan
Trong khi đó, một vấn đề khác của việc điều trị lao là sự kháng thuốc ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là do điều trị thiếu kiên định. Nhưng nghiên cứu của Trường đại học New South Wales chỉ ra rằng kháng thuốc còn do lây lan. 99% số ca kháng thuốc là do lây truyền từ một ai đó đã điều trị thất bại.
TIẾP TRƯƠNG (Theo The Hindu)​
 
  • Chủ đề
    cách hay nhóm phá phát thành thể thế giới trụ với
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,843
    Bài viết
    469,194
    Thành viên
    340,251
    Thành viên mới nhất
    ProWebMaster
    Top