Hướng dẫn các bạn viết một đoạn văn ngắn gọn nêu cảm nghĩ về nhân vật chị dậu
Đoạn văn mẫu về nhân vật chị Dậu, cảm nghĩ về chị Dậu 1:
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. Trong tác phẩm của ông, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân với những phẩm chất quý báu. Đó là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn”. Đặc biệt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách của chị Dậu. Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng. Anh Dậu mới được trả về nhà trong tình trạng đau đớn hoảng sợ vì bị bọn lí trưởng cường hào đánh đập dã man. Đón chồng trở về trong tình cảnh ấy, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bị trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới. Trong hoàn cảnh ấy, người phụ nữ nhỏ bé, yếu mềm đã trở thành trụ cột của cả gia đình.Bên cạnh đó, chị Dậu còn là một người phụ nữ dũng cảm chống lại áp bức bất công. Ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ tên cai lệ để hăn tha cho anh Dậu,thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Khi chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt vì tức giận những vẫn cố gắng chịu đừng, níu tay tên cai lệ, tiếp tục van xin. Nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”,chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa khi tên cai lệ đấm vào ngực chị và sấn đến chỗ anh Dậu, chị đã lớn tiếng cảnh báo hắn: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chúng cho hả giận. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi. Diễn biến tâm trạng và hành động của chị Dậu phản ánh quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức, có đấu tranh. Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác. Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người đàn bà đã được giác ngộ Cách mạng. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm “ Tắt đèn”. Qua đó, nhà văn đã giành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Đoạn văn mẫu về nhân vật chị Dậu, cảm nghĩ về chị Dậu 2:
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực với những tác phẩm hay, phản ánh chân thực được hình ảnh của người nông dân trong xã hội cũ, và với tác phẩm “Tắt đèn”, đặc biệt là đoạn trích “tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu đã hiện lên với tất cả những vẻ đẹp và phẩm chất quý báu của người nông dân lúc bấy giờ. Tác phẩm ra đời trong giai đoạn 1930-1945, nhân vật trung tâm là chị Dậu, gia đình chị thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Trong hoàn cảnh như vậy, chị phải dứt ruột lựa chọn bán đi gánh khoai, cái ổ chó và bán đứa con gái nhỏ mới 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế để đổi lấy tiền nộp suất sưu thuế cho anh Dậu, chồng chị. Tuy vậy, do thiếu một suất sưu của người em chồng mới chết năm ngoái mà anh Dậu vẫn bị trói ngoài sân đình đánh đập, hành hạ một cách dã man. Bọn cường hào đem anh Dậu đang bị ốm về để trả cho chị Dậu, thương chồng , chị được hàng xóm cho bát gạo để nấu cháo cho anh Dậu, nhưng chưa kịp ăn thì bọn tay sai nhà lý tưởng kéo đến, đòi chị nộp sưu, đánh chị và đòi bắt anh Dậu. Không thể nhẫn nhịn được nữa, chị Dậu đã vùng lên và đáp trả lại bọn quân tài, tay sai. Có thể thấy, hàng loạt những gánh nặng đã đổ lên vai của người đàn bà một mình gánh vác gia đình, thế nhưng xuất phát từ hành động tức nước vỡ bờ ấy, vẻ đẹp của chị Dậu lại được nổi bật lên. Trước hết, chị là một người phụ nữ yêu thương gia đình, chồng con. Khi anh Dậu bị ốm nặng, chị tìm mọi cách để cứu chữ cho chồng, vay gạo hàng xóm, giữa cơn nguy kịch hay tiếng trống thúc, chị vẫn dịu dàng, khuyên nhủ chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" rồi "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã cho thấy sự yêu thương và hết lòng của người vợ dành cho chồng. Là một người mẹ, chị cũng đau đớn, dứt ruột khi phải bán đi đứa con nhỏ bé của mình, nhưng nếu không bán thì lấy tiền đâu mà nộp sưu, lấy đâu ra tiền để anh Dậu được sông? Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy người đàn bà vào những lựa chọn đau đớn ấy, thế nhưng chị vẫn hiện lên như một ánh sáng về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh cao cả. Không chỉ có thể, chị Dậu còn là một người phụ nữ, địa diện cho hình ảnh người nông dân biết đứng lên phản kháng, đấu tranh cho cuộc sống của chính mình. Bọn tay sai nhà lý trưởng tiến vào nhà với đầy những dây sắt, roi song, dù vậy, chị vẫn tha thiết khẩn cầu bằng một thái độ nhẫn nhui "Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất". Cách xưng hô thể hiện chị đã chịu hạ thấp mình xuống để đổi lấy sự an ổn cho anh Dậu và gia đình, thế nhưng tên cai lệ không hề rủ lòng thương mà chửi mắng chị, tiến tới định trói anh Dậu, ngay khi ấy, người đàn bà đã "xám mặt" và vội vàng đỡ lấy tay hắn , cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho". Nhưng chị càng van xin thì bọn tay sai càng lấn tới, chúng thậm chí còn đánh đập chị. Dường như đã đến lúc chị không chịu đựng được nữa mà phải cự lại bằng lý lẽ “ "chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ" thế nhưng lại nhận lại bằng một cái tát của bọn cai lệ, con giun xéo mãi cũng quằn, cuối cùng chị đã vùng dậy, nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem", nối tiếp đó là một loạt các hành động “xử lý” bọn cai lệ. Sự thay đổi cách xưng hô đã thể hiện được sự tức giận của người phụ nữ khi bị chạm đến mức giới hạn cuối cùng của sự nhẫn nhịn. Và đến lúc đó, họ sẵn sàng vùng lên để đấu tranh giành lại quyền sống cho chính mình. Như vậy, thông qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã không chỉ làm hiện lên những vẻ đẹp của nhân vật mà còn cất lên tiếng nói tố cáo xã hội thực dân lúc bấy giờ đã đẩy người nông dân vào đường cùng, vùi dập sự sống của họ để rồi họ phải vùng lên, đòi lại quyền của chính mình. Nhân vật chị Dậu vẫn sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc với những phẩm chất quý giá như vậy.
Tami - VFO.VN
Đoạn văn mẫu về nhân vật chị Dậu, cảm nghĩ về chị Dậu 1:
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. Trong tác phẩm của ông, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân với những phẩm chất quý báu. Đó là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn”. Đặc biệt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách của chị Dậu. Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng. Anh Dậu mới được trả về nhà trong tình trạng đau đớn hoảng sợ vì bị bọn lí trưởng cường hào đánh đập dã man. Đón chồng trở về trong tình cảnh ấy, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bị trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới. Trong hoàn cảnh ấy, người phụ nữ nhỏ bé, yếu mềm đã trở thành trụ cột của cả gia đình.Bên cạnh đó, chị Dậu còn là một người phụ nữ dũng cảm chống lại áp bức bất công. Ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ tên cai lệ để hăn tha cho anh Dậu,thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Khi chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt vì tức giận những vẫn cố gắng chịu đừng, níu tay tên cai lệ, tiếp tục van xin. Nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”,chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa khi tên cai lệ đấm vào ngực chị và sấn đến chỗ anh Dậu, chị đã lớn tiếng cảnh báo hắn: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chúng cho hả giận. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi. Diễn biến tâm trạng và hành động của chị Dậu phản ánh quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức, có đấu tranh. Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác. Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người đàn bà đã được giác ngộ Cách mạng. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm “ Tắt đèn”. Qua đó, nhà văn đã giành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Đoạn văn mẫu về nhân vật chị Dậu, cảm nghĩ về chị Dậu 2:
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực với những tác phẩm hay, phản ánh chân thực được hình ảnh của người nông dân trong xã hội cũ, và với tác phẩm “Tắt đèn”, đặc biệt là đoạn trích “tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu đã hiện lên với tất cả những vẻ đẹp và phẩm chất quý báu của người nông dân lúc bấy giờ. Tác phẩm ra đời trong giai đoạn 1930-1945, nhân vật trung tâm là chị Dậu, gia đình chị thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Trong hoàn cảnh như vậy, chị phải dứt ruột lựa chọn bán đi gánh khoai, cái ổ chó và bán đứa con gái nhỏ mới 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế để đổi lấy tiền nộp suất sưu thuế cho anh Dậu, chồng chị. Tuy vậy, do thiếu một suất sưu của người em chồng mới chết năm ngoái mà anh Dậu vẫn bị trói ngoài sân đình đánh đập, hành hạ một cách dã man. Bọn cường hào đem anh Dậu đang bị ốm về để trả cho chị Dậu, thương chồng , chị được hàng xóm cho bát gạo để nấu cháo cho anh Dậu, nhưng chưa kịp ăn thì bọn tay sai nhà lý tưởng kéo đến, đòi chị nộp sưu, đánh chị và đòi bắt anh Dậu. Không thể nhẫn nhịn được nữa, chị Dậu đã vùng lên và đáp trả lại bọn quân tài, tay sai. Có thể thấy, hàng loạt những gánh nặng đã đổ lên vai của người đàn bà một mình gánh vác gia đình, thế nhưng xuất phát từ hành động tức nước vỡ bờ ấy, vẻ đẹp của chị Dậu lại được nổi bật lên. Trước hết, chị là một người phụ nữ yêu thương gia đình, chồng con. Khi anh Dậu bị ốm nặng, chị tìm mọi cách để cứu chữ cho chồng, vay gạo hàng xóm, giữa cơn nguy kịch hay tiếng trống thúc, chị vẫn dịu dàng, khuyên nhủ chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" rồi "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã cho thấy sự yêu thương và hết lòng của người vợ dành cho chồng. Là một người mẹ, chị cũng đau đớn, dứt ruột khi phải bán đi đứa con nhỏ bé của mình, nhưng nếu không bán thì lấy tiền đâu mà nộp sưu, lấy đâu ra tiền để anh Dậu được sông? Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy người đàn bà vào những lựa chọn đau đớn ấy, thế nhưng chị vẫn hiện lên như một ánh sáng về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh cao cả. Không chỉ có thể, chị Dậu còn là một người phụ nữ, địa diện cho hình ảnh người nông dân biết đứng lên phản kháng, đấu tranh cho cuộc sống của chính mình. Bọn tay sai nhà lý trưởng tiến vào nhà với đầy những dây sắt, roi song, dù vậy, chị vẫn tha thiết khẩn cầu bằng một thái độ nhẫn nhui "Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất". Cách xưng hô thể hiện chị đã chịu hạ thấp mình xuống để đổi lấy sự an ổn cho anh Dậu và gia đình, thế nhưng tên cai lệ không hề rủ lòng thương mà chửi mắng chị, tiến tới định trói anh Dậu, ngay khi ấy, người đàn bà đã "xám mặt" và vội vàng đỡ lấy tay hắn , cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho". Nhưng chị càng van xin thì bọn tay sai càng lấn tới, chúng thậm chí còn đánh đập chị. Dường như đã đến lúc chị không chịu đựng được nữa mà phải cự lại bằng lý lẽ “ "chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ" thế nhưng lại nhận lại bằng một cái tát của bọn cai lệ, con giun xéo mãi cũng quằn, cuối cùng chị đã vùng dậy, nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem", nối tiếp đó là một loạt các hành động “xử lý” bọn cai lệ. Sự thay đổi cách xưng hô đã thể hiện được sự tức giận của người phụ nữ khi bị chạm đến mức giới hạn cuối cùng của sự nhẫn nhịn. Và đến lúc đó, họ sẵn sàng vùng lên để đấu tranh giành lại quyền sống cho chính mình. Như vậy, thông qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã không chỉ làm hiện lên những vẻ đẹp của nhân vật mà còn cất lên tiếng nói tố cáo xã hội thực dân lúc bấy giờ đã đẩy người nông dân vào đường cùng, vùi dập sự sống của họ để rồi họ phải vùng lên, đòi lại quyền của chính mình. Nhân vật chị Dậu vẫn sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc với những phẩm chất quý giá như vậy.
Tami - VFO.VN
- Chủ đề
- cảm nghĩ về chị dậu