Viết đoạn văn nghị luận: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn và trạng ngữ

Đoạn văn mẫu về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn và trạng ngữ 1:
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở con cháu sống có trước có sau ân nghĩa thủy chung. Điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thay lời ông cha gửi gắm tới chúng ta lời căn dặn về truyền thống ấy. Trước hết ta cần hiểu thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Mỗi quả ngọt khi ta được thưởng thức không tự dưng mà có, nó được chăm chút bằng bao mồ hôi công sức của kẻ trồng cây. Vì thế chúng ta cần phải nhớ đến hay nói cách khác là biết ơn đến người vun trồng nên trái ngọt. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa: mỗi khi nhận được thành quả lao động từ người khác chúng ta cần phải có thái độ và cả những việc làm biết ơn đến những người tạo ra nhũng thành quả ấy.Thật là một bài học đáng quý! Hành động ấy thể hiện một tư tưởng cao đẹp một lối ứng xử đúng đắn. Bởi những gì chúng ta hưởng được hôm nay không phải tự dưng mà có. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này cũng nhờ có ba mẹ của chúng ta. Những hạt cơm thơm dẻo ta ăn là nhờ bao mồ hôi đã gửi lại nơi đồng xa . Áo quần ta mặc là nhờ những người thợ may nâng từng đường kim mũi chỉ. Những con đường bằng phẳng ta đi là nhờ công của những người công nhân không quản mưa nắng tạo dựng. Chúng ta được hưởng ánh sáng của đèn điện là nhờ nhà bác học Ê-đi-xơn đã làm đi làm lại hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Và chúng ta được hưởng hòa bình tự do, thấy những cánh chim câu bay trên bầu trời xanh thẳm là nhờ công của những chiến sĩ đã gửi về đất bao xương máu, anh dũng hi sinh, chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Mỗi người chúng ta đều phải tưởng nhớ điều đó và biết ơn và thể hiện sự thành kính đối với anh hùng dân tộc của mình, coi trọng cội nguồn và giá trị to lớn của dân tộc, từ đó đem lại cho chúng ta những căn nguyên cần thiết và quan trọng nhất .Để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là những lời nói suông mà còn bằng những hành động thích thực. Chẳng hạn để tỏ lòng biết ơn mẹ cha mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức gần hơn là giúp đỡ bố mẹ những công việc hằng ngày. Thực tế chứng minh rằng, nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng các nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , chính sách cho con thương binh liệt sĩ. Không chỉ thế còn có những ngày lễ kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn : ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Giỗ tổ Hùng Vương,… Ông cha ta vẫn có câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Như vậy câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về đạo lý làm người. Biết ơn. Một tình cảm cao quý cần phải có trong mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi phẩm chất cao quý ấy.
Câu đặc biệt : “Thật là một bài học đáng quý!”
Câu rút gọn : “Biết ơn”
Trạng ngữ: “Vì thế”

an-qua-nho-ke-trong-cay.jpg

truyền thống uống nước nhớ nguồn rất được coi trọng trong văn hóa người Việt phải biết hiếu thảo với bố mẹ ông bà và biết ơn những người đã giúp đỡ mình

Đoạn văn mẫu về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn và trạng ngữ 2:
Ông cha ta thường khuyên bảo con cháu mình “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Nghĩa bóng câu tục ngữ nhắc nhở ta khi ăn quả ngon, quả ngọt phải luôn nhớ về người trồng đã vất vả, tận tâm tận tụy để tạo ra quả ngọt. Ẩn ý câu nói muốn gửi đến chúng ta thông điệp khi ta nhận được thành quả phải luôn biết ơn người đã giúp ta tạo ra thành quả ấy. Vậy tại sao ta cần phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta? Bởi những người trồng cây không ngại khó ngại khổ, ngại một nắng hai sương, đổ mồ hôi công sức để giúp ta tạo nên quả ngọt. Bạn sinh ra trên đời là nhờ bố mẹ, chăm sóc nuôi nấng bạn không ai khác ngoài bố mẹ, biết ơn công sinh thành dưỡng giục của họ là điều tất nhiên. Thầy cô dạy bạn nên người, cho bạn kiến thức, kĩ năng sống thế nên chúng ta cần phải biết ơn họ. Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người lái chuyến đò tri thức, nhà nước ta đã tạo lập ra ngày 20/11 – ngày nhà giáo Việt Nam để tri ân những người làm nhà giáo. Hơn hết những thành quả ta có được không phải tự nhiên mà có, đó là sự nỗ lực của biết bao người. Cơm ta ăn là do sự lao động vất vả của người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống yên ổn, tự do, hòa bình như ngày hôm nay là nhờ sự đổ máu của không biết bao nhiêu thể hệ. Biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người.Nhưng đó không phải là lời nói suông, chúng ta cần phải có hành động và việc làm cụ thể. Trước hết ta cần phải biết tôn trọng những thành quả, công sức mà người khác trao cho mình, không được lẵng phí, lạm dụng công sức lao động của người khác. Cụ thể ta cần phải biết giữ gìn những thứ mà mình đã có, những thứ đơn giản, nhỏ bé ngay xung quanh ta. Bố mẹ là người quan trọng nhất, bỏ nhiều công sức vì ta nhất, thế nên ta hãy luôn đối xử tốt với họ, trở thành đứa con có hiếu. Đối với xã hội, mỗi người cần phải sống có tình có nghĩa, đừng vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự giúp đỡ người khác. Chúng ta không phải chỉ biết ăn quả mà cần phải biết tạo ra quả ngọt. Thật vậy! Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trở thành công dân có ích.Ông cha ta khuyên bảo con cháu về lòng biết ơn qua câu tục ngữ khác “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Sang sông phải bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” . Biết ơn. Lòng thủy chung. Đó đều là phẩm chất đạo đức phải có với mỗi người. Lời khuyên của ông cha ta thật thấm thía đối với xã hội hôm nay và cả mai sau. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” không chỉ đề cao lối sống biết ơn mà còn phê phán những kẻ “Ăn cháo đá bát” những con người sống vô ơn, bội nghĩa, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, những con người thừa hưởng mà không biết tạo lập, phản bội lợi ích mà người đã mang đến cho mình. Nhưng con ngươi đó thật đáng lên án và phê phán. Câu tục ngữ đã in sâu trong mỗi người nhắc nhở mọi người về cách sống tốt.
Câu đặc biệt : “Thật vậy!”
Câu rút gọn : “Lòng thủy chung”
Trạng ngữ: “Như vậy”
 
  • Chủ đề
    ăn quả nhớ kẻ trồng cây câu rút gọn trạng ngữ
  • Top