1. Nguồn Gốc.Vovinam :
- Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938, trên cơ sở võ học cổ truyền Việt Nam, đồng thời ông đề ra chủ thuyết "Cách mạng Tâm Thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam Việt Võ Đạo được phát triễn qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,...
2. Võ Thuật.
Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân v.v. và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng dài v.v. Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ...), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược...) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu...). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn:
Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
Chém quét (chém một bên, dùng chân đã quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã)
Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ) Trong thời gian phong trào "Võ Thuật học đường" (1965), vì không đủ huấn luyện viên có rất nhiều huấn luyện viên của các môn phái võ nước ngoài và võ cổ truyền tham gia vào Vovinam.
Họ đã mang nhiều kỹ thuật của các môn võ khác bổ sung vào Vovinam. Ví dụ: Võ sư Nguyễn Hữu Nhạc của võ đường Sa Long Cương đã mang bài Long Hổ Quyền Pháp vào Vovinam. Đây là một trong những bài quyền được coi là rất đặc trưng của Vovinam.
Vì lý do nói trên, hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời "Võ thuật học đường" đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do cụ Nguyễn Lộc truyền dạy.
3. Võ đạo:
Chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học, và không bị ảnh hưởng của nhị nguyên luận.
Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về tâm và thân. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý: tâm thân phối triển, cương nhu phối triển, tri hành phối triển, việt ngã, độ tha, và thăng hóa, cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành.
Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tình nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người". Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm ngườiTài liệu trên được trích từ h..p://vi.wikipedia.org/wiki/
Vovinam . Đang tổng hợp và tham khảo thêm cho đề tài nầy.
- Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938, trên cơ sở võ học cổ truyền Việt Nam, đồng thời ông đề ra chủ thuyết "Cách mạng Tâm Thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam Việt Võ Đạo được phát triễn qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,...
2. Võ Thuật.
Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân v.v. và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng dài v.v. Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ...), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược...) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu...). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn:
Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
Chém quét (chém một bên, dùng chân đã quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã)
Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ) Trong thời gian phong trào "Võ Thuật học đường" (1965), vì không đủ huấn luyện viên có rất nhiều huấn luyện viên của các môn phái võ nước ngoài và võ cổ truyền tham gia vào Vovinam.
Họ đã mang nhiều kỹ thuật của các môn võ khác bổ sung vào Vovinam. Ví dụ: Võ sư Nguyễn Hữu Nhạc của võ đường Sa Long Cương đã mang bài Long Hổ Quyền Pháp vào Vovinam. Đây là một trong những bài quyền được coi là rất đặc trưng của Vovinam.
Vì lý do nói trên, hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời "Võ thuật học đường" đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do cụ Nguyễn Lộc truyền dạy.
3. Võ đạo:
Chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học, và không bị ảnh hưởng của nhị nguyên luận.
Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về tâm và thân. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý: tâm thân phối triển, cương nhu phối triển, tri hành phối triển, việt ngã, độ tha, và thăng hóa, cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành.
Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tình nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người". Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm ngườiTài liệu trên được trích từ h..p://vi.wikipedia.org/wiki/
Vovinam . Đang tổng hợp và tham khảo thêm cho đề tài nầy.