Tôi phục hiện "Dạ cổ hoài lang"
09/10/2011 22:38
(TNOL) Tôi sinh ra tại Quảng Nam. Thời thơ ấu, tôi có nghe cha nói về đất Bạc Liêu - một vùng đất trù phú, ruộng đồng phì nhiêu của Nam Bộ. Tôi không nghĩ cuộc đời của mình mươi năm sau đó lại có duyên gắn liền với vùng đất này.
Tháng 10.1970, tôi đến Bạc Liêu, dạy môn triết học cho học sinh các lớp đệ nhất (lớp 12) tại tỉnh này. Thuở ấy, mỗi tỉnh chỉ có một người dạy môn triết cho lớp đệ nhất đi thi tú tài.
Làm quen với âm nhạc tài tử
Đất Bạc Liêu là nơi hội tụ của ba nguồn văn hóa Việt, Hoa và Khmer. Tự căn cơ, Bạc Liêu có một nền văn hóa thâm hậu. Tính tôi lại ham chơi, thích tìm hiểu nên lúc nào rảnh việc lại đi xem những ngôi nhà cổ do Pháp để lại, những đền chùa và những đêm biểu diễn nghệ thuật của người Hoa và Khmer.
Thuở ấy, người ta chỉ có thể nghe nhạc qua radio. Tối thứ sáu và tối chủ nhật hằng tuần, học trò của tôi cũng nghe nhạc của hai ban Tiếng nhạc tâm tình và Tiếng tơ đồng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Nghe nhiều, các em hiểu ra Thu, hát cho người và Chiều mơ do Anh Ngọc, Hà Thanh, Ngọc Long, Mai Hương, Quỳnh Dao, Vân Quỳnh, Vân Hà, Lệ Thu... hát chính là sáng tác của thầy mình.
Các em có ý định rủ tôi cùng đi nghe và xem những ban đàn ca tài tử địa phương biểu diễn. Tôi đã được học một chút âm nhạc Tây phương để sáng tác ca khúc, vốn chỉ quen với thanh nhạc qua những nhạc cụ định âm, nốt nào ra nốt đó như guitar, piano, mandoline, kèn saxo... Bấy giờ, được làm quen với đàn ca tài tử, tôi cảm thấy thú vị với những âm thanh chơi vơi, lơ lửng 1/4, 1/8, thậm chí 1/16 ton từ các nhạc cụ guitar phím lõm, đàn kìm, đàn cò, đàn tranh... phát ra.
09/10/2011 22:38
|
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu - Ảnh: Huy Thái |
(TNOL) Tôi sinh ra tại Quảng Nam. Thời thơ ấu, tôi có nghe cha nói về đất Bạc Liêu - một vùng đất trù phú, ruộng đồng phì nhiêu của Nam Bộ. Tôi không nghĩ cuộc đời của mình mươi năm sau đó lại có duyên gắn liền với vùng đất này.
Tháng 10.1970, tôi đến Bạc Liêu, dạy môn triết học cho học sinh các lớp đệ nhất (lớp 12) tại tỉnh này. Thuở ấy, mỗi tỉnh chỉ có một người dạy môn triết cho lớp đệ nhất đi thi tú tài.
Làm quen với âm nhạc tài tử
Đất Bạc Liêu là nơi hội tụ của ba nguồn văn hóa Việt, Hoa và Khmer. Tự căn cơ, Bạc Liêu có một nền văn hóa thâm hậu. Tính tôi lại ham chơi, thích tìm hiểu nên lúc nào rảnh việc lại đi xem những ngôi nhà cổ do Pháp để lại, những đền chùa và những đêm biểu diễn nghệ thuật của người Hoa và Khmer.
Thuở ấy, người ta chỉ có thể nghe nhạc qua radio. Tối thứ sáu và tối chủ nhật hằng tuần, học trò của tôi cũng nghe nhạc của hai ban Tiếng nhạc tâm tình và Tiếng tơ đồng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Nghe nhiều, các em hiểu ra Thu, hát cho người và Chiều mơ do Anh Ngọc, Hà Thanh, Ngọc Long, Mai Hương, Quỳnh Dao, Vân Quỳnh, Vân Hà, Lệ Thu... hát chính là sáng tác của thầy mình.
Các em có ý định rủ tôi cùng đi nghe và xem những ban đàn ca tài tử địa phương biểu diễn. Tôi đã được học một chút âm nhạc Tây phương để sáng tác ca khúc, vốn chỉ quen với thanh nhạc qua những nhạc cụ định âm, nốt nào ra nốt đó như guitar, piano, mandoline, kèn saxo... Bấy giờ, được làm quen với đàn ca tài tử, tôi cảm thấy thú vị với những âm thanh chơi vơi, lơ lửng 1/4, 1/8, thậm chí 1/16 ton từ các nhạc cụ guitar phím lõm, đàn kìm, đàn cò, đàn tranh... phát ra.