Microsoft vẫn úp mở về hệ điều hành Windows 10 của mình, tuy nhiên cho đến nay chúng ta đã biết rằng Windows 10 sẽ hoàn toàn miễn phí và đây sẽ là phiên bản cuối cùng của hệ điều hành Windows, cũng như Microsoft sẽ phát triển Windows 10 như một dịch vụ chứ không phải một sản phẩm đóng gói như trước đây. Đó không phải là tin vui đối với người dùng, vì mặc dù sự thật là Windows 10 miễn phí nhưng người dùng vẫn sẽ mất khá nhiều tiền nếu như sử dụng phiên bản hệ điều hành này.
Mọi chuyện bắt đầu rõ ràng hơn, khi nguồn tin của ZDNet cho biết Micosoft đang có kế hoạch để tính phí đối với những tính năng cập nhật mới cho Windows 10. Đây chính là cách để Microsoft kiếm được tiền từ một sản phẩm miễn phí. Tuy nhiên cách thức tính phí vẫn chưa được công bố chính thức.
Ngoài thông tin trên thì có một điều được xác nhận, phóng viên Mary Jo Foley của ZDNet cho biết, chỉ có các doanh nghiệp lớn mới được toàn quyền kiểm soát các cài đặt cập nhật cho Windows 10 của doanh nghiệp, tất nhiên phiên bản này đi kèm với tiền thuê bao mà doanh nghiệp phải trả hàng tháng cho Microsoft. Còn đối với người dùng thông thường, Microsoft sẽ ép buộc họ phải update liên tục những bản vá lỗi hay cập nhật mới mỗi khi công ty công bố.
Có nghĩa là người dùng sẽ không có tùy chọn tắt tính năng tự động cập nhật trong Windows 10. Foley cho biết Microsoft sẽ xây dựng một hệ thống “servicing branche”, giống như các chi nhánh chăm sóc khách hàng đối với từng phiên bản Windows 10 khác nhau.
Ví dụ như Windows 10 Home, sẽ có chi nhánh được gọi là “Current branch”. Và với mỗi bản cập nhật mà Microsoft phát hành, người dùng sẽ không thể từ chối và tắt chúng đi. Khác với người dùng phổ thông, các doanh nghiệp sẽ có nhiều quyền kiểm soát và lựa chọn hơn đối với các bản cập nhật từ Microsoft, thông qua một chi nhánh khác.
Đối với nhiều người thì việc được cập nhật liên tục và ngay lập tức như vậy là rất tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, như khi bạn đang chạy một ứng dụng nặng trên máy tính hoặc bản cập nhật yêu cầu khởi động lại máy, thì nó thực sự gây ra khá nhiều phiền phức. Đó là chưa tính đến việc liệu Microsoft có tính phí đối với các bản cập nhật của Windows 10 hay không. Vì nếu như vậy người dùng có thể bị rơi vào cái bẫy “hút máu” của Microsoft.
Có lẽ chúng ta sẽ phải đợi cho đến khi Microsoft chính thức ra mắt Windows 10 để có thể biết chính xác cách thức “chăm sóc khách hàng” của công ty đối với những người sử dụng “dịch vụ” Windows 10. Và nếu đúng như Microsoft nói, Windows 10 là một dịch vụ chứ không phải một sản phẩm. Thì người dùng có thể sẽ phải mất nhiều tiền hơn cả việc mua một phiên bản Windows bản quyền như trước đây.
Genk
Mọi chuyện bắt đầu rõ ràng hơn, khi nguồn tin của ZDNet cho biết Micosoft đang có kế hoạch để tính phí đối với những tính năng cập nhật mới cho Windows 10. Đây chính là cách để Microsoft kiếm được tiền từ một sản phẩm miễn phí. Tuy nhiên cách thức tính phí vẫn chưa được công bố chính thức.
Ngoài thông tin trên thì có một điều được xác nhận, phóng viên Mary Jo Foley của ZDNet cho biết, chỉ có các doanh nghiệp lớn mới được toàn quyền kiểm soát các cài đặt cập nhật cho Windows 10 của doanh nghiệp, tất nhiên phiên bản này đi kèm với tiền thuê bao mà doanh nghiệp phải trả hàng tháng cho Microsoft. Còn đối với người dùng thông thường, Microsoft sẽ ép buộc họ phải update liên tục những bản vá lỗi hay cập nhật mới mỗi khi công ty công bố.
Có nghĩa là người dùng sẽ không có tùy chọn tắt tính năng tự động cập nhật trong Windows 10. Foley cho biết Microsoft sẽ xây dựng một hệ thống “servicing branche”, giống như các chi nhánh chăm sóc khách hàng đối với từng phiên bản Windows 10 khác nhau.
Ví dụ như Windows 10 Home, sẽ có chi nhánh được gọi là “Current branch”. Và với mỗi bản cập nhật mà Microsoft phát hành, người dùng sẽ không thể từ chối và tắt chúng đi. Khác với người dùng phổ thông, các doanh nghiệp sẽ có nhiều quyền kiểm soát và lựa chọn hơn đối với các bản cập nhật từ Microsoft, thông qua một chi nhánh khác.
Đối với nhiều người thì việc được cập nhật liên tục và ngay lập tức như vậy là rất tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, như khi bạn đang chạy một ứng dụng nặng trên máy tính hoặc bản cập nhật yêu cầu khởi động lại máy, thì nó thực sự gây ra khá nhiều phiền phức. Đó là chưa tính đến việc liệu Microsoft có tính phí đối với các bản cập nhật của Windows 10 hay không. Vì nếu như vậy người dùng có thể bị rơi vào cái bẫy “hút máu” của Microsoft.
Có lẽ chúng ta sẽ phải đợi cho đến khi Microsoft chính thức ra mắt Windows 10 để có thể biết chính xác cách thức “chăm sóc khách hàng” của công ty đối với những người sử dụng “dịch vụ” Windows 10. Và nếu đúng như Microsoft nói, Windows 10 là một dịch vụ chứ không phải một sản phẩm. Thì người dùng có thể sẽ phải mất nhiều tiền hơn cả việc mua một phiên bản Windows bản quyền như trước đây.
Genk
- Chủ đề
- win 10