Xe cảnh sát mất lái, tông cột điện gần hồ Gươm
Sáng 18/4, sau khi hất người đi xe máy vào lề phải đường, ôtô ghi chữ CSGT tiếp tục lao sang trái, đâm sượt gốc cây và chỉ chịu dừng lại khi tông vào cột điện trên phố Lý Thái Tổ (Hà Nội).
Chiếc xe cảnh sát tông thẳng vào cột điện.
Anh Hùng, một nhân chứng cho hay, anh đang ngồi uống trà đá thì thấy chiếc xe tải chở xe máy vi phạm đi từ phố Lò Sũ ra Lý Thái Tổ (đường một chiều). Một lúc sau, chiếc xe bỗng đảo đi đảo lại như đánh võng.
"Khi lao sang phía gần khách sạn Điện lực, thùng xe tải hất một người đi xe máy văng vào ôtô đang đỗ bên đường", nhân chứng này kể.
Khi những người ở trên phố đang ngơ ngác thì xe cảnh sát lại tiếp tục lao sang trái, đâm sượt một gốc cây và tông vào cột điện nằm cách đó gần chục mét.
Gốc cây tróc một mảng lớn sau khi bị xe cảnh sát tông phải.
Một nhân viên văn phòng gần đó cho biết thêm: "Sau khi xe tông vào cột điện, cảnh sát ngồi ở ghế lái không bị sao, nhưng người ngồi bên ghế phụ cứ gục mặt xuống một lúc lâu mới mở cửa, nhảy ra ngoài vẫy taxi để đi...".
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Tòng - Đội trưởng Đội CSGT số 1 cho biết, nguyên nhân tai nạn là xe tải mất lái khi tránh xe máy. "Hai cảnh sát không bị thương, còn người đi xe máy chỉ bị xây xát nhẹ, ôtô hỏng một chút", ông Tòng nói thêm.
Theo ông đội trưởng, cả hai cảnh sát trẻ được đào tạo chính quy, có bằng lái xe hạng C.
Vụ tai nạn xảy ra gần cổng trường tiểu học và siêu thị nhưng rất may lúc đó vắng người qua lại và dừng đỗ hai bên đường. Phố Lý Thái Tổ cách hồ Gươm khoảng vài trăm mét.
Số vụ chống lại CSGT ở Hà Nội cao nhất cả nước
Một cảnh sát giao thông đang tác nghiệp. Ảnh chụp từ video
Ngày 9/4, Công an Hà Nội đã tạm đình chỉ công tác thiếu úy Nguyễn Hoàng Hải - người bị tố cáo nhận tiền. Cơ quan thanh tra đang vào cuộc điều tra vụ việc.
Cấm cảnh sát giao thông rình nấp, lôi kéo phương tiện
Cảnh sát giao thông không được rình nấp sau gốc cây, phải chào chủ phương tiện trước khi xử lý; tuyệt đối không được giằng, lôi kéo phương tiện, người vi phạm...
Đó là những quy định được Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đưa ra nhằm thực hiện kế hoạch số 20 của Công an Hà Nội về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” trong lực lượng cảnh sát giao thông.
Mỗi cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ phải thực hiện nghiêm những quy định về tác phong, điều lệnh, quy trình công tác do Bộ Công an, Công an thành phố đã quy định.
Khi kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông phải đứng tại những vị trí công khai, không đứng sau gốc cây; khi xử lý phải bình tĩnh, mềm mỏng, nghiêm trang, hướng dẫn, giải thích rõ ràng, cụ thể ngắn gọn cho người vi phạm hiểu rõ các lỗi vi phạm.
Cảnh sát giao thông tuyệt đối không được có hành động giằng, lôi kéo phương tiện, người vi phạm (trừ trường hợp người vi phạm chống đối hoặc có hành động côn đồ chống lại lực lượng làm nhiệm vụ). Trụ sở, nơi tiếp công dân của các đội nghiệp vụ, bộ phận làm việc trong đơn vị cũng phải bố trí gọn gàng sạch sẽ; có chỗ để xe cho người dân đến liên hệ công tác, giải quyết vi phạm.
Theo quy định, những lỗi vi phạm về tác phong của cảnh sát giao thông sẽ bị xử lý từ nhắc nhở tới chuyển công tác, thậm chí buộc ra khỏi ngành.
HùngPv (Sưu tầm)
Sáng 18/4, sau khi hất người đi xe máy vào lề phải đường, ôtô ghi chữ CSGT tiếp tục lao sang trái, đâm sượt gốc cây và chỉ chịu dừng lại khi tông vào cột điện trên phố Lý Thái Tổ (Hà Nội).
Chiếc xe cảnh sát tông thẳng vào cột điện.
Anh Hùng, một nhân chứng cho hay, anh đang ngồi uống trà đá thì thấy chiếc xe tải chở xe máy vi phạm đi từ phố Lò Sũ ra Lý Thái Tổ (đường một chiều). Một lúc sau, chiếc xe bỗng đảo đi đảo lại như đánh võng.
"Khi lao sang phía gần khách sạn Điện lực, thùng xe tải hất một người đi xe máy văng vào ôtô đang đỗ bên đường", nhân chứng này kể.
Khi những người ở trên phố đang ngơ ngác thì xe cảnh sát lại tiếp tục lao sang trái, đâm sượt một gốc cây và tông vào cột điện nằm cách đó gần chục mét.
Gốc cây tróc một mảng lớn sau khi bị xe cảnh sát tông phải.
Một nhân viên văn phòng gần đó cho biết thêm: "Sau khi xe tông vào cột điện, cảnh sát ngồi ở ghế lái không bị sao, nhưng người ngồi bên ghế phụ cứ gục mặt xuống một lúc lâu mới mở cửa, nhảy ra ngoài vẫy taxi để đi...".
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Tòng - Đội trưởng Đội CSGT số 1 cho biết, nguyên nhân tai nạn là xe tải mất lái khi tránh xe máy. "Hai cảnh sát không bị thương, còn người đi xe máy chỉ bị xây xát nhẹ, ôtô hỏng một chút", ông Tòng nói thêm.
Theo ông đội trưởng, cả hai cảnh sát trẻ được đào tạo chính quy, có bằng lái xe hạng C.
Vụ tai nạn xảy ra gần cổng trường tiểu học và siêu thị nhưng rất may lúc đó vắng người qua lại và dừng đỗ hai bên đường. Phố Lý Thái Tổ cách hồ Gươm khoảng vài trăm mét.
Số vụ chống lại CSGT ở Hà Nội cao nhất cả nước
Một cảnh sát giao thông đang tác nghiệp. Ảnh chụp từ video
Ngày 9/4, Công an Hà Nội đã tạm đình chỉ công tác thiếu úy Nguyễn Hoàng Hải - người bị tố cáo nhận tiền. Cơ quan thanh tra đang vào cuộc điều tra vụ việc.
Cấm cảnh sát giao thông rình nấp, lôi kéo phương tiện
Cảnh sát giao thông không được rình nấp sau gốc cây, phải chào chủ phương tiện trước khi xử lý; tuyệt đối không được giằng, lôi kéo phương tiện, người vi phạm...
Đó là những quy định được Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đưa ra nhằm thực hiện kế hoạch số 20 của Công an Hà Nội về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” trong lực lượng cảnh sát giao thông.
Mỗi cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ phải thực hiện nghiêm những quy định về tác phong, điều lệnh, quy trình công tác do Bộ Công an, Công an thành phố đã quy định.
Khi kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông phải đứng tại những vị trí công khai, không đứng sau gốc cây; khi xử lý phải bình tĩnh, mềm mỏng, nghiêm trang, hướng dẫn, giải thích rõ ràng, cụ thể ngắn gọn cho người vi phạm hiểu rõ các lỗi vi phạm.
Cảnh sát giao thông tuyệt đối không được có hành động giằng, lôi kéo phương tiện, người vi phạm (trừ trường hợp người vi phạm chống đối hoặc có hành động côn đồ chống lại lực lượng làm nhiệm vụ). Trụ sở, nơi tiếp công dân của các đội nghiệp vụ, bộ phận làm việc trong đơn vị cũng phải bố trí gọn gàng sạch sẽ; có chỗ để xe cho người dân đến liên hệ công tác, giải quyết vi phạm.
Theo quy định, những lỗi vi phạm về tác phong của cảnh sát giao thông sẽ bị xử lý từ nhắc nhở tới chuyển công tác, thậm chí buộc ra khỏi ngành.
HùngPv (Sưu tầm)