Tham khảo
Your Will Seems Stronger in the Future
A new explanation for overconfidence?
Published on November 1, 2012 by Jason Plaks, Ph.D. in In the Eye of the Beholder
Trong nhiều thập kỷ, các nhà tâm lý học đã chứng minh bằng tư liệu cho xu hướng cơ bản của con người là thể hiện sự tự tin quá mức mà không có lý do xác đáng. Những người cố gắng giảm cân tin rằng họ sẽ thành công với nỗ lực sắp tới mặc cho rất nhiều nỗ lực đã thất bại trong quá khứ. Những người đánh bạc vẫn giữ được sự lạc quan rằng lần này họ sẽ đánh bại nhà cái, mặc cho lịch sử những bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Tất cả chúng ta đều trải nghiệm 'ảo tưởng kế hoạch' (planning fallacy), xu hướng đánh giá thấp về bạn sẽ tốn bao nhiêu thời gian để hoàn thành 1 nhiệm vụ sắp đến.
Tại sao điều này xảy ra? Trong nghiên cứu gần đây, các nhà tâm lý trường đại học*Cornell,*Erik Helzer và Tom Gilovich đưa ra 1 lời giải thích mới. Theo các nhà nghiên cứu này, có 1 niềm tin thường thấy là sức mạnh ý chí của 1 người sẽ mạnh mẽ hơn trong tương lai hơn là trong quá khứ. Nói cách khác, tương lai vẫn mở ra nhiều kết quả khác nhau, trong khi quá khứ thì giới hạn những kết quả đã xảy ra. Sự nỗ lực của bạn cũng không thể thay đổi quá khứ. Vì tương lai ban cho bạn nhiều cơ hội hơn để sử dụng ý chí để chỉ dẫn hành động, mọi người tin rằng vai trò của ý chí nhìn chung sẽ mạnh mẽ hơn trong những sự kiện tương lai hơn là trong quá khứ.
Điều này góp phần vào sự tự tin thái quá bằng cách làm cho mọi người đánh giá thấp tầm quan trọng của quá khứ liên quan đến tương lai rộng mở. Nói cách khác, mọi người lạc quan tận dụng lợi thế của sự chưa biết và xem bản thân họ có nhiều khả năng kiểm soát những hành động sắp xảy đến. Lần này mọi chuyện sẽ khác.
Trong 1 nghiên cứu của*Helzer và Gilovich, những người tham gia được yêu cầu nghĩ lại 1 thời điểm họ đã thực hiện 1 hoạt động nào đó (ví dụ, làm bài kiểm tra, thua trong 1 cuộc thi) trong quá khứ hoặc tưởng tượng đang thực hiện hoạt động tương tự trong tương lai (ví dụ, làm tốt 1 bài kiểm tra tương đương trong tương lai, thua 1 cuộc thi tương đương trong tương lai).*
Sau đó họ được yêu cầu đánh giá mức độ mà ý chí của họ, những yếu tố may rủi, hoặc những yếu cố cố định (ví dụ như khả năng bẩm sinh) đóng góp vào kết quả bằng cách gán tỷ lệ phần trăm cho mỗi yếu tố (từ 0 đến 100).*Tổng tỷ lệ phần trăm phải bằng 100%. Helzer và Gilovich phát hiện thấy trong khi những tỷ lệ được ấn định cho yếu tố may rủi và cố định vẫn tương đương cho dù sự kiện là trong quá khứ hoặc trong tương lai thì tỷ lệ ấn định cho ý chí cao hơn đáng kể cho những sự kiện tương lai (48.3%) so với những sự kiện quá khứ*(39.3%).
Trong 1 nghiên cứu thứ hai, những người tham gia không xem xét hành động của họ mà xem xét về 1 nhân vật hư cấu tên là Peter. Họ được yêu cầu hãy tưởng tượng là Peter đã thực hiện được 1 chiến công của sức mạnh (60 cái hít đất *– nhiều hơn 15 cái trong điều kiện tốt nhất của anh ấy) cách đây 1 năm hoặc tưởng tượng anh ấy sẽ thực hiện được 60 cái hít đất 1 năm sau. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy ngay cả khi diễn viên là người khác thì những người tham gia đánh giá ảnh hưởng của ý chí trong tương lai có liên quan với quá khứ. Quá khứ vs. Tương lai không ảnh hưởng đến những đánh giá của người tham gia về vai trò của sức mạnh thể chất của Peter và những yếu tố may rủi.
Những nghiên cứu sâu hơn cho thấy đó không phải là trường hợp mọi người tin rằng họ sẽ có nhiều sức mạnh ý chí hơn trong tương lai. Thay vào đó, dữ liệu cho thấy mọi người xem sức mạnh ý chí của họ có nhiều tiềm năng hơn trong tương lai hơn là trong quá khứ.
Nhưng liệu có thể là mọi người lạc quan về tương lai đơn giản vì họ có khả năng học được từ những sai lầm của họ? ('Tôi đã biết được những gì mình làm sai trong 5 lần cố gắng giảm cân trước - lần này tôi sẽ làm đúng.') Helzer và Gilovich không phủ nhận rằng mọi người đôi lúc học được từ những lỗi lầm của họ. Nhưng 2 ông lập luận rằng mọi người thường đánh giá quá cao khả năng áp dụng những bài học đó của họ. Làm như vậy, họ đánh giá thấp mức độ của những sự tác động không thể kiểm soát gây ra thất bại trước của họ - những tác động không kiểm soát được đó vẫn tồn tại bây giờ khi họ tiếp cận nỗ lực sắp đến.
Chúng ta có thể học được gì từ điều này? Rõ ràng, tránh được 'ảo tưởng kế hoạch' là 1 trong những khó khăn lớn nhất của những thách thức hằng ngày của chúng ta. Hãy dừng lại xem xét làm thế nào những niềm tin (thường là vô lý) của chúng ta về tương lai có thể làm chúng ta tự đánh lừa mình. Biết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là xong một nửa công việc.
Tham khảo
Helzer, E.G. & Gilovich, T. (2012). Whatever is willed will be: A temporal asymmetry in attributions to will. Personality and Social Psychology Bulletin, 38, 1235-1246.
Nguồn: psychologytoday.com
Your Will Seems Stronger in the Future
A new explanation for overconfidence?
Published on November 1, 2012 by Jason Plaks, Ph.D. in In the Eye of the Beholder
Trong nhiều thập kỷ, các nhà tâm lý học đã chứng minh bằng tư liệu cho xu hướng cơ bản của con người là thể hiện sự tự tin quá mức mà không có lý do xác đáng. Những người cố gắng giảm cân tin rằng họ sẽ thành công với nỗ lực sắp tới mặc cho rất nhiều nỗ lực đã thất bại trong quá khứ. Những người đánh bạc vẫn giữ được sự lạc quan rằng lần này họ sẽ đánh bại nhà cái, mặc cho lịch sử những bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Tất cả chúng ta đều trải nghiệm 'ảo tưởng kế hoạch' (planning fallacy), xu hướng đánh giá thấp về bạn sẽ tốn bao nhiêu thời gian để hoàn thành 1 nhiệm vụ sắp đến.
Tại sao điều này xảy ra? Trong nghiên cứu gần đây, các nhà tâm lý trường đại học*Cornell,*Erik Helzer và Tom Gilovich đưa ra 1 lời giải thích mới. Theo các nhà nghiên cứu này, có 1 niềm tin thường thấy là sức mạnh ý chí của 1 người sẽ mạnh mẽ hơn trong tương lai hơn là trong quá khứ. Nói cách khác, tương lai vẫn mở ra nhiều kết quả khác nhau, trong khi quá khứ thì giới hạn những kết quả đã xảy ra. Sự nỗ lực của bạn cũng không thể thay đổi quá khứ. Vì tương lai ban cho bạn nhiều cơ hội hơn để sử dụng ý chí để chỉ dẫn hành động, mọi người tin rằng vai trò của ý chí nhìn chung sẽ mạnh mẽ hơn trong những sự kiện tương lai hơn là trong quá khứ.
Điều này góp phần vào sự tự tin thái quá bằng cách làm cho mọi người đánh giá thấp tầm quan trọng của quá khứ liên quan đến tương lai rộng mở. Nói cách khác, mọi người lạc quan tận dụng lợi thế của sự chưa biết và xem bản thân họ có nhiều khả năng kiểm soát những hành động sắp xảy đến. Lần này mọi chuyện sẽ khác.
Trong 1 nghiên cứu của*Helzer và Gilovich, những người tham gia được yêu cầu nghĩ lại 1 thời điểm họ đã thực hiện 1 hoạt động nào đó (ví dụ, làm bài kiểm tra, thua trong 1 cuộc thi) trong quá khứ hoặc tưởng tượng đang thực hiện hoạt động tương tự trong tương lai (ví dụ, làm tốt 1 bài kiểm tra tương đương trong tương lai, thua 1 cuộc thi tương đương trong tương lai).*
Sau đó họ được yêu cầu đánh giá mức độ mà ý chí của họ, những yếu tố may rủi, hoặc những yếu cố cố định (ví dụ như khả năng bẩm sinh) đóng góp vào kết quả bằng cách gán tỷ lệ phần trăm cho mỗi yếu tố (từ 0 đến 100).*Tổng tỷ lệ phần trăm phải bằng 100%. Helzer và Gilovich phát hiện thấy trong khi những tỷ lệ được ấn định cho yếu tố may rủi và cố định vẫn tương đương cho dù sự kiện là trong quá khứ hoặc trong tương lai thì tỷ lệ ấn định cho ý chí cao hơn đáng kể cho những sự kiện tương lai (48.3%) so với những sự kiện quá khứ*(39.3%).
Trong 1 nghiên cứu thứ hai, những người tham gia không xem xét hành động của họ mà xem xét về 1 nhân vật hư cấu tên là Peter. Họ được yêu cầu hãy tưởng tượng là Peter đã thực hiện được 1 chiến công của sức mạnh (60 cái hít đất *– nhiều hơn 15 cái trong điều kiện tốt nhất của anh ấy) cách đây 1 năm hoặc tưởng tượng anh ấy sẽ thực hiện được 60 cái hít đất 1 năm sau. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy ngay cả khi diễn viên là người khác thì những người tham gia đánh giá ảnh hưởng của ý chí trong tương lai có liên quan với quá khứ. Quá khứ vs. Tương lai không ảnh hưởng đến những đánh giá của người tham gia về vai trò của sức mạnh thể chất của Peter và những yếu tố may rủi.
Những nghiên cứu sâu hơn cho thấy đó không phải là trường hợp mọi người tin rằng họ sẽ có nhiều sức mạnh ý chí hơn trong tương lai. Thay vào đó, dữ liệu cho thấy mọi người xem sức mạnh ý chí của họ có nhiều tiềm năng hơn trong tương lai hơn là trong quá khứ.
Nhưng liệu có thể là mọi người lạc quan về tương lai đơn giản vì họ có khả năng học được từ những sai lầm của họ? ('Tôi đã biết được những gì mình làm sai trong 5 lần cố gắng giảm cân trước - lần này tôi sẽ làm đúng.') Helzer và Gilovich không phủ nhận rằng mọi người đôi lúc học được từ những lỗi lầm của họ. Nhưng 2 ông lập luận rằng mọi người thường đánh giá quá cao khả năng áp dụng những bài học đó của họ. Làm như vậy, họ đánh giá thấp mức độ của những sự tác động không thể kiểm soát gây ra thất bại trước của họ - những tác động không kiểm soát được đó vẫn tồn tại bây giờ khi họ tiếp cận nỗ lực sắp đến.
Chúng ta có thể học được gì từ điều này? Rõ ràng, tránh được 'ảo tưởng kế hoạch' là 1 trong những khó khăn lớn nhất của những thách thức hằng ngày của chúng ta. Hãy dừng lại xem xét làm thế nào những niềm tin (thường là vô lý) của chúng ta về tương lai có thể làm chúng ta tự đánh lừa mình. Biết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là xong một nửa công việc.
Tham khảo
Helzer, E.G. & Gilovich, T. (2012). Whatever is willed will be: A temporal asymmetry in attributions to will. Personality and Social Psychology Bulletin, 38, 1235-1246.
Nguồn: psychologytoday.com