Ý nghĩa nhan đề “Trao duyên”

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta sẽ bị mắc kẹt giữa hai chữ “tình” và chữ “hiếu”. Dù cho yêu nhiều bao nhiêu đi nữa, yêu sâu đậm cỡ nào cũng không thể thoát khỏi ranh giới của công sinh thành. Mà thói đời nghiệt ngã, giữa “tình” và “hiếu”, ta không thể trọn vẹn cả hai. Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng không bước qua được ranh giới ấy, nàng đã chọn chữ “hiếu” để rồi bỏ lỡ mối tình đẹp của mình và Kim Trọng. Để rồi đến giây phút phải li biệt vẫn trăn trở lời thề ước với người yêu. “Hiếu” không thể bỏ, nhưng nàng Kiều vẫn muốn trọn tình, chính vì vậy Thúy Kiều đã tìm đến người em gái của mình là Thúy Vân để cậy nhờ em gái thay mình ở bên Kim Trọng, chăm sóc cho chàng thay mình. Mảnh duyên dang dở, nay Kiều biết mình và chàng Kim có duyên nhưng không phận. Nàng đau buồn trao gửi lại mảnh duyên tàn ấy cho em gái Thúy Vân. Nói là trao duyên nhưng lại trăn trở khôn dứt... Để hiểu thêm ý nghĩa nhan đề “Trao duyên”, hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra hai đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan để “Trao duyên” nhằm giúp việc học và hiểu bài của các bạn thêm phần dễ dàng. Hi vọng hai đoạn văn dưới đây có thể giúp ích cho các bạn!


trao-duyen.jpg


ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH NHAN ĐỀ TRAO DUYÊN SỐ 1
“Trao duyên” là một trong những đoạn trích mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ và bất hạnh của Thúy Kiều. Khi cha và em trai bị đổ oan, nàng phải bán thân để lấy tiền đút lót cho quan trên nhằm cứu cha và em khỏi chốn ngục tù tăm tối. Việc bán thân làm vợ lẽ cho Mã Giám Sinh khiến mối tình của nàng và Kim Trọng phút chốc trở thành chưa nở mà đã vội tàn. Quá đau khổ trước mảnh tình dang dở của mình, lại thêm cảm giác có lỗi với người trong mộng Kim Trọng, nàng ngậm ngùi đến tìm em gái là Kim Vân để “trao duyên”. “Trao duyên” cũng chính là nhan đề của đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong tổng số 3254 câu thơ. Vậy nhan đề “trao duyên” này có nghĩa là gì? Gọi là trao duyên nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn. Trao duyên ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình. Thúy Kiều trước giây phút bước vào quãng thời gian đầy sóng gió, vẫn muốn giữ trọn lời đính ước thề hẹn với người mình yêu, thế nên nàng Kiều đã tìm đến Thúy Vân và nhờ em gái thay mình ở bên Kim Trọng, ở bên người cô yêu nhất.

ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TRAO DUYÊN SỐ 2
Người ta thường không khỏi thổn thức khi đọc một tác phẩm hay, lại càng khó tránh cảnh day dứt khi dừng mắt tại một cái tên. “Trao duyên” – một nhan đề nghe thì có vẻ tình tứ, nhưng ai biết đâu đằng sau đó lại là cả một câu chuyện buồn của đôi lứa yêu nhau. “Trao duyên” là tên nhan đề được người biên soạn đặt theo ý nghĩa cốt lõi của đoạn trích từ câu 723 đến câu 756. Đây là một trong những đoạn trích mở đầu cho quãng thời gian lưu lạc của Thúy Kiều. “Trao duyên” ở đây không phải khung cảnh ngọt ngào của đôi lứa trao nhau duyên tình. Trao ở đây là trao mảnh duyên dang dở cho người khác, để họ thay mình trọn lời đính ước với người mình yêu. Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân cũng vậy! Kiều mong muốn Vân thay mình ở bên Kim Trọng, thay nàng trả nghĩa cho chàng, để nàng khỏi day dứt vì lỡ hẹn đính ước bền lâu. Cái Kiều trao cho Vân ở đây là mảnh duyên tàn, chứ không phải tấm tình nồng nàng dành cho Kim Trọng. Chính vì vậy bao nhiêu năm trôi qua, Thúy Kiều vẫn không hề thấy than thản. Nếu tình quá nặng, thời gian dẫu dài tựa thế kỉ cũng chẳng thể phủ kín tương tư...
 
  • Chủ đề
    trao duyên ý nghĩa nhan đề
  • Top