Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Nhan đề thơ chịu rất nhiều tác động của thời đại và tư tưởng của tác giả. Cũng rất hợp tình hợp lí thôi, bởi vì khi cho ra đời một đứa con tinh thần, nhà thơ, nhà văn nào mà chẳng muốn gửi gắm một thông điệp, một tư tưởng hay đơn giản chỉ là một mong ước về ngày mai. Những điều đó đã làm nên sự riêng biệt của một tác phẩm, bởi đâu phải nhan đề nào cũng giống nhan đề nào, mà giả như có giống, thì ý nghĩa được gửi gắm trong nhan đề đó cũng khác nhau. Đôi khi nhan đề của một tác phẩm còn là một câu chuyện, một kí ức về nơi họ đặt chân đến. Thỉnh thoảng lại là nỗi nhớ một vùng đất, một địa danh đã lâu không quay lại. Lắm lúc, đó là sự day dứt, trăn trở về cuộc sống, sự bất mãn với những vòng xoay trong xã hội. Ở mỗi một thể loại văn học khác nhau, đương nhiên cũng ít nhiều có cách đặt tên khác nhau. Văn chính luận có cách đặt nhan đề của văn chính luận. Tùy bút có nét riêng của tùy bút, truyện kí có dấu ấn khác biệt của truyện kí. Mỗi một thể loại một vẻ, không loại nào giống loại nào. Thế nhưng, điều chắc chắn có thể khẳng định là dù được sáng tác ở thể loại nào đi chăng nữa thì tác phẩm đó cũng được đặt tên, được chọn nhan đề. Hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra một đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” để giúp các bạn hiểu sâu hơn về thông điệp mà nhà thơ Huy Cận muốn gửi gắm ở tác phẩm cũng như nhan đề.

doan-thuyen-danh-ca.jpg

Đoàn thuyền đánh cá đang đậu trong cảng

ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ SỐ 1
Nhà thơ Huy Cận được biết đến với hai phong cách sáng tác tiêu biểu đó là trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng, ông là một hồn thơ ảo não. Sau Cách mạng, hồn thơ của ông có chuyển biến vui tươi hơn. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào giữa năm 1958 thực sự là một hồn thơ Huy Cận dồi dào cảm xúc về thiên nhiên và đất nước. Ngay từ nhan đề bài thơ, ta đã thấy được sự lãng mạn ẩn chức trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người làng chài được biển nuôi khôn lớn. Nhan đề thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ngợi ca công việc xây dựng quê hương, là sự tự hào về mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Tên gọi ấy còn chỉ sự đồng lòng chung sức và tinh thần đoàn kết dân tộc của họ. Nhan đề thơ còn phản ánh không khí sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng cuộc sống. Chỉ một nhan đề thơ vẻn vẹn bốn chữ thôi, nhưng Huy Cận đã vẽ ra một bức tranh về cảnh sinh hoạt làng chài ven biển mà chất liệu chính là thiên nhiên, là cảnh vật, là con người nơi đây. Với bút pháp lãng mạn kết hợp với hiện thức đời sống, Huy Cận đã vẽ ra một bức tranh bằng ngôn ngữ thi ca, một bức tranh về thiên nhiên và con người với một tâm thế tự hào và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của đất nước.

ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ SỐ 2
Nếu ngoại hình là điều đầu tiên thu hút đôi mắt của người nhìn, bìa sách là thứ thôi thúc người mua, bút danh làm nên phong cách, vậy thì nhan đề chính là thứ làm nên linh hồn của một tác phẩm. Ngay từ tên nhan đề, ta có thể phần nào hiểu được ý nghĩa tư tưởng mà mỗi nhà văn gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình. Đôi khi nó quanh co khiến người đọc phải đọc đi, đọc lại, đọc đi rồi lại đọc lại từng vần thơ nhịp điệu mới hiểu tại sao tác giả lại đặt tên như thế. Nhưng đôi khi nó cũng thật gần, tựa như treo trên suy nghĩ, mà lại tựa như đọng ở đáy mắt người yêu văn. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 là những vần thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm từ hào của nhà thơ trước Đất Nước và cuộc sống. Bài thơ chịu ảnh hưởng của đặc điểm nền văn học sau Cách mạng, chính vì thế, mỗi vần thơ đều thể hiện được sự cố gắng xây dựng cuộc sống và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của đất nước. Ở ngay nhan đề của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã ngợi ca công việc lao động xây dựng quê hương. Hình ảnh “đoàn thuyền” chỉ sự đồng lòng chung sức của mọi người, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của những người con đất Việt. Hơn thế nữa, nhan đề thơ còn phản ảnh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng cuộc sống, khí thế lao động hứng khơi, hăng say của những người lao động làng chài trên vùng biển quê hương. Dừng lại một chút để tâm trí thỏa sức liên tưởng cùng nhan đề bài thơ, ta thấy ẩn hiện trong ánh bình minh sáng sớm cảnh những người dân biển tấp nập, hứng khởi chuẩn bị đưa những con cá tươi vừa đánh bắt được đem đi bán hoặc lại chuẩn bị cơm áo sẵn sàng cho những chuyến ra khơi dài ngày. Cảnh tượng ấy thật lãng mạn làm sao!
 

Thống kê

Chủ đề
100,657
Bài viết
467,424
Thành viên
339,831
Thành viên mới nhất
TuanShinhanbank
Top