Ý nghĩa nhan đề bài thơ Viếng lăng Bác

Viết về Bác - vị Cha già kính yêu của dân tộc, luôn không bao giờ là kết thúc. Những tác phẩm viết về Người rất nhiều, lúc nào cũng chứa chan cảm xúc và mang nặng ý nghĩa sâu xa. Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương cũng là một trong số vô vàn bài thơ viết về Bác. Tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn để học sinh đọc hiểu và tiếp thu giá trị nhân văn. Và, để có thể tìm hiểu trọn vẹn bài thơ, việc ta không thể bỏ qua được chính là phân tích ý nghĩa nhan đề của bài. Dưới đây đã được chúng tôi dẫn ra hai đoạn văn ngắn gọn phân tích các ý nghĩa nhan đề “Viếng lăng Bác” của bài thơ nhằm mong muốn có thể giúp được các bạn trong quá trình học tác phẩm, đồng thời nắm vững được phương pháp phân tích nhan đề một tác phẩm văn học như thế nào. Chúc các bạn học thật tốt.

y-nghia-nhan-de-vieng-lang-bac.jpg

Viếng lăng Bác nghe có vẻ đơn giản nhưng đó là 1 chuyến viếng và thăm đầy cảm xúc đối với người cha già của dân tộc Việt Nam mà hầu như ai ra Hà Nội cũng mong muốn 1 lần được tới nơi đây. Không chỉ thê quần thể lăng Bác cũng có rất nhiều di tích để các bạn tham quan và trải nghiệm

ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ VIẾNG LĂNG BÁC SỐ 1
Mỗi một tác phẩm, một bài thơ - “đứa con tinh thần” của người nghệ sĩ - đều được nâng niu, trân trọng, mang theo một cái tên đầy ý nghĩa và những quan điểm, triết lí của tác giả về cuộc đời - ấy chính là nhan đề tác phẩm. Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương cũng vậy. Chỉ đơn giản 3 chữ thôi, tưởng chừng như chỉ đơn giản là một lời thông báo về hành động ra lăng Bác viếng thăm của nhân vật trữ tình, hay cũng chính là tác giả, nhưng ẩn chứa bên trong lại chính là tiếng lòng thành kính, xót thương, trân trọng cùng biết ơn của chính Viễn Phương - nhà thơ, cũng như là của chính những đồng bào miền Nam đối với Bác - vị lãnh tụ, vị Cha già kính yêu của dân tộc. Cách lựa chọn từ để đặt nhan đề của tác giả rất đặc biệt. “Viếng” chính là từ dùng để chỉ hành động đến chia buồn với người đã mất; ấy nhưng ở câu thơ đầu bài thơ, tác giả lại dùng từ “thăm” chứ không phải là “viếng”. “Thăm” lại là hành động đến thăm hỏi, trò chuyện và gặp gỡ với người còn sống. Còn “lăng Bác” là nơi vị Cha già ấy yên nghỉ. Nhan đề bài thơ đã đề cập đến một sự thật đau lòng rằng Người đã nhắm mắt, đã đi xa. Nhưng khi nó kết hợp với cách dùng từ ở câu thơ đầu tiên đã mở ra một tầng ý nghĩa sâu rộng hơn cả bên trong tình cảm thiêng liêng của tác giả, người dân Việt Nam với Bác: đó không chỉ đơn giản là biết ơn, là kính trọng, mà với người dân miền Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, Bác vẫn còn sống mãi trong lòng con dân.

ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ VIẾNG LĂNG BÁC SỐ 2
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ đầy ý nghĩa của Viễn Phương. Nhan đề bài thơ tuy chỉ có 3 chữ ngắn gọn, đơn giản cùng dễ hiểu nhưng đó là khi ta chỉ nhìn bề nổi ý nghĩa của nó. Nhan đề bài thơ không chỉ là một lời thông báo về việc nhân vật trữ tình hay chính là tác giả ra Hà Nội, đến với lăng Bác để bày tỏ lòng mình, mà trong đó còn là tình cảm sâu nặng, là tấm lòng hướng về vị Cha già dân tộc của tác giả nói riêng, của những người dân miền Nam nói chung. Có lẽ đến đây, ta ngỡ rằng mình đã khám phá hết các tầng ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Ấy nhưng không phải. Nếu để ý kĩ, ở câu thơ đầu tiên, Viễn Phương lại không dùng từ “viếng” như ở nhan đề mà lại là từ “thăm” - hành động hỏi thăm, trò chuyện, gặp gỡ người còn sống. Kết hợp hai cách dùng từ này lại, ta có thể hiểu được rằng, nhan đề bài thơ không chỉ chan chứa tình cảm biết ơn, trân trọng, kính cẩn của người dân miền Nam với vị lãnh tụ của dân tộc, mà còn mang theo một lời khẳng định chắc nịch rằng: Dù Người đã đi xa, nhưng trong trái tim, trong lòng người dân miền Nam nói riêng, con dân Việt Nam nói chung, Người vẫn sống mãi, vẫn mãi luôn như ngày nào.
 
  • Chủ đề
    vieng lang bac ý nghĩa nhan đề
  • Top