Hướng dẫn làm bài:
Xưa nay khoe khoang luôn là thói xấu không những không được ông cha ta đề cao mà còn phê phán lối sống đó. Chính vì vậy mà từ xưa đến nay, mỗi người sinh ra đều được dạy rằng không nên khoe khoang của cải mà phải biết sống khiêm tốn, biết tiết kiệm và trân trọng những thứ mình đang đó. Điều đó không chỉ được thể hiện trong đời sống hằng ngày mà trong các câu chuyện dân gian bài học về lối sống tiết kiệm không khoe khoang cũng được ông cha ta thể hiện rất rõ. Và truyện ngụ ngôn “Lợn cưới áo mới” là một trong những câu chuyện tiêu biểu về bài học sâu sắc này.Để tìm ra được ý nghĩa của một câu chuyện điều cần thiết trước tiên là chúng ta phải đọc thật kĩ văn bản đã cho để có thể nắm rõ nội dung của nó. Sau đó ta sẽ xem xét từng khía cạnh của câu chuyện để có thể phân tích được chúng và từ những thứ đã phân tích được sẽ rút ra được ý nghĩa, bài học mà tác giả muốn người đọc hướng tới.
Dưới đây là một bài mẫu mà các em có thể tham khảo. Chúc các em học tốt!
Bài làm ý nghĩa truyện Lợn cưới áo mới:
“Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện ngụ ngôn kể về hai anh chàng khoe khoang về của cải.Có một anh may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:”Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Nghe vậy,anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:”Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
Qua câu chuyện này, tác giả dân gian đã phê phán thói khoe khoang lố bịch của con người như hai anh trong câu chuyện trên. Những thứ được đem khoe ra thật lố bịch: một anh thì khoe về chiếc áo mới của mình còn một anh lại khoe về con lợn cưới. Và chính điều này đã tạo nên tiếng cười cho người đọc.Hơn nữa, chính sự khoe khoang đó đã đẩy người khoe vào tình thế bi hài và trở thành trò cười cho người khác.Vậy một câu hỏi được đặt ra đó là chúng ta nên cư xử thế nào sao cho đúng mực trong cuộc sống? Đúng như bài học của câu chuyện trên, chúng ta không nên khoe khoang của cải và đặc biệt những thứ thật lố bịch trong cuộc sống bởi tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải biết sống một cách khiêm tốn, tiết kiệm, biết trân trọng của cải và biết sử dụng chúng một cách hợp lí. Đặc biệt là không ra vẻ khinh thường của cải mà người khác làm ra. Có như vậy thì phẩm giá của con người mới được hoàn thiện và nâng cao, trở thành một người đáng tôn trọng trong mắt người khác.
Nói tóm lại, truyện ngụ ngôn “Lợn cưới áo mới” đã đem đến cho chúng ta một bài học đầy ý nghĩa đó là cần phê phán thói khoe của của con người trong cuộc sống mà thay vào đó hãy sống một cách khiêm tốn, tiết kiệm của cải mình làm ra.
trinh-vfo.vn
Xưa nay khoe khoang luôn là thói xấu không những không được ông cha ta đề cao mà còn phê phán lối sống đó. Chính vì vậy mà từ xưa đến nay, mỗi người sinh ra đều được dạy rằng không nên khoe khoang của cải mà phải biết sống khiêm tốn, biết tiết kiệm và trân trọng những thứ mình đang đó. Điều đó không chỉ được thể hiện trong đời sống hằng ngày mà trong các câu chuyện dân gian bài học về lối sống tiết kiệm không khoe khoang cũng được ông cha ta thể hiện rất rõ. Và truyện ngụ ngôn “Lợn cưới áo mới” là một trong những câu chuyện tiêu biểu về bài học sâu sắc này.Để tìm ra được ý nghĩa của một câu chuyện điều cần thiết trước tiên là chúng ta phải đọc thật kĩ văn bản đã cho để có thể nắm rõ nội dung của nó. Sau đó ta sẽ xem xét từng khía cạnh của câu chuyện để có thể phân tích được chúng và từ những thứ đã phân tích được sẽ rút ra được ý nghĩa, bài học mà tác giả muốn người đọc hướng tới.
Dưới đây là một bài mẫu mà các em có thể tham khảo. Chúc các em học tốt!
Bài làm ý nghĩa truyện Lợn cưới áo mới:
“Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện ngụ ngôn kể về hai anh chàng khoe khoang về của cải.Có một anh may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:”Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Nghe vậy,anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:”Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
Qua câu chuyện này, tác giả dân gian đã phê phán thói khoe khoang lố bịch của con người như hai anh trong câu chuyện trên. Những thứ được đem khoe ra thật lố bịch: một anh thì khoe về chiếc áo mới của mình còn một anh lại khoe về con lợn cưới. Và chính điều này đã tạo nên tiếng cười cho người đọc.Hơn nữa, chính sự khoe khoang đó đã đẩy người khoe vào tình thế bi hài và trở thành trò cười cho người khác.Vậy một câu hỏi được đặt ra đó là chúng ta nên cư xử thế nào sao cho đúng mực trong cuộc sống? Đúng như bài học của câu chuyện trên, chúng ta không nên khoe khoang của cải và đặc biệt những thứ thật lố bịch trong cuộc sống bởi tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải biết sống một cách khiêm tốn, tiết kiệm, biết trân trọng của cải và biết sử dụng chúng một cách hợp lí. Đặc biệt là không ra vẻ khinh thường của cải mà người khác làm ra. Có như vậy thì phẩm giá của con người mới được hoàn thiện và nâng cao, trở thành một người đáng tôn trọng trong mắt người khác.
Nói tóm lại, truyện ngụ ngôn “Lợn cưới áo mới” đã đem đến cho chúng ta một bài học đầy ý nghĩa đó là cần phê phán thói khoe của của con người trong cuộc sống mà thay vào đó hãy sống một cách khiêm tốn, tiết kiệm của cải mình làm ra.
trinh-vfo.vn
- Chủ đề
- lợn cưới áo mới y nghia