Ý nghĩa truyện sọ dừa, bài học rút ra từ truyện Sọ Dừa

Hướng dẫn viết bài Ý NGHĨA TRUYỆN “SỌ DỪA”
Không một ai trong chúng ta là không có một ký ức tuổi thơ thật đẹp với những câu hát ru ngọt ngào của mẹ và đặc biệt là những câu chuyện cổ tích bà kể. Những câu chuyện cổ tích về những người nghèo khổ, về nhân dân lao động tuy vật vả nhưng luôn luôn có khao khát được vươn lên, được thay đổi cuộc sống, từ trước tới nay đã ăn sâu vào trong tiềm thức, ngấm vào trong máu của mỗi người chúng ta. Và trong đó không thể không kể đến truyện “Sọ Dừa”. Một câu chuyện cổ tích đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam ta. Ai cũng biết về câu chuyện này nhưng không hẳn là ai cũng biết đầy đủ và chi tiết và ý nghĩa của nó. Vì vậy, để viết một bài văn về ý nghĩa truyện “Sọ Dừa” không phải khó mà không quá dễ đối với chúng ta. Sau đây, là một số bài văn mẫu tham khảo sẽ giúp các bạn có cách nhìn và cách nghĩ khác. Chúc các bạn học tốt !
truyen-co-tich-so-dua.jpg

BÀI VĂN MẪU 1 Ý NGHĨA TRUYỆN “SỌ DỪA”
Trong kho tàng văn học dân tộc Việt Nam, những bài ca dao, những câu chuyện do người lao động, do tập thể quần chúng nhân dân sáng tạo nên vô cùng đặc sắc và giàu giá trị. Có rất nhiều câu chuyện cổ tích như: Thánh Gióng, Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Ai mua hành tôi?...và trong đó không thể không kể đến “Sọ Dừa”. “Sọ Dừa” là một câu chuyện cổ tích rất hay và giàu ý nghĩa nhân sinh quan sâu sắc.

Trước hết, truyện “Sọ Dừa” phản ánh số phận của người nông dân thấp cổ bé họng, đồng thời cả những con người dị dạng, không may mắn bị khiếm khuyết về vẻ bề ngoài trong xã hội phong kiến lạc hậu lỗi thời. Sọ Dừa vốn là một cậu bé được sinh ra bằng một cách rất khác thường, và vẻ bề ngoài của cậu ta cũng không giống người. Sinh ra, Sọ Dừa chỉ có mỗi đầu và mặt mũi, không hề có chân tay hay thân thể gì cả. Và gia đình cậu thì vô cùng nghèo khó, mồ côi cha và phải sống với mẹ. Mẹ cậu làm lụng quanh năm và luôn buồn rầu vì cậu không giống như bao đứa trẻ khác, có thể giúp đỡ, phụ trông, làm việc kiếm thêm thu nhập. Sọ Dừa còn bị người khác khinh thường, xa lánh. Được phép đi làm thuê, chăn bò cho nhà phú ông cũng bị hắt hỉu...Đó là số phận đau thương, bất công mà người nông dân xưa phải gánh chịu. Họ phải chịu một cuộc sống cực khổ, nghèo đói, bị người giàu coi thường, rẻ rúng; còn những người khiếm khuyết thì bị người khác chê bai, hắt hỉu.

Đâu chỉ là tiếng kêu đau thương cho những kiếp người bất hạnh, “Sọ Dừa” còn là một câu chuyện ca ngợi, đề cao và ủng hộ ước mơ, khát vọng chân thành, chính đáng của người nông dân xưa. Sọ Dừa tuy nghèo khó, nhưng với tình yêu mãnh liệt với con gái út nhà phú hộ, chàng quyết cưới bằng được cô. Vượt qua mọi thử thách, yêu cầu đòi hỏi của nhà phú hộ, Sọ Dừa đã cưới được cô út về làm vợ, hai người sống hạnh phúc bên nhau. Đó là biểu hiện cho những người nông dân dám vượt qua những lễ giáo phong kiến hà khắc, lạc hậu, lỗi thời như: môn đăng hậu đối mà tới với nhau bằng sự chân thành, nồng thắm và tình yêu cháy bỏng. Sau khi Sọ Dừa thành tài, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, đỗ trạng nguyên, cùng người vợ yêu quý vượt qua mối nguy hiểm do hai cô chị bày ra và sống bên nhau trọn đời. Đây là một cái kết có hậu cho câu chuyện.

“Sọ Dừa” còn là tiếng chuông lên án tố cáo, phê phán gay gắt xã hội phong kiến với giai cấp thống trị hách dịch, tàn ác, nhiều mưu mô, thủ đoạn như: phú hộ, hai cô chị gái độc ác cuối cùng phải trả một cái giá xứng đáng.

Như vậy, truyện “Sọ Dừa” rất nhiều giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo vừa mang giá trị hiện thực gay gắt. Đây là một câu chuyện cổ tích hay và giàu ý nghĩa.
-Whalien52 - vfo.vn-

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 Ý NGHĨA TRUYỆN CỔ TÍCH SỌ DỪA
Tác phẩm văn học tồn tại theo một cấu trúc mở và mỗi người đọc, tùy ở những lứa tuổi khác nhau, theo sở thích, hoàn cảnh, môi trường sống, sự trải nghiệm cuộc sống và tầm tiếp nhận rieeng mà mỗi người sẽ nhận ra thong điệp khác nhau của tác phẩm. Cũng chính bởi thế mà tác phẩm văn học mới có chỗ đứng trong lòng độc giả và tạo nên được sức sống lâu bền. Cổ tích “Sọ Dừa” dù đã ra đời cách chúng ta nhiều năm và mỗi chúng ta lại có những ý hiểu khác nhau về câu chuyện đó.
Cổ tích “Sọ Dừa” phải chăng có ý nghĩa giáo dục đối với mỗi chúng ta? Đó là câu chuyện của sự giàu nghèo, của sự phân chia giai cấp trong xã hội cũ. Nhưng người giàu, đôi khi cái giàu ấy chỉ thuộc về vật chất còn tâm hồn lại không được như vậy. Hai cô chị mặc dù là con gái nhà phú ông, sống cuộc sống sung túc, giàu có nhưng lại hại chính em gái của mình, lại còn có ý định cướp chồng của em. Phải chăng, qua đó, tác giả dân gian muốn nói với chúng ta một điểu rằng” con người ta cần phải sống lương thiện hơn, giàu có về vật chất là điều cần thiết nhưng sự giàu có về tâm hồn còn là điều cần thiết và đáng quý hơn hết thảy.
Câu chuyện còn có ý nghĩa nhắc nhở rằng mỗi chúng ta cần sống với nhau bằng niềm tin và sự thương yêu. Mẹ của Sọ Dừa đã không vứt bỏ con đi dù con mang trong hình hình hài dị dạng cũng bởi điều đó. Và cũng nhờ tình thương, sự không ghét bỏ, chê bai dù người khác có đang sống, đang tồn tại trong một môi trường, một hoàn cảnh nào, cô em út không khinh bỏ Sọ Dừa như hai người chị gái của mình mà hằng ngày vẫn đưa cơm cho Sọ Dừa, để rồi sau đó cuộc sống đã trở nên viê mãn và hạnh phúc.
Câu chuyện ấy còn là sựu xung đột giữa cái thiện và cái ác. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều mặt đối lập khác hường nhau. Cuộc sống không phải hoàn toàn là một màu hồng tuyệt đẹp. Người ta có thể sẵn sang hại nhau chỉ vì cái lợi trước mắt. Dân gian có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” nhưng hình như hai cô chị kia đã đi ngược với điều ấy. Họ sẵn sàng giết đi người em gái của mình để được hưởng cuộc sống giàu sang, phú quý. Đó thực chất cũng là một trong những nhận thức sai lầm của đời người. Người ta thương hay ảo tưởng, đôi khi là lầm lạc về những chân giá trị của đời sống để rồi muốn đạt được điều đó mà sẵn sang đánh mất đi cốt cách làm người. Cuối cùng, tất cả sẽ phải trả giá cho những lầm lạc đó: hai cô chị đã đi biệt tích, rời xa cuộc sống thực tại nơi có những người than yêu.
Mỗi chúng ta sống trong cuộc đời này, từ câu chuyện cổ tích xa xôi mà rút ra bao bài học nhân văn trong cuộc sống. Sống trong cuộc đời này, taats cả chúng ta đều công bằng, và vì vậy không nên chê bai người khác. Sống trên đời, đừng quá coi trọng vinh hoa phú quý và hãy sống với nhau bằng tình yêu nhiều hơn là sự đố kị và khinh ghét.

Những câu chuyện cổ tích dù đã ra đời cách chúng ta từ rất lâu nhưng đến nay vẫn mãi vẹn nguyên giá trị. Nó thức tỉnh trong mỗi chúng ta ý thức làm người, biết sống và hành động theo quy luật của cái đẹp thì tâm hồn mới trở nên trong sạch và phong phú hơn. Danh hiệu “CON NGƯỜI” chỉ xứng đáng cho những người biết vươn tới cái cao cả, chân chihs và không ngừng thay đổi bản than theo thời gian, theo tháng năm. Những caauc chuyện cổ tích luôn có giá trị giáo dục và nhận thức cao cũng là bởi vậy! Thế giới văn học, miền cổ tích ươm mầm những giấc mơ luôn là cái đẹp vĩnh hằng!
 
  • Chủ đề
    sọ dừa y nghia
  • Top