Hướng dẫn viết bài:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có hàng trăm những câu chuyện cười, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… mà ông cha khi xưa để lại cho chúng ta- thế hệ lớp lớp những con cháu hôm nay và mai sau. Những câu chuyện ấy vừa mang cách thể hiện khéo léo tài tình vừa lồng ghép thể hiện những thông điệp, những bài học cuộc sống ý nghĩa, cao đẹp. Trong đó, những câu chuyện ngụ ngôn với cách thể hiện độc đáo rất riêng đã đem đến cho chúng ta đôi khi là những tiếng cười sảng khoái, có lúc lại là những phút giây chiêm nghiệm để suy ngẫm về bài học được cất giấu trong câu chữ. Đến với truyện ngụ ngôn “ Chân, tay, mắt, miệng”, một câu chuyện với trí tưởng tượng của ông cha khiến những bộ phận trên cơ thể trở nên có hồn, nhưng đồng thời qua đó cũng là một bài học sâu sắc mà không phải tất cả chúng ta đều có thể nhìn nhận một cách đầy đủ nhất. Sau đây các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu để có cách nhìn mới.
Bài làm 1: Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện “chân, tay, tai, mắt, miệng”
Văn học chính là nơi lý tưởng nhất để mỗi nhà văn gửi gắm những tư tưởng, những bài học sâu sắc. Qua truyện ngụ ngôn “Chân, tay, mắt, miệng”, tác giả dân gian cũng trao gửi triết lý sống thật bổ ích mà mỗi chúng ta đều cần khắc sâu ghi nhớ.
Trước hết, để có thể lĩnh hội hết ý nghĩa, ta cần nắm được các chi tiết chính và nội dung của câu chuyện. Chân, tay, tai, mắt, miệng vốn là những bộ phận cơ thể người vô tri vô giác nhưng được tác giả dân gian thổi hồn khiến chúng có suy nghĩ hành động của riêng mình. Câu nói về việc cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai sau thời gian quần quật làm việc mệt nhọc liền nảy sinh ghen tị và bắt đầu có những phàn nàn về lão Miệng. Vì họ nghĩ lão Miệng chẳng phải làm gì chỉ việc ăn đồ ăn thức uống vô cùng nhàn hạ, trái ngược hẳn với họ. Chính vì suy nghĩ như vậy nên họ quyết định sẽ không làm gì nữa để xem lão Miệng sẽ sống ra sao. Thế nhưng một điều xảy ra mà có lẽ họ chẳng ngờ tới khi sống những ngày nhàn rỗi, đó là tuy không phải làm việc nữa nhưng họ không thấy vui tươi, hạnh phúc mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Cứ như thế cho tới ngày thứ bảy thì bốn người họ không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Và bác Tai chính là người nhận ra sai lầm đầu tiên. Hóa ra họ đã suy nghĩ quá nông cạn và trách giận nhầm lão Miệng. Tuy lão không phải làm gì nhưng lão cũng có một công việc vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn tại của tất cả mọi người khác đó chính là nhai thức ăn để chuyển hóa và đi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cuối cùng câu chuyện khép lại với việc mâu thuẫn được giải quyết, mọi người đến xin lỗi lão Miệng và lại chăm chỉ làm việc, sống hòa thuận như xưa.
Câu chuyện trước hết khẳng định thế mạnh và vai trò riêng của mỗi cá nhân trong đời sống. Mỗi con người không ai sinh ra là vô nghĩa mà đều mang trong mình sứ mệnh, trọng trách khác nhau như cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai. Thêm vào đó, câu chuyện đã cho thấy mối lien hệ vô cùng bền chặt giữa các bộ phận, bộ phận nào cũng quan trọng và cần gắn bó khăng khít với nhau mới tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh, cùng nhau phát triển. Qua đó, ông cha ta muốn nhắc nhở mỗi chúng ta về tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng nhau tạo dựng một cộng đồng, một xã hội bền vững và tiến bộ. Mỗi cá nhân đóng một vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện cộng đồng và cần tích cực đoàn kết giúp đỡ mọi người.
Câu chuyện “Chân, tay, mắt, miệng” thực sự là một bài học sâu sắc đáng để mọi người mang theo trong túi hành trang tri thức của bản thân trên quãng đường đời.
Chauanh-vfo.vn
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện “ Chân , tay,tai,mắt miệng”
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có hàng trăm những câu chuyện cười, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… mà ông cha khi xưa để lại cho chúng ta- thế hệ lớp lớp những con cháu hôm nay và mai sau. Những câu chuyện ấy vừa mang cách thể hiện khéo léo tài tình vừa lồng ghép thể hiện những thông điệp, những bài học cuộc sống ý nghĩa, cao đẹp. Trong đó, những câu chuyện ngụ ngôn với cách thể hiện độc đáo rất riêng đã đem đến cho chúng ta đôi khi là những tiếng cười sảng khoái, có lúc lại là những phút giây chiêm nghiệm để suy ngẫm về bài học được cất giấu trong câu chữ. Đến với truyện ngụ ngôn “ Chân, tay, mắt, miệng”, một câu chuyện với trí tưởng tượng của ông cha khiến những bộ phận trên cơ thể trở nên có hồn, nhưng đồng thời qua đó cũng là một bài học sâu sắc mà không phải tất cả chúng ta đều có thể nhìn nhận một cách đầy đủ nhất. Sau đây các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu để có cách nhìn mới.
Bài làm 1: Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện “chân, tay, tai, mắt, miệng”
Văn học chính là nơi lý tưởng nhất để mỗi nhà văn gửi gắm những tư tưởng, những bài học sâu sắc. Qua truyện ngụ ngôn “Chân, tay, mắt, miệng”, tác giả dân gian cũng trao gửi triết lý sống thật bổ ích mà mỗi chúng ta đều cần khắc sâu ghi nhớ.
Trước hết, để có thể lĩnh hội hết ý nghĩa, ta cần nắm được các chi tiết chính và nội dung của câu chuyện. Chân, tay, tai, mắt, miệng vốn là những bộ phận cơ thể người vô tri vô giác nhưng được tác giả dân gian thổi hồn khiến chúng có suy nghĩ hành động của riêng mình. Câu nói về việc cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai sau thời gian quần quật làm việc mệt nhọc liền nảy sinh ghen tị và bắt đầu có những phàn nàn về lão Miệng. Vì họ nghĩ lão Miệng chẳng phải làm gì chỉ việc ăn đồ ăn thức uống vô cùng nhàn hạ, trái ngược hẳn với họ. Chính vì suy nghĩ như vậy nên họ quyết định sẽ không làm gì nữa để xem lão Miệng sẽ sống ra sao. Thế nhưng một điều xảy ra mà có lẽ họ chẳng ngờ tới khi sống những ngày nhàn rỗi, đó là tuy không phải làm việc nữa nhưng họ không thấy vui tươi, hạnh phúc mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Cứ như thế cho tới ngày thứ bảy thì bốn người họ không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Và bác Tai chính là người nhận ra sai lầm đầu tiên. Hóa ra họ đã suy nghĩ quá nông cạn và trách giận nhầm lão Miệng. Tuy lão không phải làm gì nhưng lão cũng có một công việc vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn tại của tất cả mọi người khác đó chính là nhai thức ăn để chuyển hóa và đi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cuối cùng câu chuyện khép lại với việc mâu thuẫn được giải quyết, mọi người đến xin lỗi lão Miệng và lại chăm chỉ làm việc, sống hòa thuận như xưa.
Câu chuyện trước hết khẳng định thế mạnh và vai trò riêng của mỗi cá nhân trong đời sống. Mỗi con người không ai sinh ra là vô nghĩa mà đều mang trong mình sứ mệnh, trọng trách khác nhau như cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai. Thêm vào đó, câu chuyện đã cho thấy mối lien hệ vô cùng bền chặt giữa các bộ phận, bộ phận nào cũng quan trọng và cần gắn bó khăng khít với nhau mới tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh, cùng nhau phát triển. Qua đó, ông cha ta muốn nhắc nhở mỗi chúng ta về tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng nhau tạo dựng một cộng đồng, một xã hội bền vững và tiến bộ. Mỗi cá nhân đóng một vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện cộng đồng và cần tích cực đoàn kết giúp đỡ mọi người.
Câu chuyện “Chân, tay, mắt, miệng” thực sự là một bài học sâu sắc đáng để mọi người mang theo trong túi hành trang tri thức của bản thân trên quãng đường đời.
Chauanh-vfo.vn
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện “ Chân , tay,tai,mắt miệng”
- Ý nghĩa : - Truyện đề cao tính cộng đồng, tập thể . Mỗi chúng ta không thể sống vvaf làm việc đơn lẻ một mình mà phải có sự cùng hợp tác của tất cả mọi người. Chúng ta phải biết đoàn kết , thấu hiểu lẫn nhau và cảm thông cho nhau
- Bài học rút ra : - Trong cuộc sống phải luôn biết hợp tác với mọi người trong công việc cũng như mọi hoạt động khác
- Khi đánh giá một vấn đề không nên nhìn phiến diện chủ quan mà phải nhìn từ nhiều phía.
- Chủ đề
- bai hoc chân tay tai mắt miệng y nghia