Zenfone Go - Hiệu năng thực tế

Ắt hẳn tới thời điểm hiện tại rồi thì cái tên Zenfone Go cũng chả xa lạ gì với các bạn đặt biệt là những bạn có đam mê công nghệ. Đây là sản phẩm Smartphone giá rẻ nhưng mang khá nhiều yếu kiến trái chiều về giá cả, cấu hình, thiết kế,.... Tuy nhiên bản thân mình chỉ quan tâm đến một yếu tốt duy nhất là hiệu năng của máy khi mình sử dụng là như thế nào, và mình có được gì khi sử dụng máy, chỉ thế thôi còn lại mình rất dễ tính khi chọn máy về mặt kiểu dáng. Nói chung mình cũng có may mắn là được sử dụng Zenfone Go một thời gian nên sẵn tiện viết luôn bài này để cho thấy những gì mà máy làm được khi mình sử dụng. Bài viết có nhiều ý kiến chủ quan của chính mình nên các bạn chỉ nên tham khảo, mình sẽ cố gắng đưa những số liệu cụ thể để các bạn dễ so sánh cũng như tự rút ra nhận xét của riêng mình.

Trước khi vào bài mình muốn nói thêm ngoài lề một chút về thiết kế của máy.
Nhìn chung mình thấy máy trông khá giống với mấy con Zenfone đời đầu nhất là việc được sử dụng tấm ốp lưng nhám phía sau, nói chung các góc bo tròn cũng khá ổn và độ bám cũng như cân bằng của máy khi cầm là tốt. Ngoài ra cũng không còn gì đặt biệt cả các bạn có thể tự mình kỹ hơn về máy trong những hình ảnh mà mình chụp dưới đây nhé.

22570643696_672bfc822c.jpg

21973887404_9335e7bdec.jpg

Bộ phụ kiện kh khiêm tốn và đậm chất của Zenfone

22419374715_b1fca84a9f.jpg

Hộp máy cũng khó nhỏ, ôm sát máy nên ta có cảm giác máy nhỏ hơn so với thực tế khi nhìn vào.

22419374745_1308df7d69.jpg

Mặt sau trông giống đến 90% với Zenfone 5

22419374765_9bdb7fe185.jpg

Mặt trước có phần hơi lại Zenfone 2 nhưng các góc trông vẫn giống Zenfone đời đầu

22233425708_27e7afb5a8.jpg

Loa được bố trí ở cạnh dưới ngay trên góc nghiêng của máy

22233425728_04143e7d53.jpg

Loa trước khá nhỏ và hẹp

21798530394_f49012fde1.jpg

Camera sau tròn và hơi hãm vào thân

22421441295_e1c30190a0.jpg

Pin máy có thể tháo rời và mặt trong cũng đơn giản.

Đến phần quan trọng, mình đang sử dụng là phiên bản Zenfone Go ZC500TG nhé, hiện tại thì mới chính thức có phiên bản này thôi nên các bạn không sợ nhầm lẫn đâu:
Đầu tiên là nhìn qua sơ lượt về các thông số cấu hình của máy.

22596844915_feb57bc89e.jpg

Cấu hình Zenfone Go ZC500TG được công bố trên mạng

22408942110_109aa0da48.jpg

Cấu hình Zenfone Go ZC500TG được hiển thị bằng GFXBench GL

Các bạn cũng dễ thấy là cấu hình máy trên lý thuyết là khá cao so với mức giá gần 3 triệu đồng, mình cũng dám chắc là hiện giờ trên thị trường số lượng sản phẩm trong tầm giá của Zenfone Go nhưng mức cấu hình vược cao hơn xuất hiện chưa "đếm đủ trên bàn tay" đâu. Tuy nhiên đây chỉ là cấu hình lý thuyết còn hiệu năng được quyết định qua nhiều yếu tố lắm ví dụ như: vi xử lý trung tâm, GPU, bộ nhớ trong,.... bên dưới mình sẽ lần lượt kiểm tra từng thành phần.

* CPU
- Cũng thật sự ngạc nhiên là Zenfone Go lại được sử dụng chip MediaTek mà không phải là chip Intel truyền thống của muôn đời Zenfone, tuy chưa thể khẳng định hiệu năng sau sự thay đổi này tốt hay xấu nhưng dù sao sự thay đổi này cũng đã thành công làm mình tò mò, mình khá háo hức khi muốn biết khả năng của MediaTek trên Zenfone sẽ như thế nào khi so với chip Intel. Zenfone Go trang bị CPU MT6580 (phải nói thêm rằng đây không phải là một dòng chip mới của MediaTek dành cho thiết bị di động, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì chưa có chip nào vược qua được nó ở dòng giá rẻ bởi khả năng tính toán đa luồng và công nghệ điều tiết tài nguyên) 4 nhân, Quad-core 1.3 GHz. Để các bạn dễ hình dung hơn thì mình xin nói thêm một chút về CPU
+ "Thực tế cho thấy thì các thiết bị Smartphone có bộ vi xử lý càng nhiều nhân cùng với tốc độ xử lý (GHz) càng cao thì tốc độ xử lý máy càng mạnh mẽ. Đa số các thiết bị Smartphone hiện này đều được trang bị 4 nhân hay 8 nhân", hiện nay thì tất cả các dòng tầm trung và thấp trên smartphone đều sử dụng vi xử lý 4 nhân.
+ "Nhân là phần xử lý dữ liệu của CPU (bộ xử lý trung tâm của máy), khi đó nhiều nhân chạy song song với nhau thì hệ thống có thể xử lý đồng thời nhiều tác vụ và tất nhiên hiệu quả xử lý cũng cao hơn. Như vậy chúng ta có thể thấy với một chiếc Smartphone có càng nhiều nhân thì càng có lợi cho thiết bị đó về tốc độ xử lý máy". Từ đây có thể nhìn nhận rằng MT6580 đứng đầu trong tầm giá của mình không phải là không có nguyên nhân, với 4 nhân thì khả năng của MT6580 là khá vược trội. Lưu ý: Điểm này không thể bao gồm một số dòng chip đặt biệt có cấu trúc khác như chip của Apple thường chỉ có 2 nhân nhưng tốc độ vược trội hơn cả chip 4 nhân.
+ Quad-core (Lõi kép): Đây chính là điểm nhằm giúp vi xử lý giải quyết được đa tác vụ, lõi kép sẽ tạo ra 8 luồng luồng dữ liệu chạy song song và độc lập nhau giúp CPU tự điều chỉnh tác vụ hợp lý nhất và luôn đủ không gian để lưu trữ "trạng thái" của ứng dụng.
+ Hơi tiếc là tốc độ của nhân MT6580 chỉ là 1.3GHz, tuy nhiên cũng chính điểm này khiến nó được xếp vào dòng giá rẻ. Nếu xét về hỗ trợ các ứng dụng hiện nay thì tạm được nhưng nếu hoạt động với tần suất cao thì hơi đuối nhất là các tác vụ ngốn quá nhiều tài nguyên, tuy nhiên đây chỉ là nhận định trên lý thuyết còn thực tế như thế nào thì cần kiểm tra mới biết được.
+ MT6580 được thiết kế dựa trên cấu trúc Reduced Instruction Set Computing (RISC) và kiến trúc Harvard nên khả năng tự động điều chỉnh nhiệt hay tự ổn định hệ thống rất mạnh.
Lưu ý: Khả năng mạnh nhất của chip MediaTek MT6580 là khả năng tự động cung cấp tài nguyên còn trống của CPU qua cho GPU trong điều kiện hoạt động đồ họa nặng, vì thế máy có khả năng xử lý những tác vụ đồ họa ở mức cao ổn định nhất với cấu hình thấp nhất.

Thông số được kiểm tra thông qua các trình benchmark thông dụng:

CPU Benchmark
22596990585_cb4476385d.jpg

Ứng dụng này đánh giá khả năng CPU đặc biệt hữu ích nếu bạn tiến hành ép xung cho CPU. Ứng dụng sẽ chỉ cho bạn ép xung sẽ làm tăng hiệu năng lên bao nhiêu.
Nhận xét: Với khả năng nâng cao tối đa lên tới 33mHz MT6580 vẫn luôn đảm bảo được sức mạnh của mình ở mọi cấp độ kể cả cho những người dùng thích mode máy và chạy những ứng dụng ngoài luồng không cho phép.

GFXBench GL
22597869385_36f421cc7f.jpg

Các thông số chi tiết khác theo từng thành phần phần cứng được kiểm tra và biểu thị bằng GFXBench GL

Hoạt động thực tế:

Chơi game loạn đấu Tây Du
- Đây là dạng GMoblie pha đi cảnh cùng Moba nên yêu cầu lượng đồ họa rất cao, cấu hình đề nghị mà nhà phát hành yêu cầu lên tới CPU 1.6 Ghz và 2GB Ram, nhưng Zenfone Go vẫn chạỵ game một cách ổn định và hoàn hảo ngay cà trong những compack hoành tráng nhất, hệ thống skill vẫn được nhìn rõ và hoàn thiện. MỘt phần điều này cũng nhờ khả năng điều tiết tài nguyên rất thông minh của chip MediTel mà nhiều hệ chip khác chưa làm được.

22608607901_b1ec5b5239.jpg

Quá trình load game hơi chậm hơn so với các máy cấu hình cao khác

21974621154_fda6df165f.jpg

Hình ảnh trong game vẫn đạt mức tối đa chất lượng hình ảnh rất tuyệt và ổn định.
Game Asphalt 8
- Hiển nhiên ai cũng biết game này, đến thời điểm hiện tại thì nó không còn giữ ngôi vị game mobile cần cấu hình cao nữa nhưng nó vẫn được xếp trong top những game mobile nặng nhất. Cấu hình đề nghị của nó lên tới CPU tận 2GHz khá kinh khủng, tuy nhiên Zenfone Go vẫn làm tốt công việc của mình với max setting và hoạt động ổn định hoàn toàn không xảy ra tình trạng giật lag điều rất ít smartphone ở mức giá này có thể làm được.
22597391255_648f2caedc.jpg

Chỉnh mức đồ họa cao nhất

21974609824_e44b709b87.jpg

hình ảnh trong game khá "chất"

22608597281_9a04ea4bd7.jpg

Những cú va đập được thể hiện rõ nét.

* Ram
- Dung lượng Ram 2GB, đây chính là một điểm mạnh của các máy android vì đa số dòng này sở hữu Ram rất lớn, Zenfone Go cũng không ngoại lệ với dung lượng Ram này không thể nói là quá cao tuy nhiên nó vẫn đủ khả năng cung cấp bộ nhớ tạm thời chính thức cho CPU. hơn nữa các tác vụ đa nhiệm của CPu được lưu trữ trung chuyển tại đây góp phần nâng cao tốc độ xử lý cũng như số lượng tác vụ có thề hoạt động cùng lúc.
- Hiện tại thì trên thị trường tại dòng giá 3tr các smartphone sở hữu 2GB Ram không phải là quá hiếm. Điều này cũng quá dễ hiểu bởi đây là thời đại chạy đua về cấu hình sản phẩm. Thông thường để nâng cấp CPU thì giá thành sẽ tăng cao hơn nên nhà sản xuất thường sẽ lựa chọn Ram chi phí thấp hơn nhưng mang lại lợi ích khá lớn.
- Trong khi hoạt động hay chạy các tác vụ cao của ổ cứng, đôi lúc Ram sẽ được sử dụng để boot trực tiếp ứng dụng để mang lại tốc độ nhanh hơn nhất và trong quá trình khởi động và chạy các chương trình hệ thống.

Kiểm tra khả năng của 2Gb Ram.

Kiểm tra bằng Geekbench 3
21976826053_17fafa3eba.jpg

Ứng dụng benchmark này có thể đo khả năng xử lí (tính toán dấu chấm động, tính số thực) và hiệu năng của RAM trên thiết bị Android. Nó cũng cho ra kết quả về các stream tín hiệu của hệ thống. Geekbench 3 đã được tối ưu hóa cho vi xử lí đa nhân nên kết quả cho ra trên nhiều thiết bị hiện nay vẫn chính xác. Geekbench 3 sẽ hiển thị một kết quả cuối cùng và con số này càng cao có nghĩa là máy càng mạnh và hệ số tiếp xúc hoạt động của Ram càng cao. Với số điểm 1182 ờ Multi-Core Zenfone Go xứng đáng đứng ở thế bất bại về khả năng điều tiết của CPU với bộ nhớ tạm thời Ram.

Khả năng trong thực tế sử dụng.

Với dung lượng Ram lớn Zenfone Go thoải mái đặt game dưới dạng chế độ chờ khi chạy đa nhiệm rồi kích hoạt lập tức không cần reset.
21977651143_9469711762.jpg

Chế độ chờ khá nhiều game.
Khi quay lại các game được kích hoạt và hoạt động tại điểm chờ ngay lập tức.

21977650113_b837332420.jpg

22598818265_b0c7052e63.jpg

21976043894_77f7faa103.jpg

* Bộ nhớ trong
- Zenfone Go được hỗ trợ thẻ nhớ ngoài có dung lượng 64GB thông qua cổng MicroSD, tốc độ truyền tải dữ liệu thông qua cổng không cao và chỉ có tác dụng chủ yếu là tạo không gian để lưu trữ dữ liệu nên mình sẽ không đề cập tới.
- Bộ nhớ trong của Zenfone Go lên tới 16GB, đây chính là ưu điểm rất lớn của máy so với các sản phẩm cùng phân khúc giá.
- Dung lượng bộ nhớ trong có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến tốc độ hoạt động máy cũng như khả năng đọc và kích hoạt ứng dụng. Điều này có thể hiểu đơn giản là tất cả các file chạy trực tiếp của tất cả các ứng dụng cũng như file hệ thống đều được lưu trữ trong bộ nhớ trong bất kể chúng ta cài đặt ứng dụng đó ở đâu, bởi khi mở ứng dụng CPU chỉ truyền lệnh tới bộ nhớ trong để kích hoạt. Khi chạy một số ứng dụng sẽ tự tăng thêm kích thước do phải lưu trữ một số thông tin của người dùng nên làm tăng giới hạn kích thước cố định, nếu bộ nhớ trong đầy điều này khiến ứng dụng gặp lỗi nghiêm trọng hơn là không thể hoạt động (tình trạng yêu cầu report hệ thống khi mở ứng dụng). Vì thế dung lượng bộ nhớ trong càng lớn thì khả năng lưu trữ càng cao và không gian cho các ứng dụng tốt hơn giúp tốc độ boot và hoạt động sẽ luôn đạt mức tiêu chuẩn.
- Lưu ý theo mình các bạn nên sử dụng một thẻ nhớ ngoài để lưu trữ dữ liệu như (hình ảnh, video, nhạc,....), và làm bộ nhớ trong trống nhất có thể, tốt nhất là luôn đảm bảo trống hơn 10%. Điều này giúp các file hệ thống sẽ không bị dồn nén và quá trình hoạt động của máy cũng sẽ ổn định hơn.

Kiểm tra khả năng của bộ nhớ trong trên lý thuyết

22572911816_abf6b902b4.jpg

22410977110_7376f5f651.jpg

* Màn hình

- Thông thường các bạn đều nghĩ màn hình ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh chứ hoàn toàn không liên quan đến hiệu năng của máy, điều này hoàn toàn sai lầm.
- Các bạn cứ thử hình dung nếu máy có cấu hình yếu nhưng phải tải một màn hình có độ phân giải quá cao hay kích thước lớn thì chắc chắn không thể nào hoạt động ổn định được.
- Thực chất một màn hình có kích thước lớn chưa chắc là nặng bởi màn hình cần tải nhiều hay ít là phụ thuộc vào độ phân giải (pixel) mà màn hình đó có được. Ví dụ Zenfone có kích thước 5 inch độ phân giải 720 x 1280 pixel với mật độ điểm ảnh là 294 ppi. Trên thị trường thì đây là màn hình phổ thông có rất nhiều hãng sử dụng màn hình với chất lượng tương tự cho sản phẩm của mình nên Zenfone Go hoàn toàn không nổi trội gì cả trong phân khúc về khoản màn hình. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn ta sẽ bắt gặp được sự tính toán rất thông minh của Asus bởi Zenfone Go chỉ sở hữu CPU 1.3GHz nên Asus đã giảm mật độ điểm ảnh trên màn hình xuống dưới 300 (mắt người có thể phân biệt được thay đổi hình ảnh ở mức từ 220-245 ppi trong điều kiện thường và không sử dụng các công cụ hỗ trợ), chính vì thế sự thay đổi này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh mà người dùng nhìn thấy nhưng lại giảm tải đáng kể cho CPU giúp chiếm ít tài nguyên hơn tạo khoảng trống cho CPU làm việc tốt hơn.

Chất lượng hình ảnh của màn hình thông qua tính toán lý thuyết

NenaMark 2v2.4

21975672064_44b4f2a001.jpg

Điểm số đồ họa của Zenfone Go
So sánh với một số sản phẩm khác.

22410345070_9f49f79f17.jpg

NenaMark 2.4 chạy các phép dựng hình bằng OpenGL và OpenES 2.0. NenaMark 2.4 đo hiệu năng của thiết bị dựa trên những hiệu ứng như dựng khung hình của vật thể, cây cối, mapping tường gạch, đo độ phản chiếu, ảnh động, đổ bóng, dựng hình bề mặt, hiệu ứng lóa và rất nhiều những thứ khác. Nó còn có thể cung cấp kết quả theo dạng số khung hình/giây và biểu đồ phân bố FPS để bạn so sánh một cách dễ dàng hơn với các thiết bị phổ biến hiện tại. Với điểm số ở mức trung bình khá, Zenfone Go đáp ứng khả năng hình ảnh rất tuyệt vời.

Chất lượng hình ảnh màn hình thực tế.

Ảnh chụp thực tế của màn hình Zenfone Go (hình ảnh được chụp không qua xử lý bằng camera 5MP)

22572487026_5de4f5c417.jpg

Màn hình hoạt động trong môi trường thiếu sáng (độ sáng cân bằng)

22572349766_8f96316313.jpg

Trong môi trường lý tưởng (độ sáng cân bằng)

22572349536_b8b7f8f1b1.jpg

Trong môi trường chói nắng (độ sáng cân bằng)

Nhận xét: nhìn chung góc nhìn và chất lượng hình ảnh của Zenfone Go ở mức khá, người dùng không yêucầu quá cao về mặt đồ họa thì hoàn toàn đáp ứng được đầy đủ


* Hệ điều hành
- Tất nhiên hệ điều hành tốt hay xấu là thứ đảm bảo tốc độ hoạt động của máy có ổn định hay không. Zenfone Go được trang bị hệ điều hành Android 5.1.1 (Lollipop) phiên bản Android mới nhất cho đến thời điểm hiện tại. Ưu điểm của hệ điều hành này là khả năng tối giản hóa các ứng dụng và hỗ trợ đa nhiệm thông minh cho thiết bị di động. Tất cả các trình hệ thống của Android hoạt động chiếm rất ít tài nguyên phần cứng và có khả năng tự động tắt khi không dùng đến rồi kích hoạt tự động khi có nhu cầu. Điều này giúp giảm rất lớn trình chạy ngầm cũng như lượng CPU phải tiêu tốn cho hệ thống đồng thời lưu lượng pin cũng được tăng đáng kể.
- Zenfone Go cũng thuộc họ hàng Zenfone nên nó chạy trên giao diện ZenUI là điều tất nhiên, nói chung khi sử dụng mình có thể thấy tốc độ lướt và vuốt qua ứng dụng hay thay đổi ứng dụng đều rất mượt mà và nhanh chóng, không có cảm giác bị giật dù máy có hoạt động trong thời gian dài (bị nóng) hay chạy đa nhiệm quá nhiều.
- Tuy nhiên bởi vì nhiều ứng dụng trong ZenUI chưa update theo kịp Android 5.1 nên Zenfone Go thiếu rất nhiều ứng dụng độc quyền khá thú vị của Asus như : PCLink, ShareLink, PowerSave,.... đây cũng là một đều đáng tiếc của máy mong rằng Asus sẽ sớm update những ứng dụng này.

22598613025_f56b574b69.jpg

Khả năng đa nhiệm tốt nhưng thiếu chức năng thoát nhanh

22572601736_b361737608.jpg

Giao diện ZenUi không có mấy thay đổi

22609822921_566e05c591.jpg

Ở Zenfone Go còn thiếu khá nhiều các ứng dụng độc quyền trên ZenUI của Asus

22572595666_388a4bda36.jpg

Khung setting có phần hơi khác so với bản android 5.0

Tổng thể:
- Nhìn chung Zenfone Go không quá nổi bậc trong thị trường smartphone tràn ngập hiện nạy, tuy nhiên nó lại có được bản sắc của riêng mình trong việc biết tận dụng tốt nhất giá thành và hướng tới đúng thị trường.
- Không quá mạnh mẽ nhưng với những nhu cầu hàng ngày của sinh viên hay người dùng văn phòng máy đều đáp ứng đủ. Chính điểm này khiến Zenfone Go thu hút người khác và là một điểm nấhn nhỏ cho máy trên thị trường.
- Khả năng đáp ứng và phản hồi các nhu cầu hoạt động cũng như ứng dụng tốt có khả năng sử dụng trong thời gian dài liên tục và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Tuổi thọ dẫu chưa được kiểm chứng nhưng dựa theo các thông tin được tiết lộ thì máy đã trải qua các kiểm nghiệm nghiêm khắc về thời lượng trước khi đưa ra thị trường.
- Có khả năng nâng cấp CPU tốt thích hợp cho những dân chơi thích mod hay độ smartphone.
 

Thống kê

Chủ đề
100,759
Bài viết
467,597
Thành viên
339,858
Thành viên mới nhất
ffbbtopnhacai
Top