Android đã đánh bại nền tảng Symbian của Nokia để trở thành hệ điều hành di động số 1 thế giới. Làm cách nào mà một hãng “sinh sau đẻ muộn” như Google lại có thể vượt mặt đại gia lâu năm Nokia?
Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, Google có 33,3% thị phần trong quý 4/2010, trong khi Nokia có 31%. Điều này rất quan trọng với cả Google và các nhà sản xuất điện thoại Android. Nó khẳng định chắc chắn hơn việc Google sẽ thống trị tương lai di động.
1. Ngày càng tốt hơn
Không có gì ngạc nhiên lắm khi thành công của Android trong năm 2010 là nhờ sự tốt lên của sản phẩm này. Android phiên bản 1.x khá ổn, nhưng vẫn cần cải thiện hơn. Với việc tung ra Android 2.1 và Android 2.2, người tiêu dùng bắt đầu nhận thấy hệ điều hành này có nhiều giá trị. Giờ đây, với việc Android 3.0 đang trên đà ra mắt, phần mềm này ngày càng củng cố được chỗ đứng trong hệ điều hành di động.
2. Những mẫu điện thoại xuất sắc
Thành công của Android cũng nhờ sự đóng góp trực tiếp của nhiều thiết bị nổi tiếng. Motorola Droid X có màn hình cảm ứng tuyệt diệu 4,3 inch, có khả năng thưởng thức các nội dung đa phương tiện mượt mà hơn bất cứ thiết bị nào hiện có trên thị trường. HTC Evo, Samsung Galaxy S và nhiều sản phẩm Android khác cũng rất cuốn hút người tiêu dùng. Tất cả những mẫu điện thoại này đã giúp Android tiến tới thành công.
3. Hỗ trợ đa mạng
Một trong những khó khăn lớn nhất với iPhone tại Mỹ là nó chỉ hoạt động với một nhà mạng duy nhất kể từ khi ra đời vào năm 2007. Ngược lại, Android, chạy trên nhiều thiết bị và trên tất cả các nhà mạng tại Mỹ. Kết quả là Android có nhiều cơ hội đến với người tiêu dùng hơn. Mặc dù Apple hầu như không đồng ý, nhưng việc có được thị phần lớn hơn rất quan trọng đối với thành công trong tương lai của một nền tảng.
4. Apple chỉ có iPhone
Một trong những lí do chính khiến Apple không thể đứng số 1 trên thị trường smartphone trong quý 4 là công ty chỉ đưa ra duy nhất sản phẩm iPhone. Dù đã có đến “đời” iPhone 3GS và iPhone 4, nhưng có tới hàng tá thiết bị chạy Android trên khắp thế giới. Vì thế, sẽ khó cho Apple.
5. Nhờ sự yếu kém của Microsoft
Một trong những yếu tố chính giúp Google nổi bật trên thị trường hệ điều hành smartphone là sự sụt giảm của Microsoft. Cũng như Google, Microsoft đưa ra cho các nhà sản xuất hệ điều hành của hãng. Tuy nhiên, Microsoft đã để Windows Phone 7 trên kệ quá lâu, và hiện thị phần đang sụt giảm khi các nhà sản xuất phải tìm kiếm một nền tảng mới để có thêm lợi nhuận. Thực tế, doanh số hàng năm của smartphone giảm 20,3% trong quý 4, nhưng Google lại tăng trưởng tới 615%.
6. Marketing tốt
Chiến dịch marketing của các thiết bị chạy Android rất xuất chúng. Motorola là hãng làm tốt nhất, sử dụng nhãn hiệu Droid để nâng cao doanh số các thiết bị của chính hãng và các sản phẩm chạy nền tảng của Google. Bản thân Google cũng làm rất tốt với các ý tưởng quảng cáo riêng, giúp đưa Android đến với công chúng. Giờ đây, các nỗ lực của hãng đang phát huy tác dụng mạnh mẽ.
7. Chiến lược đúng hướng của Google
Nền tảng Symbian của Nokia đang tụt hạng trong cuộc đua vì không đáp ứng được những gì người tiêu dùng mong đợi. Không đi theo Nokia, Google cố gắng gắn vận may của hãng với một mô hình lai của Apple và Microsoft, đưa ra một nền tảng thế hệ mới cho các nhà sản xuất, chứ không chỉ tạo ra nền tảng cho những sản phẩm của riêng họ. Chiến lược này đã đi đúng hướng, và trong quá trình đó, Google vượt qua Nokia.
8. Nhờ vào Samsung, Motorola và HTC
Tất nhiên hầu hết thành công của Android là nhờ nỗ lực của Google, những cũng phải nhắc đến Samsung, Motorola và HTC – những hãng đã góp phần không nhỏ vào thành công của Android. Thực ra, có thể Android không thành công đến thế nếu không có sự giúp đỡ của các công ty này. Không chỉ đưa ra những mẫu smartphone xuất sắc, họ còn hỗ trợ Google quảng bá mạnh mẽ cho hệ điều hành này.
9. Sức mạnh nhãn hiệu
Sau khi người tiêu dùng có cơ hội đánh giá sản phẩm và các chiến dịch marketing vây quanh họ, họ sẽ xem xét đến công ty đứng đằng sau cá sản phẩm. May mắn cho Google, hãng đã quá nổi tiếng và nhãn hiệu của hãng được người dùng khắp nơi biết đến. Người tiêu dùng tin tưởng vào tiếng tăm tìm kiếm của Google, và họ tin rằng hãng sẽ mang lại một trải nghiệm mà họ thích thú mong chờ. Nhãn hiệu – đó là một lợi thế giúp hệ điều hành của Google thành công.
10. Chưa đối đầu với RIM
Một trong những bước đi thông minh nhất của Google với Android là họ để Research in Motion tiếp tục thống lĩnh thị trường doanh nghiệp. Với sự thành công của RIM, Google nhận ra họ phải nhắm tới các khách hàng là người tiêu dùng trước tiên, và tính đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp sau. Giờ đây, họ có thể hướng sự chú ý đến giới doanh nghiệp, nhưng bằng cách tập trung cho người tiêu dùng trước, Google đã tạo lập vị trí vững chắc trong thị trường hệ điều hành di động. Với chiến lược đúng đắn đó, Google sẽ sớm đuổi kịp RIM trong khối doanh nghiệp.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, Google có 33,3% thị phần trong quý 4/2010, trong khi Nokia có 31%. Điều này rất quan trọng với cả Google và các nhà sản xuất điện thoại Android. Nó khẳng định chắc chắn hơn việc Google sẽ thống trị tương lai di động.
1. Ngày càng tốt hơn
Không có gì ngạc nhiên lắm khi thành công của Android trong năm 2010 là nhờ sự tốt lên của sản phẩm này. Android phiên bản 1.x khá ổn, nhưng vẫn cần cải thiện hơn. Với việc tung ra Android 2.1 và Android 2.2, người tiêu dùng bắt đầu nhận thấy hệ điều hành này có nhiều giá trị. Giờ đây, với việc Android 3.0 đang trên đà ra mắt, phần mềm này ngày càng củng cố được chỗ đứng trong hệ điều hành di động.
2. Những mẫu điện thoại xuất sắc
Thành công của Android cũng nhờ sự đóng góp trực tiếp của nhiều thiết bị nổi tiếng. Motorola Droid X có màn hình cảm ứng tuyệt diệu 4,3 inch, có khả năng thưởng thức các nội dung đa phương tiện mượt mà hơn bất cứ thiết bị nào hiện có trên thị trường. HTC Evo, Samsung Galaxy S và nhiều sản phẩm Android khác cũng rất cuốn hút người tiêu dùng. Tất cả những mẫu điện thoại này đã giúp Android tiến tới thành công.
3. Hỗ trợ đa mạng
Một trong những khó khăn lớn nhất với iPhone tại Mỹ là nó chỉ hoạt động với một nhà mạng duy nhất kể từ khi ra đời vào năm 2007. Ngược lại, Android, chạy trên nhiều thiết bị và trên tất cả các nhà mạng tại Mỹ. Kết quả là Android có nhiều cơ hội đến với người tiêu dùng hơn. Mặc dù Apple hầu như không đồng ý, nhưng việc có được thị phần lớn hơn rất quan trọng đối với thành công trong tương lai của một nền tảng.
4. Apple chỉ có iPhone
Một trong những lí do chính khiến Apple không thể đứng số 1 trên thị trường smartphone trong quý 4 là công ty chỉ đưa ra duy nhất sản phẩm iPhone. Dù đã có đến “đời” iPhone 3GS và iPhone 4, nhưng có tới hàng tá thiết bị chạy Android trên khắp thế giới. Vì thế, sẽ khó cho Apple.
5. Nhờ sự yếu kém của Microsoft
Một trong những yếu tố chính giúp Google nổi bật trên thị trường hệ điều hành smartphone là sự sụt giảm của Microsoft. Cũng như Google, Microsoft đưa ra cho các nhà sản xuất hệ điều hành của hãng. Tuy nhiên, Microsoft đã để Windows Phone 7 trên kệ quá lâu, và hiện thị phần đang sụt giảm khi các nhà sản xuất phải tìm kiếm một nền tảng mới để có thêm lợi nhuận. Thực tế, doanh số hàng năm của smartphone giảm 20,3% trong quý 4, nhưng Google lại tăng trưởng tới 615%.
6. Marketing tốt
Chiến dịch marketing của các thiết bị chạy Android rất xuất chúng. Motorola là hãng làm tốt nhất, sử dụng nhãn hiệu Droid để nâng cao doanh số các thiết bị của chính hãng và các sản phẩm chạy nền tảng của Google. Bản thân Google cũng làm rất tốt với các ý tưởng quảng cáo riêng, giúp đưa Android đến với công chúng. Giờ đây, các nỗ lực của hãng đang phát huy tác dụng mạnh mẽ.
7. Chiến lược đúng hướng của Google
Nền tảng Symbian của Nokia đang tụt hạng trong cuộc đua vì không đáp ứng được những gì người tiêu dùng mong đợi. Không đi theo Nokia, Google cố gắng gắn vận may của hãng với một mô hình lai của Apple và Microsoft, đưa ra một nền tảng thế hệ mới cho các nhà sản xuất, chứ không chỉ tạo ra nền tảng cho những sản phẩm của riêng họ. Chiến lược này đã đi đúng hướng, và trong quá trình đó, Google vượt qua Nokia.
8. Nhờ vào Samsung, Motorola và HTC
Tất nhiên hầu hết thành công của Android là nhờ nỗ lực của Google, những cũng phải nhắc đến Samsung, Motorola và HTC – những hãng đã góp phần không nhỏ vào thành công của Android. Thực ra, có thể Android không thành công đến thế nếu không có sự giúp đỡ của các công ty này. Không chỉ đưa ra những mẫu smartphone xuất sắc, họ còn hỗ trợ Google quảng bá mạnh mẽ cho hệ điều hành này.
9. Sức mạnh nhãn hiệu
Sau khi người tiêu dùng có cơ hội đánh giá sản phẩm và các chiến dịch marketing vây quanh họ, họ sẽ xem xét đến công ty đứng đằng sau cá sản phẩm. May mắn cho Google, hãng đã quá nổi tiếng và nhãn hiệu của hãng được người dùng khắp nơi biết đến. Người tiêu dùng tin tưởng vào tiếng tăm tìm kiếm của Google, và họ tin rằng hãng sẽ mang lại một trải nghiệm mà họ thích thú mong chờ. Nhãn hiệu – đó là một lợi thế giúp hệ điều hành của Google thành công.
10. Chưa đối đầu với RIM
Một trong những bước đi thông minh nhất của Google với Android là họ để Research in Motion tiếp tục thống lĩnh thị trường doanh nghiệp. Với sự thành công của RIM, Google nhận ra họ phải nhắm tới các khách hàng là người tiêu dùng trước tiên, và tính đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp sau. Giờ đây, họ có thể hướng sự chú ý đến giới doanh nghiệp, nhưng bằng cách tập trung cho người tiêu dùng trước, Google đã tạo lập vị trí vững chắc trong thị trường hệ điều hành di động. Với chiến lược đúng đắn đó, Google sẽ sớm đuổi kịp RIM trong khối doanh nghiệp.
Theo ICTnews (eWeek)