Hiện nay có hai loại côn tay được sử dụng cho xe lôi máy là côn khô và côn ướt (ngâm dầu), lực ép được tạo bởi lò xo trụ bố trí xung quanh hoặc lò xo hình đĩa. Tuy nhiên, loại côn ướt sử dụng lò xo ép hình trụ bố trí xung quanh được sử dụng phổ biến. Sự đóng ngắt của côn được thực hiện bằng tay chứ không phải bằng cần số như côn số tự động nên nó cho phép kiểm soát mô-men xoắn tối ưu hơn, tạo sự thú vị và phấn khích cho người điều khiển. Tuy nhiên, với những người mới đi thường mắc phải một số lỗi điều khiển cơ bản khiến bộ côn bị hỏng nhanh hơn.
1, Mòn lá côn Đây là dạng hỏng chủ yếu của loại côn này. Lá côn mòn làm tăng tổn thất năng lượng trên đường truyền lực từ động cơ tới bánh xe dẫn đến xe bị ì, chở nặng kém và nóng máy. Mòn lá côn là hư hỏng phổ biến của côn tay khiến xe bị ì, nóng máy Có hai yếu tố dẫn đến mòn lá côn là thời gian và người sử dụng, trong đó yếu tố thứ 2 là nguyên nhân chủ yếu. Các thao tác điều khiển gây quá tải cho côn như vê côn (chưa nhả hết côn đã tăng ga đột ngột), ép số (chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng), nhả côn đột ngột khiến lá côn bị mòn rất nhanh, thậm chí là cháy côn.
2, Dính côn Việc điều chỉnh tay côn không chính xác gây ra dính côn (bóp hết tay côn nhưng côn vẫn ăn) cũng khiến côn nhanh mòn. Khi đó việc vào số sẽ nặng và khó khăn hơn, tăng tải trọng động và dễ làm hỏng hộp số. Ngoài ra, dính côn cũng khiến xe khó chỉnh garanti, dễ chết máy khi dừng đèn đỏ mà chỉ bóp côn chứ không về số 0. Việc chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ cũng dễ khiến côn đóng không hoàn toàn, gây nên hiện tượng trượt côn khi quá tải, giảm tuổi thọ của lá côn.
3, Côn bị hú Hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân bánh răng sơ cấp (bánh răng trên trục ra của trục khuỷu) và bánh răng thứ cấp của bộ côn có độ rơ do bị mòn. Tiếng hú sẽ tăng dần theo tốc độ vòng tua máy. Để khắc phục hiện tượng côn bị hú có thể xử lý bằng cách thay một hoặc cả hai bánh răng này hoặc có thể là đảo chiều của bánh răng sơ cấp (tuỳ xe). Lưu ý, khi mới thay bánh răng sơ cấp côn vẫn bị hú do hai bánh răng chưa đồng bộ nhưng chạy một thời gian thì hiện tượng này sẽ hết.
4,Nóng máy dấu hiệu tương đối dễ nhận biết khi lá côn mòn là nhiệt độ máy rất cao. Khi bị quá tải, phần năng lượng thất thoát do bị trượt sẽ biến thành nhiệt làm nóng dầu bôi trơn và các chi tiết. Nếu lá côn bị mòn nhiều hoặc bị trơ phần ma sát sẽ làm dầu bôi trơn bị “đốt cháy” nhanh chóng, độ nhớt sẽ giảm nhanh, côn càng bị trượt nhiều. Ngoài ra, các chi tiết như trục cam, xu-páp, xéc-măng và thành xy-lanh không được bôi trơn tốt sẽ rất nhanh hỏng và kêu.
Lời khuyên và cảnh báo
Tuyệt đối không sử dụng dầu nhớt xe ga để thay thế.
- Thay dầu nhớt đúng tiêu chuẩn và định kỳ (một số tiêu chuẩn dầu nhớt có thể dùng cho xe tay côn 4 thì như SAE 20W-50, API SJ, JASO MA hoặc SAE 20W-40, API SF).
- Vị trí số truyền phải phù hợp với tốc độ và tải.
- Không nên tăng tốc đột ngột khi tay côn chưa nhả hết nếu không thực sự cần thiết.
- Hạn chế nhả côn đột ngột và mớm côn (âm côn) khi gặp tắc đường.
1, Mòn lá côn Đây là dạng hỏng chủ yếu của loại côn này. Lá côn mòn làm tăng tổn thất năng lượng trên đường truyền lực từ động cơ tới bánh xe dẫn đến xe bị ì, chở nặng kém và nóng máy. Mòn lá côn là hư hỏng phổ biến của côn tay khiến xe bị ì, nóng máy Có hai yếu tố dẫn đến mòn lá côn là thời gian và người sử dụng, trong đó yếu tố thứ 2 là nguyên nhân chủ yếu. Các thao tác điều khiển gây quá tải cho côn như vê côn (chưa nhả hết côn đã tăng ga đột ngột), ép số (chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng), nhả côn đột ngột khiến lá côn bị mòn rất nhanh, thậm chí là cháy côn.
2, Dính côn Việc điều chỉnh tay côn không chính xác gây ra dính côn (bóp hết tay côn nhưng côn vẫn ăn) cũng khiến côn nhanh mòn. Khi đó việc vào số sẽ nặng và khó khăn hơn, tăng tải trọng động và dễ làm hỏng hộp số. Ngoài ra, dính côn cũng khiến xe khó chỉnh garanti, dễ chết máy khi dừng đèn đỏ mà chỉ bóp côn chứ không về số 0. Việc chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ cũng dễ khiến côn đóng không hoàn toàn, gây nên hiện tượng trượt côn khi quá tải, giảm tuổi thọ của lá côn.
3, Côn bị hú Hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân bánh răng sơ cấp (bánh răng trên trục ra của trục khuỷu) và bánh răng thứ cấp của bộ côn có độ rơ do bị mòn. Tiếng hú sẽ tăng dần theo tốc độ vòng tua máy. Để khắc phục hiện tượng côn bị hú có thể xử lý bằng cách thay một hoặc cả hai bánh răng này hoặc có thể là đảo chiều của bánh răng sơ cấp (tuỳ xe). Lưu ý, khi mới thay bánh răng sơ cấp côn vẫn bị hú do hai bánh răng chưa đồng bộ nhưng chạy một thời gian thì hiện tượng này sẽ hết.
4,Nóng máy dấu hiệu tương đối dễ nhận biết khi lá côn mòn là nhiệt độ máy rất cao. Khi bị quá tải, phần năng lượng thất thoát do bị trượt sẽ biến thành nhiệt làm nóng dầu bôi trơn và các chi tiết. Nếu lá côn bị mòn nhiều hoặc bị trơ phần ma sát sẽ làm dầu bôi trơn bị “đốt cháy” nhanh chóng, độ nhớt sẽ giảm nhanh, côn càng bị trượt nhiều. Ngoài ra, các chi tiết như trục cam, xu-páp, xéc-măng và thành xy-lanh không được bôi trơn tốt sẽ rất nhanh hỏng và kêu.
Lời khuyên và cảnh báo
Tuyệt đối không sử dụng dầu nhớt xe ga để thay thế.
- Thay dầu nhớt đúng tiêu chuẩn và định kỳ (một số tiêu chuẩn dầu nhớt có thể dùng cho xe tay côn 4 thì như SAE 20W-50, API SJ, JASO MA hoặc SAE 20W-40, API SF).
- Vị trí số truyền phải phù hợp với tốc độ và tải.
- Không nên tăng tốc đột ngột khi tay côn chưa nhả hết nếu không thực sự cần thiết.
- Hạn chế nhả côn đột ngột và mớm côn (âm côn) khi gặp tắc đường.