1. Không cái máy nào sửa giống cái nào. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy mình thiếu nhiều linh kiện, box, cáp thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.
(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được điều đó trừ khi chịu đầu tư)
2. Khách hàng sẽ không bao giờ ngó ngàng đến sự giỏi giang của bạn, điều mà họ quan tâm chính là bạn có sửa được điện thoại hỏng của họ không. Do đó, trước khi có được Thương hiệu và được mọi người biết đến thì bạn đừng nên quá cường điệu sự giỏi giang, lành nghề của bản thân mình lên.
(Sự cường điệu quá cao tay nghề của mình sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)
3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành một thợ giỏi nếu không đi học nghề và không biết tiếng Anh. Nhưng khi bạn đã trở thành một thợ giỏi thì không còn ai để ý là bạn không hề đi học và không biết tiếng Anh nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến sự lành nghề hơn là bạn học ở đâu)
4. Khi bạn gặp khó khăn hay phải đền máy thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ phải đền máy nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và đi tìm mua máy để đền)
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi trở thành Admin, Smod, Mod họ từng là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà họ đã phải trả cho sự thành công trong nghề nghiệp.
(Bạn phải có nghĩa vụ tôn trọng đền đáp công ơn với những người đã dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, dạy dỗ cho sự trưởng thành của bạn)
6. Khi đi học nghề, bạn học được cái gì cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra mở cửa hàng thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù làm thuê hay làm mở cửa hàng riêng bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)
7. Khi đi học nghề, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một người thợ luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những người thợ khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và sập tiệm).
8. Khi còn học nghề, lúc gặp khó khăn trong sửa chữa thì có thầy giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía thầy thì bạn đừng nên đi làm sau khi ra nghề. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía thầy thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng đóng cửa hàng, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Khi mình làm chủ cửa hàng sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với khi đi học nghề. Vì khi học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn khi mở cửa hàng riêng bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến túi tiền của bạn và rất nhiều người)
9. Mọi người đều thích đi nhậu, nhưng bạn không nên nhậu nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở cửa hàng mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên nhậu nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc nhậu đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)
10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán thầy là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trên forum và nhờ giúp đỡ. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).
* Đặc Biệt Điều thứ 11.
máy nào làm không được bạn hãy dùng honda box để giải quyết, máy nào làm chết thì mua xác, giữ lại khách hàng, kiếm kèo khác chém lại sau, tuyệt đối bạn không được nói với khách là "em lở làm die máy, em xin đền nguyên máy khác". làm thế khách sẽ mất lòng tin với tay nghề của bạn và mất luôn kèo chém lại, lấy lại những gì đã mất sau này.
Suutam
(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được điều đó trừ khi chịu đầu tư)
2. Khách hàng sẽ không bao giờ ngó ngàng đến sự giỏi giang của bạn, điều mà họ quan tâm chính là bạn có sửa được điện thoại hỏng của họ không. Do đó, trước khi có được Thương hiệu và được mọi người biết đến thì bạn đừng nên quá cường điệu sự giỏi giang, lành nghề của bản thân mình lên.
(Sự cường điệu quá cao tay nghề của mình sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)
3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành một thợ giỏi nếu không đi học nghề và không biết tiếng Anh. Nhưng khi bạn đã trở thành một thợ giỏi thì không còn ai để ý là bạn không hề đi học và không biết tiếng Anh nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến sự lành nghề hơn là bạn học ở đâu)
4. Khi bạn gặp khó khăn hay phải đền máy thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ phải đền máy nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và đi tìm mua máy để đền)
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi trở thành Admin, Smod, Mod họ từng là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà họ đã phải trả cho sự thành công trong nghề nghiệp.
(Bạn phải có nghĩa vụ tôn trọng đền đáp công ơn với những người đã dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, dạy dỗ cho sự trưởng thành của bạn)
6. Khi đi học nghề, bạn học được cái gì cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra mở cửa hàng thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù làm thuê hay làm mở cửa hàng riêng bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)
7. Khi đi học nghề, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một người thợ luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những người thợ khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và sập tiệm).
8. Khi còn học nghề, lúc gặp khó khăn trong sửa chữa thì có thầy giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía thầy thì bạn đừng nên đi làm sau khi ra nghề. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía thầy thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng đóng cửa hàng, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Khi mình làm chủ cửa hàng sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với khi đi học nghề. Vì khi học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn khi mở cửa hàng riêng bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến túi tiền của bạn và rất nhiều người)
9. Mọi người đều thích đi nhậu, nhưng bạn không nên nhậu nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở cửa hàng mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên nhậu nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc nhậu đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)
10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán thầy là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trên forum và nhờ giúp đỡ. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).
* Đặc Biệt Điều thứ 11.
máy nào làm không được bạn hãy dùng honda box để giải quyết, máy nào làm chết thì mua xác, giữ lại khách hàng, kiếm kèo khác chém lại sau, tuyệt đối bạn không được nói với khách là "em lở làm die máy, em xin đền nguyên máy khác". làm thế khách sẽ mất lòng tin với tay nghề của bạn và mất luôn kèo chém lại, lấy lại những gì đã mất sau này.
Suutam