Sao lưu dữ liệu Zenfone mọi trường hợp từ cơ bản đến nâng cao


s3Gt1B9.png


Smartphone, với lịch sử phát triển chưa tròn con số 25 năm, từ một sản phẩm công nghệ cao đến vật dụng không thể thiếu của con người trong thời đại số. Một vật dụng nhỏ bé nhưng đã thay đổi rất lớn cuộc sống đến mức phải lo ngại rằng phải chăng con người đang dần trở nên phụ thuộc vào chính phát minh của mình. Có gì trên chiếc smartphone của bạn? HÌnh ảnh, video kỷ niệm đáng nhớ, những bản nhạc yêu thích, số điện thoại liên lạc với những người thân quen, tin nhắn, đoạn hội thoại với một ai đó... có thể nói smartphone đang từng bước trở thành trung tâm thông tin, dữ liệu của con người. Tuy nhiên, bạn đã biết cách giữ cho các dữ liệu quan trong của mình trỏ nên an toàn hơn chưa? Bài viết sẽ chia sẻ những kinh nghiệm bản thân về sao lưu dữ liệu trên dòng Zenfone của ASUS trong mọi trường hợp kể cả khi thiết bị hư hỏng hệ điều hành, các bạn có thể áp dụng một số cho các dòng điện thoại Android khác nếu thấy phù hợp.

Cần sao lưu những dữ liệu gì trên điện thoại?



Zenfone sử dụng nền tảng Android của Google. Trên hệ thống Android, có 2 loại dữ liệu mà bạn cần quan tâm đó là dữ liệu ứng dụng (app data) và dữ liệu người dùng (user data).


Khi nhắc đến bộ nhớ trong của các thiết bị di động Android, bạn cần hiểu rằng đây là tổng dung lượng của bộ nhớ chứa tất cả thành phần của một hệ điều hành như bootloader (thành phần khởi động đầu tiên), kernel (thành phần tiếp theo trước khi vào hệ điều hành), recovery (thành phần hỗ trợ khôi phục lại hoạt động của hệ điều hành Android), modem (thành phần điều khiển giao tiếp sóng mạng), system (nơi chứa hầu hết hệ thống Android), data ( dữ liệu ứng dụng và người dùng), do vậy mà dung lượng thực để bạn có thể sử dụng để chứa dữ liệu cá nhân luôn thấp hơn mức quảng cáo khá nhiều do dành dung lượng cho các thành phần khác. Các thành phần này đều nằm chung trên một bộ nhớ lưu trữ tuy nhiên đã được phân vùng ,nôm na là tách riêng từng thành phần của hệ thống chứa tại các khu vực đã được giới hạn trên bô nhớ. Nhờ vậy mà những thành phần tối quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống sẽ không bị ảnh hưởng từ tác động của người dùng hay yếu tố bên ngoài. Dữ liệu người dùng và dữ liệu ứng dụng đều được lưu trữ trên cùng một phân vùng /data.


Dữ liệu ứng dụng:Bao gồm hầu hết các dữ liệu được tạo ra bởi ứng dụng hệ thống hoặc các ứng dụng bạn cài đặt vào máy.Lưu trữ toàn bộ tình trạng hoạt động, các thiết lập của ứng dụng ngay tại thời điểm đó. Một ví dụ đơn giản: Bạn đang chơi game Alphast 8 đến map 3 và thu thập được số tiền là $6000 thì ứng dụng sẽ ngay lập tức ghi nhớ những thông tin này vào các tập tin mà ta gọi là dữ liệu ứng dụng để những lần chơi game sau bạn không phải chơi lại từ đầu nữa. Hay những thiết lập cho hàng tá các ứng dụng của máy, chắc hẵn bạn sẽ không muốn cài đặt lại. Bến cạnh đó, bạn không thể sử dụng ứng dụng quản lý tập tin gốc của máy để truy cập đến nơi chứa loại dữ liệu này mà bắt buộc phải dùng các ứng dụng sao lưu hoặc thực hiện theo cách thủ công sẽ nói ở phần sau.


Một số thứ quan trọng thuộc loại dữ liệu ứng dụng trên Zenfone mà bạn sẽ quan tâm:
-Danh bạ số điện thoại, tin nhắn, thông tin cuộc gọi.
-Lịch sử, mật khẩu tải khoản, các thiết lập trình duyệt web.
-Các ghi chú tạo bằng ứng dụng SuperNote và Do IT Later.
-Các sự kiện trong Calendar.
-Báo thức.


Dữ liệu người dùng: Bao gồm các tập tin hình ảnh, video được chụp/quay bằng camera trên thiết bị, các tập tin nhạc, phim, văn bản, apk… mà bạn chép vào thiết bị thông qua các kết nối với bộ nhớ ngoài, bluetooth hoặc tải trực tiếp trên trình duyệt của di động. Nếu bạn dùng ứng dụng quản lý tập tin mặc định của Zenfone thì nơi lưu trữ dữ liệu người dùng được gọi là “bộ nhớ trong”.


IPBSP6h.jpg



Sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn những phương pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu từ cơ bản đến nâng cao, từ những ứng dụng được tích hợp sẵn trong những chiếc Zenfone ngay từ khi xuất xưởng đến công cụ thường chỉ dành cho nhà phát triển hoặc có nhiều kinh nghiệm vọc vạch.


Sao lưu toàn bộ dữ liệu ứng dụng với ASUS Backup:


Yêu cầu:
thiết bị đang trong trạng thái hoạt động bình thường.


Đầu tiên phải nhắc đến một chức năng đã được tích hợp sẵn trên các dòng điện thoại Zenfone mang tên ASUS backup, đây là một công cụ hỗ trợ sao lưu dữ liệu ứng dụng do chính hãng này phát triển. Tất nhiên hiện nay không có gì khó khăn để tìm thấy các công cụ có tính năng tượng tự trên kho ứng dụng Google Play Store, tuy nhiên ASUS backup có khá nhiều ưu điểm nổi bật như hỗ trợ sao lưu đầy đủ dữ liệu ứng dụng như danh bạ, nhật ký cuộc gọi, tin nhắn, ghi chú, báo thức…, người dùng không cần tìm hiểu sử dụng ứng dụng này để sao lưu danh bạ, ứng dụng kia để sao lưu tin nhắn. Nói chung, người dùng ASUS có thể yên tâm với tính năng sao lưu tất cả trong một này. Ngoài ra chức năng này cũng không phân biệt ứng dụng bạn cài đặt vào hệ thống có thông qua kho Google Play Store hay không, so với việc đồng bộ dữ liệu ứng dụng bằng tài khoản Google thì đây là một lợi thế lớn. Bên cạnh đó giao diện sử dụng trực quan, cực kì đơn giản nhưng vẫn chi tiết và đầy đủ thông tin, người dùng có thể dễ dàng trong thao tác sao lưu và phục hồi nhanh chóng.


Một điểm hay nữa là ASUS backup còn cho phép tính năng nén giảm dung lượng file sao lưu hoặc mã hóa mật khẩu để chỉ có chủ nhân dữ liệu mới có quyền truy cập, tránh trường hợp đánh cắp dữ liệu cá nhân như tin nhắn, email… thông qua file sao lưu này. Thêm nữa người dùng cũng được phép chọn lựa chế độ sao lưu file apk của các ứng dụng, với file apk bạn có thể cài đặt trực tiếp ứng dụng mà không cần thông qua kho ứng dụng Google Play Store.


Bạn nên sử dụng tính năng ASUS backup để sao lưu dữ liệu ứng dụng một cách định kì. Rất tiếc là ứng dụng này chưa có khả năng thiết lập lịch biểu sao tự động quá trình sao lưu. Bên cạnh đó, không có tùy chọn lưu trữ trực tuyến cũng là một điểm trừ cực lớn của ứng dụng này


6c1dpvS.jpg



Thực hiện:


Backup:



Để sử dụng tính năng sao lưu từ ASUS, đầu tiên bạn hãy tìm đến ứng dụng có tên ASUS backup, giao diện quản lý ứng dụng khá đơn giản, bạn sẽ thấy 2 mục là backup và restore tương ứng với chức năng sao lưu và phục hồi như đã nói ở trên.


Tại chức năng backup(sao lưu), bạn sẽ thấy ứng dụng trong máy được chia thành 2 phần là “system app data” (dữ liệu ứng dụng hệ thống) và “Installed data” (dữ liệu ứng dụng được cài đặt thêm vào máy). Hãy lần lượt chọn vào từng dữ liệu ứng dụng mà bạn muốn sao lưu, chú ý một số thành phần như danh bạ, tin nhắn, cuộc gọi nhỡ được thể hiện chi tiết nội dung dữ liệu chứ không phải là dung lượng như một số ứng dụng khác.


Sau khi đã lựa chọn các dữ liệu ứng dụng muốn sao lưu, tiếp tục lựa chọn phương thức sao lưu: chỉ dữ liệu, chỉ ứng dụng (là tùy chọn sao lưu cả file apk của ứng dụng, nên sử dụng trong trường hợp bạn muốn lưu lại phiên bản ứng dụng mà mình thấy ổn định hơn các bản nâng cáp), hoặc vừa dữ liệu vừa ứng dụng..


Cuối cùng nhấn vào “start backup”, đặt tên và đặt mật khảu (tùy chọn) cho file sao lưu. Quá trình sao lưu các dữ liệu ứng dụng sẽ diễn ra khá nhanh chóng và được lưu trữ mặc dịnh tại đường dẫn /sdcard/ASUS/ASUSBackup (trên zenfone sdcard chính là bộ nhớ trong).


3xi7IZ8.jpg

Restore:


Cách thức phục hồi dữ liệu bằng ASUS Backup khá đơn giản. Đầu tiên hãy chắc chắn rằng trong thư mục /sdcard/ASUS/ASUSBackup đã có file backup (bạn có thể copy từ chiếc Zen này qua Zen khác cũng được).


Nhấn vào chức năng Restore, tất cả các bản sao lưu có trong thư mục kể trên sẽ được hiển thị bên dưới, sau khi đã chọn được file sao lưu, ứng dụng sẽ liệt kê tất cả các dữ liệu và bạn có thể bỏ bớt các thành phần không cần thiết. Cuối cùng nhấn vào “start restore” là xong.


Pg7OXen.jpg



Ưu điểm:


-Giao diện đơn giản, thao tác dễ sử dụng.
-Hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao như nén giảm dung lượng, đặt mật khẩu bảo mật.
-Hỗ trợ đầy đủ các dữ liệu ứng dụng (danh bạ, tin nhắn…).
-Tốc độ sao lưu và phục hồi đều nhanh chóng
-Có thể sử dụng trên cả những thiết bị khác do đã được đưa lên kho Google Play Store.
-Tự do sao chép file sao lưu đến nhiều bộ nhớ khác nhau để tránh mát dữ liệu quan trọng


Nhược điểm:


-Yêu cầu chạy trong hệ điều hành, hệ thống đang hoạt động bình thường.
-Toàn bộ dữ liệu được nén thành một file duy nhất, không thể tách từng thành phần dữ liệu nếu không dùng chính ứng dụng này.
-Lưu trữ trên bỗ nhớ máy hoặc thẻ kém linh hoạt như trực tuyến.
-Không giói hạn dung lượng từng dữ liệu ứng dụng.


Một số ứng dụng có tính năng tương tự: helium backup, easy backup, titanium backup….


Đưa dữ liệu người dùng lên "đám mây" ASUS Webstorage:


Yêu cầu:
thiết bị đang trong trạng thái hoạt động bình thường và có kết nối mạng khi cần thiết.


4pulBJm.jpg



Như đã nói ở phần trên, dữ liệu ứng dụng khó thao tác thủ công với người dùng bình thường trong khi dữ liệu người dùng thì lại đơn giản hơn rất nhiều. Ví dụ như hình ảnh sau khi chụp xong bạn có thể tự tìm thấy dể dàng trong bộ nhớ. Đồng nghĩa là dữ liệu người dùng không cần một ứng dụng hỗ trợ nào? Thực tế là thế giới smartphone đã phát triển đến mức các dữ liệu người dùng có thể được lưu trữ một cách vừa tự động lại vừa an toàn nhờ các dịch vụ lưu trữ “đám mây” trực tuyến. ASUS cũng đã tích hợp "đám mây" ASUS Webstorage của mình lên những chiếc Zenfone.


Nếu trước đây người ta đã quen với việc sao chép, lưu lại các tập tin hình ảnh , video chụp hoặc quay bằng chiếc điện thoại của mình vào máy tính hoặc một ổ cứng riêng biệt chuyên lưu trữ dữ liệu quan trọng để đảm bảo an toàn cho dữ liệu tránh trường hợp thiết bị hư hỏng hoặc không thể lấy lại do một nguyên nhân nào đó. Giờ đây, chỉ với một vài thao tác đơn giản với chiếc điện thoại của mình, ta đã có thể bỏ qua nhiều thao tác rườm rà kể trên, hình ảnh chụp xong có thể tự động up thẳng lên kho ASUS Webstorage và bạn có thể truy cập đến những dữ liệu này mọi lúc mọi nơi. Tất nhiên ASUS Webstorage cũng có thể upload bất kì dữ liệu nào bạn muốn.


e0m8l4Q.jpg



Ưu điểm:


-Tự động hóa thao tác đồng bộ dữ liệu người dùng.
-Đồng bộ hóa dữ liệu của nhiều thiết bị ASUS.


Nhược điểm:

-Cách thể hiện các chức năng trong ứng dụng khó thao tác.
-Không hỗ trợ sao lưu dữ liệu ứng dụng


Đồng bộ với tài khoản Google:


Yêu cầu:
thiết bị đang trong trạng thái hoạt động bình thường và có kết nối mạng khi cần thiết.


Sử dụng hệ điều hành Android, giống như tất cả các thiết bị có chung nền tảng này, dòng điện thoại Zenfone cũng được thừa hưởng nhiều tính năng và dịch vụ đặc biệt từ gã khủng lồ Google cung cấp. Google tích hợp sẵn khả năng đồng bộ hóa dữ liệu cá nhân của với tài khoản Google Account cụ thể là lên kho lưu trữ trực tuyến Drive. Đây cũng là một công cụ hỗ trợ sao lưu an toàn dữ liệu ứng dụng của bạn khá giống với ứng dụng ASUS Backup tích hợp sẵn như mình đã giới thiệu ở trên, điểm mạnh của phương pháp sao lưu này là gì? Đó là tự động và trực tuyến, đầu là những điểm mà ASUS Backup không có. Thực ra mục đích chính của tính năng này đồng bộ dữ liệu ứng dụng của tất cả các thiết bị có chung nền tảng Android mà cá nhân sở hữu do vậy mà tính linh hoạt có thể kém hơn so với ASUS Backup vì dữ liệu luôn mới nhất, trong khi cách sao lưu kia lại cho phép dữ liệu ở nhiều thời điểm khác nhau.
Đồng bộ Google Account là bạn không cần phải thực hiện các thao tác sao lưu khi cần thiết, mà tính năng này sẽ tự đưa ra lịch trình và tiến hành đưa dữ liệu hiện tại của thiết bi lên tài khoản Google.


s7tenzo.jpg



Thực hiện:
-Như đã nói ở phần trên, đồng bộ Google sẽ được tự động hóa gần như mọi thao tác, tức là vẫn có một số thao tác cần người dùng thực hiện một cách thủ công để đảm bảo tính cá nhân như thiết lâp tài khoản muốn sử dụng để đồng bộ, loại dữ liệu cần đồng bộ hay bạn có muốn chuyển qua chế độ đồng bộ thủ công để giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên hệ thống cho chức năng tự động.
-Đầu tiên là công việc thiết lập tài khoản Google mà bạn muốn sử dụng để đồng bộ, có 2 cách: nếu là lần đầu tiên sử dụng máy hoặc bạn reset factory cho máy thì sau khi khởi động, sẽ có một bước hệ thống hỏi bạn có muốn thêm tài khoản Google có sẳn hoặc tạo tài khoản để thực hiện chức năng đồng bộ hay không. Cách 2 là bạn truy cập thẳng vào menu settings - mục Account (tài khoản) để thêm tài khoản Google.
-Sau một vài bước thiết lập tài khoản sử dụng, tiếp theo bạn có thể lựa chọn các dư liệu muốn đồng bộ. Để tắt chức năng tự động đồng bộ , bạn có thể mở menu quicksetting và tắt Auto-sync.


DTYB6v6.jpg

Ưu điểm:

-Thiết lập sử dụng cực kì đơn giản.
-Tự động hóa gần như mọi thao tác.


Nhược điểm:-
-Phụ thuộc vào tài khoản Google.
-Không hỗ trợ sao lưu dữ liệu ứng dụng cài đặt không thông qua kho Google Play Store.
-Kém linh hoạt khi cần kết nối mạng nếu muốn phục hồi dữ liệu.
-Một số dữ liệu không hỗ trợ sao lưu như tin nhắn, cuộc gọi nhỡ,báo thức...


Sao lưu thủ công với ứng dụng quản lý tập tin:


Các phương pháp trên đều sử dụng các ứng dụng với các thao tác sao lưu dữ liệu một cách tự động hiển nhiên là cực kì tiện dụng cho người dùng rồi nhưng trong trường hợp bạn muốn thực hiên nó theo cách thủ công thì sao. Điểm mạnh của phương pháp này là bạn sẽ hiểu và kiểm soát được hoàn toàn tiến trình backup một dữ liệu bất kì cũng như làm sao khôi phục khi cần thiết. Phương pháp này tuy khó nhưng cực kì linh hoạt và ít phụ thuộc, bạn có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Nếu chiếc Zen của bạn đang hoạt động bình thường có thể dùng một ứng dụng quản lý tập tin bất kì( tất nhiên là không phải ứng dụng ASUS file manager gốc vì không cho phép đọc cả phân vùng data) .Hay khi hệ thống bị hư hỏng dẫn đến không khởi đông được thiết bị, bạn có thể cài đặt TWRP recovery và chức năng File Manager đi kèm để thực hiên dễ dàng.


jPwokQ0.jpg



Thực hiện:
-Khi máy đang hoạt động bình thường, tải một ứng dụng quản lý tập tin trên kho Google Play Store có khả năng đọc phân vùng data. Ở đây mình dùng root explorer.
-Khi máy đang gặp khổi không thể khởi động vào hệ điều hành. Cài đặt TWRP recovery. Sử dụng chức năng mount để mount phân vùng data và file manager để thực hiện việc sao lưu.
-Tại ứng dụng root explorer (hoặc chức năng File Manager của TWRP recovery), đầu tiên trở về đường dẫn root, sau đó truy cập thư mục data (chính là phân vùng /data đã được mount thành thư mục),
-Bạn sẽ thấy một thư mục con cũng có tên "data", đây chính là nơi lưu trữ dữ liệu ứng dụng.
-Lúc này bạn dễ dàng sao chép lại những dữ liệu ứng dụng cần thiết ra nơi an toàn.


Ưu điểm:
-Kiểm soát được mọi thao tác.
-Có thể sử dụng cả khi máy hư hỏng hệ điều hành.


Nhược điểm:
-Tốn thời gian thao tác các công đoạn.
-Không dành cho người có kinh nghiệm vọc vạch.


Sử dụng chức năng backup của TWRP recovery:


Mục tiêu của bài viết là cung cấp đến bạn các phương pháp sao lưu, bảo đảm an toàn cho dữ liệu của bạn trên thiết bị trong mọi trường hợp ngay cả khi máy đang hoạt động bình thường hoặc bỗng dưng máy không thể khởi động lên được, treo màn hình khởi động bootlooop. Trong khi các chức năng trên đều yêu cầu chiếc Zen của bạn phải khởi động vào được hệ điều hành mới có thể thực hiện được, thì đây chính là phương pháp hỗ trợ bạn trong trường hợp đặc biệt do một nguyên nhân nào đó mà khiến hệ thống hệ điều hành bị hư hỏng không thể sử dụng.


Có thể trong trường hợp này một số người hiểu biết tốt về kĩ thuật sẽ nói rằng không cần phải sao lưu phân vùng dữ liệu để làm gì. Chỉ cần flash lại các phân vùng cần thiết như boot và system để sửa chữa hư hỏng của hệ thống, phân vùng /data không cần tác động. Nhưng theo một hướng khác, sẽ có trường hợp phân vùng system bị lỗi nặng, không thể mount được thì đồng nghĩa với không thể nạp rom vào. Trường hợp này bạn có thể chủ động backup phân vùng data, file backup này có thể sử dụng trên một chiếc Zenfone


Thực hiện:


Back up:

-Hãy chắc rằng bạn đã cài đặt recovery TWRP.
-Đưa máy vào chế độ droidboot, tiếp tục vào recovery.
-Tại màn hình chính bạn sẽ thấy 2 chức năng cần dùng là backup và restore.
-Chọn mục “backup” – tiếp tục chọn vào phân vùng Data và kéo con trượt để thực hiện.
-Ngoài ra bạn cũng có thể chọn mục storage để thay đổi nơi lưu trữ bản sao lưu của phân vùng data, nhấn vào “no encryption” để đặt mật khẩu bảo mật dữ liệu.
-Cuối cùng bạn có thể tìm thấy file sao lưu tại đường dẫn /sdcard/TWRP/BACKUPS/ten_thiet_bi (sdcard chính là bộ nhớ trong của máy).


JLeEhpJ.png



Restore:
-Khi cần restore lại toàn bộ dữ liệu cho thiết bị, đầu tiên hãy chắc chắn rằng thư mục /sdcard/TWRP đã có sẵn các file backup từ trước đó, bạn có thể sử dụng chung file backup trên những chiếc Zenfone giống nhau.
-Đưa máy vào chế độ droidboot, tiếp tục vào recovery.
-Chọn chức năng Restore, hệ thống sẽ tìm và liệt kê tất cả file backup bạn đã tạo trước đó.
-Chọn file bạn muốn sử dụng, tiếp tục chọn phân vùng data nếu trước đó bạn có backup nhiều phân vùng khác nữa.
-Kéo con trượt để thực hiện.
-Sau khi hoàn tất khởi động lại máy và sử dụng.


39W2xoG.png


Ưu điểm:

-Chạy trên recovery, không cần khởi động vào hệ điều hành).
-Hỗ trợ chức năng nén giảm dung lượng file sao lưu và bảo mật mật khẩu.


Nhược điểm:
-File sao lưu thường rất lớn.
-Không thể chọn từng ứng dụng hay loại dữ liệu muốn sao lưu.
-Không phân biệt dữ liệu ứng dụng và dữ liệu người dùng.


Dump phân vùng chứa dữ liệu:


Yêu cầu:
Bất kỳ một recovery tùy chỉnh nào để kết nối với ADB tool.


Đây là phương pháp sao lưu dữ liệu cuối cùng mà mình sẽ giới thiệu đến các bạn trong bài viết hôm nay. Tất nhiên tính phức tạp trong thao tác cũng đứng hàng đầu, khá tương tự phương pháp sử dụng TWRP recovery nhưng mạnh mẽ hơn do vậy cũng đòi hỏi người ứng dụng có một chút kinh nghiệm vọc vạch, ít nhất là đã từng thử qua các lệnh adb để can thiệp vào hệ thống của thiết bị.


Phương pháp này sẽ sử dụng trong trường hợp nào: Máy không thể khởi động do hư hỏng phần mềm hệ thống (firmware) nhưng có thể truy cập được vào fastboot cũng như recovery. Đặc biệt phương pháp này không bắt buộc bạn phải sử dụng TWRP recovery. Một số trường hợp đặc biệt như khi truy cập recovery bạn thấy thông báo lỗi không thể mout (mở) phân vùng /data thì lúc này phương pháp sử dụng chức năng backup của TWRP như phần trên là đã vô dụng và bạn bắt buộc phải dùng cách dump phân vùng này để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình trước khi thử thực hiện bất kỳ thao tác sửa chữa nào đó, bởi nếu không cẩn thận phân vùng /data của bạn có thể mất hoàn toàn và bạn cần biết rằng dữ liệu trên các thiết bị hầu như không thể phục hồi.


T6F0K4d.png



Nãy giờ huyên thuyên khá nhiều về phương pháp dump phân vùng, ngay bây giờ mình sẽ giải thích cho các bạn dump là gì? Hiểu một cách nôm na, dump tương tự như việc bạn nén toàn bộ tập tin có trong một phân vùng bất kì vào một file duy nhất, điểm khác biệt là file dump dữ lại nguyên trạng cấu trúc, cách sắp xếp dữ liệu trên phân vùng đó, tương như như một tấm ảnh chụp vậy. Vậy có liên quan gì đến mục đích bài viết, điểm đặc biệt của phương pháp này bạn có thể sử dụng file dump để khôi phục lại nguyên trang dữ liệu trên phân vùng data y hệt như phương pháp backup của TWRP recovery. Nhưng điểm khác nổi bật chính là khi hệ thống không mount được /data thì TWRP recovery cũng không thể tạo file backup trong khi dump thì hoàn toàn có thể. Do vậy, ý tưởng ở đây là bạn nên chủ động làm những gì có thể trước. Ít ra trong khi chưa biết số phận chiếc Zen của bạn sẽ đi về đâu thì bạn vẫn đảm bảo được toàn bộ dữ liệu của mình còn hiện diện ở đây.


Thực hiện:
Dump phân vùng chỉ thực hiện trong trường hợp thật sự cần thiết, chỉ khi nào thiết bị của bạn gặp tình trạng đặc biệt như mình đã nói ở trên và trước khi có thể dump, bạn cần biết phân vùng /data đang nằm ở đâu trong bộ nhớ trong của thiết bị.
-Tải ứng dụng diskinfo miễn phí trên kho ứng dụng Google Play Store như hình bên dưới
-Mở ứng dụng, nhìn vào góc phải trên , nhấn nút menu - setting.
-Chọn vào ô "show partition name".
-Thoát ra màn hình chính của ứng dụng bạn sẽ thấy mục data cùng địa chỉ của phân vùng đó trên bộ nhớ trong, đối với chiếc Zenfone 2 của mình là mmcblk0p19, các dòng Zenfone khác sẽ có địa chỉ khác nhau.
-Bây giờ hãy ghi lại địa chỉ của phân vùng data và có thể bạn sẽ cần sài đến trong trường hợp cần thiết.
Sau đây mình sẽ hướng dẫn tiếp cho các bạn trường hợp máy gặp sự cố như đã miêu tả bên trên.


IzpyQo5.jpg



Khi cần lấy lại dữ liệu:
Sau khi đã biết được địa chỉ của phân vùng chứa dữ liệu trên thiết bị của bạn như hướng dẫn bên trên, bạn có thể sử dụng ADB tool để bát đầu dump phân vùng này.
-Hãy chắc chắn rằng máy đã được cài đặt recovery tùy chỉnh, nếu chưa có phải cài đặt vì recovery gốc không hỗ trợ can thiệp vào hệ thống qua ADB.
-Bạn cũng cần một thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn phân vùng data.
-Bạn có thể sử dụng ADB tool và lệnh dump nhưng ở đây để đơn giản nhất, mình khuyên dùng một ứng dụng có tên Universal Android Flasher, cực kì dễ dàng thao tác cho bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, tải tại đây:forum.xda-developers.com/showthread.php?p=48915118#post48915118
-Cài đặt đầy đủ driver USB và ADB.
-Truy cập vào recovery, kết nối với máy tính, và bật ứng dụng Universal Android Flasher.
-Chuyển qua tab Backup/Restore.
-Nhìn xuống mục "Advanced Partitions Dump", nhập địa chỉ phân vùng data ở ô thứ nhất, tên file backup ở ô thứ 2 sau đó chọn nút Dump để thực hiện.
-File dump sẽ có dạng img được lưu trong thẻ nhớ.
-Và bạn có thể sử dụng chức năng flasher của chính phần mềm này để phục hồi dữ liệu cho phân vùng data với file dump đã tạo.


PgXBkWM.png



Ưu điểm:
-Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là không thể mount phân vùng /data.
-Không cần truy cập vào hệ điều hành Android hoặc recovery TWRP.
-Có thể sử dụng với bất kì recovery tùy chỉnh nào
-Có thể mở tách riêng từng thành phần trong file sao lưu.


Nhược điểm:
-Khó thao tác với người không quen sử dụng.
-Không thể chọn từng ứng dụng hay loại dữ liệu muốn sao lưu.
-File sao lưu thường rất lớn.
 
Sao bạn không hướng dẫn titanium backup nhỉ :) mình thấy nó rất phổ biến bây giờ :)
 
Sao bạn không hướng dẫn titanium backup nhỉ :) mình thấy nó rất phổ biến bây giờ :)
Thật ra cách này ở trên mạng cũng đã giới thiệu rất nhiều :) ở đây mình giới thiệu một số cách được gọi là tương đối tốt so với titanium, dĩ nhiên titanium cũng có những ưu nhược điểm. ta có thể xem thế có ổn ko
 

Thống kê

Chủ đề
102,077
Bài viết
469,629
Thành viên
340,360
Thành viên mới nhất
Thiennghi9696

Bài viết được quan tâm nhiều

Top