vừa đọc các bài báo viết về thị trường lao động hiện nay và cảm thấy rất hoang mang. Thống kê vừa công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu, cử nhân và thạc sĩ chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% (225.500 người).Trong khi số lượng người thất nghiệp nói chung đang có xu hướng giảm, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên không có việc làm lại có xu hướng tăng và trở thành nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong các bậc trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động.tâm lý chung của người dân Việt Nam là thích học đại học và học lên cao, không cần biết có cơ hội xin việc làm hay không. Trong khi đó, nhu cầu của người học lại mâu thuẫn với việc chất lượng đào tạo giáo dục đại học của nước ta.Chất lượng thạc sĩ hiện nay cũng đáng báo động khi có nhiều cử nhân tốt nghiệp ra trường, thất nghiệp, lựa chọn cách học thêm bằng thạc sĩ. học thạc sĩ hiện nay giống “đại học cấp 5” (vì tăng số lượng 1 năm học so với bậc đại học). Chương trình bậc thạc sĩ hiện tại chủ yếu học lý thuyết, chưa có tính thực hành và nghiên cứu sâu.Các ông bà đi làm thì kỹ năng không có, giá trị thấp nhưng lại đòi hỏi công việc phải nhàn hạ, lương cao, tương lai, ổn định. Người ta làm kinh doanh chứ có phải mở doanh trại từ thiện đâu.
Nhiều người đối phó được với vấn đề thất nghiệp thì lại tiếp tục điên đầu với mức lương. Theo quy định, doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng là 3.500.000 đ/ 1 tháng (vùng 1),3.100.000 đồng/tháng, 2.700.000 đồng/tháng (vùng II), 2.400.000 đồng/tháng (vùng III) (Căn cứ Nghị định 122). Mình có 1 bà chị cũng ra trường rồi kiếm việc làm, chị ấy là kỹ sư Sinh, năm đầu chị đi làm lương tháng 3 triệu, năm thứ 2 cũng là 3 triệu, đến năm nay có tiến bộ chút là 3 triệu 7, công việc chị ấy làm ở nông trại, bỏ nhiều chất xám nghiên cứu,chế tạo, thế mà lương còn thua con bạn mình làm nhân viên tư vấn điện thoại 5tr/1 tháng. Như vậy lương của người học ĐH ra làm lao động chất xám lại thấp hơn người trình độ chưa tốt nghiệp cao đẳng thì chúng ta còn phaỉ dày công sức phí tuổi xuân cho ĐH làm gì? như vạy ĐH có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công hay không? và đâu mới là con đường nhanh nhất để đi? học gì làm gì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện nay??? mọi người ai tư vấn giúp mình với!!!
Nhiều người đối phó được với vấn đề thất nghiệp thì lại tiếp tục điên đầu với mức lương. Theo quy định, doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng là 3.500.000 đ/ 1 tháng (vùng 1),3.100.000 đồng/tháng, 2.700.000 đồng/tháng (vùng II), 2.400.000 đồng/tháng (vùng III) (Căn cứ Nghị định 122). Mình có 1 bà chị cũng ra trường rồi kiếm việc làm, chị ấy là kỹ sư Sinh, năm đầu chị đi làm lương tháng 3 triệu, năm thứ 2 cũng là 3 triệu, đến năm nay có tiến bộ chút là 3 triệu 7, công việc chị ấy làm ở nông trại, bỏ nhiều chất xám nghiên cứu,chế tạo, thế mà lương còn thua con bạn mình làm nhân viên tư vấn điện thoại 5tr/1 tháng. Như vậy lương của người học ĐH ra làm lao động chất xám lại thấp hơn người trình độ chưa tốt nghiệp cao đẳng thì chúng ta còn phaỉ dày công sức phí tuổi xuân cho ĐH làm gì? như vạy ĐH có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công hay không? và đâu mới là con đường nhanh nhất để đi? học gì làm gì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện nay??? mọi người ai tư vấn giúp mình với!!!