Quán phở sáng đông nghẹt khách không còn một chỗ trống, có người không tìm được chỗ ngồi đành bê phở đứng chờ để người khác ăn xong rồi thế chỗ. Kỳ lạ thay, lẫn trong tiếng loang choang của bát đĩa, xoong nồi là tiếng chửi xoe xóe của bà chủ mặt đỏ phừng phừng.
Bà ta rủa xả bới móc một cách bài bản, đôi khi rất độc địa và đặc biệt… những lời đó là bà ta chửi khách. Và cứ như vậy, chủ quán thì chửi thật lực, khách thì vẫn “ngoan ngoãn” ngồi ăn… đôi lúc còn “nhoẻn cười” hiền lành. Ở Hà Nội đang tồn tại vô khối những quán ăn kỳ quặc như thế.
Cháo chửi danh bất hư truyền
Xin bắt đầu bằng một đoạn “hội thoại” sau đây tại quán phở sáng trong con hẻm nhỏ trên phố Nguyễn Như Ðổ. “Ôi, cháo ở đây đắt nhỉ, có một bát cỏn con mà bà tính tới 30.000 đồng”, người thanh niên vừa móc ví trả tiền, vừa phàn nàn. Bà chủ quán đang nhanh tay múc cháo cho khách, nghe thế liền khựng lại, đổ toẹt bát cháo vào nồi, quắc mắt thách thức: “Giá cả ở đây thế, ăn không nổi thì biến, đây không thiết”. Người khách giật mình tròn mắt nhìn bà chủ, gương mặt đỏ ửng vì xấu hổ. Anh cự lại, giọng đã bắt đầu gay gắt: “Cháu chỉ nói thế thôi chứ có lằng nhằng tiền nong gì đâu mà bà to tiếng”. Tưởng thế là đã xong, ai ngờ, bà chủ tiếp tục “xả”: “Thế mà còn không lằng nhằng à, nếu anh không có đủ tiền thì tôi cho luôn, lần sau đừng vác mặt đến đây nữa nhé, nhìn lịch sự thế kia hóa ra cũng là đồ giẻ rách”.
Ðến giờ thì anh chàng thực sự “kinh hãi”. Anh trợn mắt định nói một câu gì đó nhưng rồi lại thôi, rút phắt tiền trả rồi đi thẳng. Quán vẫn đông nườm nượp khách vào ra, trật tự và ngăn nắp. Chỉ có tiếng bà chủ già ngồi sau nồi cháo nghi ngút khói cứ luôn miệng nhiếc móc.
Bà Mễ vừa múc cháo cho khách, vừa luôn miệng chửi bới
Các cụ xưa thường dạy rằng, “trời đánh tránh miếng ăn”, nghĩa là dù có thế nào đi chăng nữa thì lúc ăn uống, nên để không khí vui vẻ. Người Hà Nội, với lịch sử lâu đời đã mang trong mình những nét truyền thống tinh hoa của văn hóa ẩm thực. Người ta ăn không phải để no bụng mà ăn uống còn là thú thưởng thức.
Những quán ăn mở ra để phục vụ thực khách thì phải coi trọng và làm cho khách nhớ nhà hàng. Nhưng, ở Hà Nội, đâu đó trên những con phố cổ ngàn năm, những gánh hàng rong vỉa hè đá xanh đang tồn tại một thứ văn hóa ăn uống kỳ lạ: vừa ăn vừa nghe chửi.
Có nhiều “thể loại” chửi đang hàng ngày diễn ra tại những quán ăn kỳ quặc này. Có bà chủ thì chửi nhân viên, có bà lại mắng khách xơi xơi, có bà lại thích chửi đổng, chẳng nhằm vào ai…
Vừa rà xe máy đến quán cháo trên phố Nhà Thờ mà nhiều người vẫn kháo nhau rằng: “Có bà chủ chửi hay nhất Hà Nội”, tôi đã phải nghe những lời rủa xả của bà với anh chàng trót chê bát cháo đắt. Tôi rụt rè hỏi: “Ðể xe ở đâu được hả bà?”. Bà chủ vẫn chăm chăm vào bát cháo, nói như quát: “Chỗ để xe chỉ có thế thôi, muốn để đâu thì để, nếu không còn chỗ thì để lên mái nhà này này”.
Vừa dựa vào chiếc ghế nhựa, tôi như dựng người dậy bởi tiếng quát: “Anh kia, ăn gì thì gọi rồi bê vào chứ, định bắt người ta hầu tận mồm à”. Ðến giờ thì tôi thực sự hoảng vì cung cách phục vụ có một không hai này. Mấy người khách vào sau hỏi menu món ăn liền bị bà chủ “dằn mặt”: “Ở đây già tôi chỉ có mỗi cháo gà thôi, ăn được thì ăn, không ăn được thì bước”.
Tôi run rẩy bê chát cháo, miệng im thít không dám nói nửa lời, thỉnh thoảng lại giật mình thon thót tiếng chửi mắng choang choác vang lên. Có người vô ý vứt giấy ăn xuống sàn, bà “xỉa” ngay: “Trông người thì có văn hóa mà sao vô văn hóa nhỉ”. Người nào ăn chậm, ngồi lâu uống trà, bà nhắc ngay: “Ăn mỗi bát cháo mà ngồi lâu thế, định mọc rễ ở đó à”.
Có cô gái trẻ ăn vận lịch sự bước vào, khi ăn xong gọi tiếp hai xuất nữa mang về. Cô dặn thêm: “Bà cho nhạt đi một chút, hôm trước hơi mặn ạ”. Bà chủ nghe thế, ngửa mặt, trợn mắt: “Mồm cô làm sao thế, trăm vạn người ăn có ai kêu ca gì đâu mà cô kêu mặn, nếu không ăn được thì lần sau đừng vác mặt đến nữa nhé”. Cô gái còn đang lúng búng định giải thích thì bà chủ đổ toẹt luôn hai bát cháo vào nồi: “Thôi, tôi không bán nữa, bán cho cô có ngày tôi sập tiệm”.
Chửi cứ chửi, ăn vẫn ăn
Bà chủ kiêu căng, tục tĩu như thế nhưng điều kỳ lạ là khách khứa vẫn nườm nượp vào ra, giờ cao điểm không có chỗ ngồi, khách phải bê ghế nhựa ngồi tràn ra vỉa hè, ngay sát mép cống.
Chị Thùy, nhà ở đường Phan Ðình Phùng thì thầm kể: “Lần đầu tiên vào ăn quán này, tôi suýt sặc vì nghe những lời nhiếc móc, xúc xiểm. Nhưng ăn ở đây vừa ngon vừa rẻ lại gần nhà nên hay tiện đường ghé vào, lâu dần trở thành quen, giờ thì vô cảm rồi. Bà ta chửi ai thì chửi, miễn đừng đụng đến mình là được”.
Nhiều người hiếu kỳ, muốn được tận mắt chứng kiến kiểu ăn uống quái gở này, nhưng họ đã không chịu nổi nhiệt, ăn một lần rồi thề không bao giờ quay lại. Có người mới ăn lần đầu, “choáng nặng” trước cung cách phục vụ nên cự lại. Bà chủ được thể, chửi càng hăng, càng tục. Khách cũng chẳng vừa, lôi hết vốn liếng đáp lại. Có nhiều hôm, quán ăn ồn ã tiếng cãi vã như vỡ chợ.
Chị Hòa, con cái cả của bà Mễ cũng đã ngoài 40 tuổi. Chị cũng nối nghiệp gia đình, mở một quán bán cháo gà gia truyền gần đó. Chị kể: “Mẹ tôi quê gốc Nam Ðịnh, lấy chồng rồi theo chồng lên đây sinh cơ lập nghiệp. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, quán cháo gà bây giờ chỉ là gánh hàng rong vỉa hè gần cổng chợ Ðồng Xuân. Hồi đó, cuộc sống chưa no đủ như bây giờ, món cháo gà vỉa hè giá rẻ ấy trở thành đặc sản của dân lao động ngoại tỉnh”.
Bà Mễ tục tằn, bộc trực theo kiểu nông dân, gặp đâu chửi đó, lại chửi rất tục, có bài hẳn hoi nhưng chửi xong quên ngay. Những người đến ăn cháo đều là dân lao động nghèo khó, quen vạ vật nên bạ đâu ngồi đó, ăn chịu rồi quỵt tiền triền miên. Bà Mễ chửi nhiều thành quen miệng. Bây giờ ngoài món cháo chính, khách hàng còn được khuyến mại thêm “món chửi”.
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa, gánh cháo gà thời ấy đã trở thành một địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều người. Có thời điểm khách đến đông quá, bà Mễ đành văng tục để đuổi bớt khách đi. Khách chẳng những không đi mà lại càng đông hơn, bà Mễ chửi bới lại càng hăng máu hơn.
Có lần, bà Mễ chửi phải đám thanh niên côn đồ, chúng chửi lại không nổi liền cầm gạch đá đập vỡ hết bát đĩa, tủ hàng. Chị Hòa kể: “Chúng còn đánh bà phải nằm viện mất mấy tuần. Sau lần đó, tưởng bà hãi quá mà bỏ thói quen chửi khách nhưng bà vẫn chứng nào tật đó”.
Biến tướng món ăn kỳ quặc
Chẳng hiểu về nguyên do gì, món chửi này cũng manh nha hình thành, rồi biến tướng quái dị ở một số quán phở, bún, cháo đêm ở Hà Nội. Từ quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên, phở đêm Cầu Giấy, phở Bát Ðàn, cháo Nguyễn Như Ðổ. Họ chửi tục tĩu hơn, vô văn hóa hơn và ngày càng đông khách hơn. Những kiểu chửi này tạo thành một thứ mốt để hút khách, làm cho khách nhớ mà quay lại. Họ phát hiện ra một quy luật ngược đời: “Lượng khách vì bị nghe chửi mà bỏ quán ít hơn nhiều lượng khách bị nghe chửi nhưng vẫn mặt dày quay lại”.
Ðể giảm bớt sức nóng cho khách, nhiều chủ quán quay sang chửi nhân viên. Quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên là một dạng như thế. Chủ quán mặt bóng nhẫy, tầm 50 tuổi, quê gốc Hà Tây cũ. Mấy cháu nhân viên dáng vẻ quê mùa sau mỗi câu chửi của bà chủ thì quắn chân lên mà chạy, không dám cãi một lời.
Tôi có may mắn được chứng kiến nhiều lần kiểu “trị” nhân viên. Một bận, chẳng hiểu có việc gì mà một cô bé đến muộn, bà chủ gọi lại, cầm con dao bầu “chém gió” trước mặt, miệng năm miệng mười: “Mày ở nhà chôn bố mày hay sao mà giờ mới vác thớt đến. Không làm nữa thì biến, đừng để tao ngứa mắt”. Con bé cúi mặt cun cút đi bê phở.
Chạy chậm một chút để khách giục là bà hét tướng lên: “Con chết đâm chết chém kia, mày ăn phải cái gì mà ì ra đó, sao lúc giai gọi thì mày chạy nhanh thế hả con”.
Khuôn mặt bà chủ góc cạnh, tiếng chửi nghe đến chói tai. Tranh thủ lúc vãn khách tôi hỏi một bé gái chừng 15 tuổi, khuôn mặt đen nhẻm đang hí húi rửa bát: “Bà chủ chửi ghê thế, sao không kiếm chỗ khác làm hả cháu”. Câu trả lời của nó làm tôi bất ngờ: “Bà ấy cố tình chửi thế để khách nghe cho vui thôi, bọn cháu nghe mãi quen rồi”.
Tôi ngẩn người suy nghĩ: “Mấy đứa nhân viên nhà quê nghèo khổ kia đang trở thành công cụ cho cái thú ẩm thực kinh dị của rất nhiều người”.
Cùng nhau bài trừ
Nhẹ nhàng hơn những kiểu chửi bới, lăng mạ ấy, nhiều quán ăn hiện nay thấy mình đông khách, có uy tín một chút là quay ra kiêu căng, thái độ với khách rất khó chịu. Khách ăn uống trả tiền đàng hoàng, nhưng có cảm giác như thể phải đi xin ăn. Họ cằn nhằn, văng tục với nhau ngay trước mặt những cụ già lớn tuổi.
Nói về những quán ăn với những chiêu hút khách kiểu “hạ tiện” nêu trên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, một người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hà Nội cho biết: “Những quán ăn này manh nha phát triển tại Hà Nội mấy năm nay. Những kiểu quán ăn như thế rất vô văn hóa, không chấp nhận được. Dù thế nào đi nữa thì với một quán ăn, khách chính là ân nhân, đem lợi nhuận cho chủ quán, đáng lẽ họ phải tri ân khách phục vụ khách tốt hơn để lần sau còn quay lại”.
Ðáng tiếc là nhiều người vì ham rẻ, vì tò mò, vì văn hóa ăn uống còn hạn chế nên vô tình cổ xúy cho những kiểu ăn uống này. Ðiều đó gây nên ấn tượng xấu cho khách khứa bốn phương về thăm Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Vinh Phúc, chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay. Chỉ cần lượng khách giảm đi, túi tiền bị ảnh hưởng thì chắc chắn họ sẽ phải hành xử có văn hóa hơn.
Bà ta rủa xả bới móc một cách bài bản, đôi khi rất độc địa và đặc biệt… những lời đó là bà ta chửi khách. Và cứ như vậy, chủ quán thì chửi thật lực, khách thì vẫn “ngoan ngoãn” ngồi ăn… đôi lúc còn “nhoẻn cười” hiền lành. Ở Hà Nội đang tồn tại vô khối những quán ăn kỳ quặc như thế.
Cháo chửi danh bất hư truyền
Xin bắt đầu bằng một đoạn “hội thoại” sau đây tại quán phở sáng trong con hẻm nhỏ trên phố Nguyễn Như Ðổ. “Ôi, cháo ở đây đắt nhỉ, có một bát cỏn con mà bà tính tới 30.000 đồng”, người thanh niên vừa móc ví trả tiền, vừa phàn nàn. Bà chủ quán đang nhanh tay múc cháo cho khách, nghe thế liền khựng lại, đổ toẹt bát cháo vào nồi, quắc mắt thách thức: “Giá cả ở đây thế, ăn không nổi thì biến, đây không thiết”. Người khách giật mình tròn mắt nhìn bà chủ, gương mặt đỏ ửng vì xấu hổ. Anh cự lại, giọng đã bắt đầu gay gắt: “Cháu chỉ nói thế thôi chứ có lằng nhằng tiền nong gì đâu mà bà to tiếng”. Tưởng thế là đã xong, ai ngờ, bà chủ tiếp tục “xả”: “Thế mà còn không lằng nhằng à, nếu anh không có đủ tiền thì tôi cho luôn, lần sau đừng vác mặt đến đây nữa nhé, nhìn lịch sự thế kia hóa ra cũng là đồ giẻ rách”.
Ðến giờ thì anh chàng thực sự “kinh hãi”. Anh trợn mắt định nói một câu gì đó nhưng rồi lại thôi, rút phắt tiền trả rồi đi thẳng. Quán vẫn đông nườm nượp khách vào ra, trật tự và ngăn nắp. Chỉ có tiếng bà chủ già ngồi sau nồi cháo nghi ngút khói cứ luôn miệng nhiếc móc.
Bà Mễ vừa múc cháo cho khách, vừa luôn miệng chửi bới
Những quán ăn mở ra để phục vụ thực khách thì phải coi trọng và làm cho khách nhớ nhà hàng. Nhưng, ở Hà Nội, đâu đó trên những con phố cổ ngàn năm, những gánh hàng rong vỉa hè đá xanh đang tồn tại một thứ văn hóa ăn uống kỳ lạ: vừa ăn vừa nghe chửi.
Có nhiều “thể loại” chửi đang hàng ngày diễn ra tại những quán ăn kỳ quặc này. Có bà chủ thì chửi nhân viên, có bà lại mắng khách xơi xơi, có bà lại thích chửi đổng, chẳng nhằm vào ai…
Vừa rà xe máy đến quán cháo trên phố Nhà Thờ mà nhiều người vẫn kháo nhau rằng: “Có bà chủ chửi hay nhất Hà Nội”, tôi đã phải nghe những lời rủa xả của bà với anh chàng trót chê bát cháo đắt. Tôi rụt rè hỏi: “Ðể xe ở đâu được hả bà?”. Bà chủ vẫn chăm chăm vào bát cháo, nói như quát: “Chỗ để xe chỉ có thế thôi, muốn để đâu thì để, nếu không còn chỗ thì để lên mái nhà này này”.
Vừa dựa vào chiếc ghế nhựa, tôi như dựng người dậy bởi tiếng quát: “Anh kia, ăn gì thì gọi rồi bê vào chứ, định bắt người ta hầu tận mồm à”. Ðến giờ thì tôi thực sự hoảng vì cung cách phục vụ có một không hai này. Mấy người khách vào sau hỏi menu món ăn liền bị bà chủ “dằn mặt”: “Ở đây già tôi chỉ có mỗi cháo gà thôi, ăn được thì ăn, không ăn được thì bước”.
Tôi run rẩy bê chát cháo, miệng im thít không dám nói nửa lời, thỉnh thoảng lại giật mình thon thót tiếng chửi mắng choang choác vang lên. Có người vô ý vứt giấy ăn xuống sàn, bà “xỉa” ngay: “Trông người thì có văn hóa mà sao vô văn hóa nhỉ”. Người nào ăn chậm, ngồi lâu uống trà, bà nhắc ngay: “Ăn mỗi bát cháo mà ngồi lâu thế, định mọc rễ ở đó à”.
Có cô gái trẻ ăn vận lịch sự bước vào, khi ăn xong gọi tiếp hai xuất nữa mang về. Cô dặn thêm: “Bà cho nhạt đi một chút, hôm trước hơi mặn ạ”. Bà chủ nghe thế, ngửa mặt, trợn mắt: “Mồm cô làm sao thế, trăm vạn người ăn có ai kêu ca gì đâu mà cô kêu mặn, nếu không ăn được thì lần sau đừng vác mặt đến nữa nhé”. Cô gái còn đang lúng búng định giải thích thì bà chủ đổ toẹt luôn hai bát cháo vào nồi: “Thôi, tôi không bán nữa, bán cho cô có ngày tôi sập tiệm”.
Chửi cứ chửi, ăn vẫn ăn
Bà chủ kiêu căng, tục tĩu như thế nhưng điều kỳ lạ là khách khứa vẫn nườm nượp vào ra, giờ cao điểm không có chỗ ngồi, khách phải bê ghế nhựa ngồi tràn ra vỉa hè, ngay sát mép cống.
Chị Thùy, nhà ở đường Phan Ðình Phùng thì thầm kể: “Lần đầu tiên vào ăn quán này, tôi suýt sặc vì nghe những lời nhiếc móc, xúc xiểm. Nhưng ăn ở đây vừa ngon vừa rẻ lại gần nhà nên hay tiện đường ghé vào, lâu dần trở thành quen, giờ thì vô cảm rồi. Bà ta chửi ai thì chửi, miễn đừng đụng đến mình là được”.
Nhiều người hiếu kỳ, muốn được tận mắt chứng kiến kiểu ăn uống quái gở này, nhưng họ đã không chịu nổi nhiệt, ăn một lần rồi thề không bao giờ quay lại. Có người mới ăn lần đầu, “choáng nặng” trước cung cách phục vụ nên cự lại. Bà chủ được thể, chửi càng hăng, càng tục. Khách cũng chẳng vừa, lôi hết vốn liếng đáp lại. Có nhiều hôm, quán ăn ồn ã tiếng cãi vã như vỡ chợ.
Chị Hòa, con cái cả của bà Mễ cũng đã ngoài 40 tuổi. Chị cũng nối nghiệp gia đình, mở một quán bán cháo gà gia truyền gần đó. Chị kể: “Mẹ tôi quê gốc Nam Ðịnh, lấy chồng rồi theo chồng lên đây sinh cơ lập nghiệp. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, quán cháo gà bây giờ chỉ là gánh hàng rong vỉa hè gần cổng chợ Ðồng Xuân. Hồi đó, cuộc sống chưa no đủ như bây giờ, món cháo gà vỉa hè giá rẻ ấy trở thành đặc sản của dân lao động ngoại tỉnh”.
Bà Mễ tục tằn, bộc trực theo kiểu nông dân, gặp đâu chửi đó, lại chửi rất tục, có bài hẳn hoi nhưng chửi xong quên ngay. Những người đến ăn cháo đều là dân lao động nghèo khó, quen vạ vật nên bạ đâu ngồi đó, ăn chịu rồi quỵt tiền triền miên. Bà Mễ chửi nhiều thành quen miệng. Bây giờ ngoài món cháo chính, khách hàng còn được khuyến mại thêm “món chửi”.
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa, gánh cháo gà thời ấy đã trở thành một địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều người. Có thời điểm khách đến đông quá, bà Mễ đành văng tục để đuổi bớt khách đi. Khách chẳng những không đi mà lại càng đông hơn, bà Mễ chửi bới lại càng hăng máu hơn.
Có lần, bà Mễ chửi phải đám thanh niên côn đồ, chúng chửi lại không nổi liền cầm gạch đá đập vỡ hết bát đĩa, tủ hàng. Chị Hòa kể: “Chúng còn đánh bà phải nằm viện mất mấy tuần. Sau lần đó, tưởng bà hãi quá mà bỏ thói quen chửi khách nhưng bà vẫn chứng nào tật đó”.
Biến tướng món ăn kỳ quặc
Chẳng hiểu về nguyên do gì, món chửi này cũng manh nha hình thành, rồi biến tướng quái dị ở một số quán phở, bún, cháo đêm ở Hà Nội. Từ quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên, phở đêm Cầu Giấy, phở Bát Ðàn, cháo Nguyễn Như Ðổ. Họ chửi tục tĩu hơn, vô văn hóa hơn và ngày càng đông khách hơn. Những kiểu chửi này tạo thành một thứ mốt để hút khách, làm cho khách nhớ mà quay lại. Họ phát hiện ra một quy luật ngược đời: “Lượng khách vì bị nghe chửi mà bỏ quán ít hơn nhiều lượng khách bị nghe chửi nhưng vẫn mặt dày quay lại”.
Ðể giảm bớt sức nóng cho khách, nhiều chủ quán quay sang chửi nhân viên. Quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên là một dạng như thế. Chủ quán mặt bóng nhẫy, tầm 50 tuổi, quê gốc Hà Tây cũ. Mấy cháu nhân viên dáng vẻ quê mùa sau mỗi câu chửi của bà chủ thì quắn chân lên mà chạy, không dám cãi một lời.
Tôi có may mắn được chứng kiến nhiều lần kiểu “trị” nhân viên. Một bận, chẳng hiểu có việc gì mà một cô bé đến muộn, bà chủ gọi lại, cầm con dao bầu “chém gió” trước mặt, miệng năm miệng mười: “Mày ở nhà chôn bố mày hay sao mà giờ mới vác thớt đến. Không làm nữa thì biến, đừng để tao ngứa mắt”. Con bé cúi mặt cun cút đi bê phở.
Chạy chậm một chút để khách giục là bà hét tướng lên: “Con chết đâm chết chém kia, mày ăn phải cái gì mà ì ra đó, sao lúc giai gọi thì mày chạy nhanh thế hả con”.
Khuôn mặt bà chủ góc cạnh, tiếng chửi nghe đến chói tai. Tranh thủ lúc vãn khách tôi hỏi một bé gái chừng 15 tuổi, khuôn mặt đen nhẻm đang hí húi rửa bát: “Bà chủ chửi ghê thế, sao không kiếm chỗ khác làm hả cháu”. Câu trả lời của nó làm tôi bất ngờ: “Bà ấy cố tình chửi thế để khách nghe cho vui thôi, bọn cháu nghe mãi quen rồi”.
Tôi ngẩn người suy nghĩ: “Mấy đứa nhân viên nhà quê nghèo khổ kia đang trở thành công cụ cho cái thú ẩm thực kinh dị của rất nhiều người”.
Cùng nhau bài trừ
Nhẹ nhàng hơn những kiểu chửi bới, lăng mạ ấy, nhiều quán ăn hiện nay thấy mình đông khách, có uy tín một chút là quay ra kiêu căng, thái độ với khách rất khó chịu. Khách ăn uống trả tiền đàng hoàng, nhưng có cảm giác như thể phải đi xin ăn. Họ cằn nhằn, văng tục với nhau ngay trước mặt những cụ già lớn tuổi.
Nói về những quán ăn với những chiêu hút khách kiểu “hạ tiện” nêu trên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, một người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hà Nội cho biết: “Những quán ăn này manh nha phát triển tại Hà Nội mấy năm nay. Những kiểu quán ăn như thế rất vô văn hóa, không chấp nhận được. Dù thế nào đi nữa thì với một quán ăn, khách chính là ân nhân, đem lợi nhuận cho chủ quán, đáng lẽ họ phải tri ân khách phục vụ khách tốt hơn để lần sau còn quay lại”.
Ðáng tiếc là nhiều người vì ham rẻ, vì tò mò, vì văn hóa ăn uống còn hạn chế nên vô tình cổ xúy cho những kiểu ăn uống này. Ðiều đó gây nên ấn tượng xấu cho khách khứa bốn phương về thăm Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Vinh Phúc, chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay. Chỉ cần lượng khách giảm đi, túi tiền bị ảnh hưởng thì chắc chắn họ sẽ phải hành xử có văn hóa hơn.
(theo TTVHN)