Bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó có thể xuất hiện sau khi bị ốm nặng (sốt rét, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết...), sau sẩy thai, sinh đẻ, sau chấn thương lớn, mất máu. Thường tóc thưa đều, hơi khô, xơ xác, khi cơ thể hồi phục nó sẽ mọc lại.
Các yếu tố cơ lý hóa (uốn tóc bằng lược, sức nóng, nhuộm, uốn tóc bằng hóa chất, chải tóc quá nhiều bằng lược cứng, căng kéo xoắn bện quá chặt...) cũng làm sợi tóc bị biến dạng, gãy rụng.
Trong rụng tóc pelade, vùng da đầu có một hay nhiều đám rụng tóc hình tròn, đường kính vài cm, da nhẵn trắng trông giống như sẹo, có khi các đám liên kết thành dải, vằn vèo "thể rắn bò", một số trường hợp có thể rụng nhẵn toàn bộ da đầu, thậm chí rụng cả lông mày, lông nách, lông mi. Loại này thường liên quan yếu tố căng thẳng thần kinh.
Rụng tóc do nấm (chủng microsporum, trichophyton) khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học đường, lây từ người sang người do dùng chung lược, mũ hoặc lây từ súc vật (chó, mèo) sang người do ôm, bế. Biểu hiện là da đầu có đám mảng viêm đỏ, có vảy trắng, tóc bị phạt gãy, chân tóc còn lại cách da đầu từ vài mm đến 1-2 cm hoặc chỉ còn chấm đen, có khi chân tóc được bao bởi lớp vảy trắng như bị "nhúng trong bột". Có thể xác định bằng soi nấm, cấy nấm, điều trị bằng bôi kem nizoral, uống ketoconazol.
Bệnh rụng tóc da dầu (còn gọi rụng tóc liên quan androgen hay chứng hói tiến triển) thường do di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu, làm nang tóc giảm kích thước, dần dần teo và rụng. Loại này gặp ở nam nhiều hơn nữ, nam 30-40 tuổi trở lên, nữ xuất hiện muộn hơn (40% bị ở tuổi 60-70). Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán, tạo thành hình lượn sóng chữ M, sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên (trán và đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương hai bên và gáy vẫn còn tóc. Điều trị bằng xịt dung dịch minoxidil và tốt nhất là cấy tóc (hair transplantation). Lấy từng khóm tóc nhỏ vùng thái dương, gáy chẩm của người đó cấy lên vùng rụng tóc.
Rụng tóc do tật nhổ tóc hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Họ thường nhổ tóc vùng trán phía trước và hai bên thái dương làm tóc nham nhở không đều, chỗ mọc tốt xen kẽ chỗ thưa. Có khi bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, có cảm giác thúc giục không thể cưỡng lại và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.
Người bị giang mai giai đoạn 2 (3 tháng sau khi nhiễm bệnh trở đi) cũng bị rụng tóc kiểu "rừng thưa", tóc rụng nham nhở không đều hai bên thái dương như gián nhấm. Điều trị khỏi bệnh giang mai, tóc sẽ mọc lại.
Bệnh rụng tóc chuỗi hạt (monilethrix) liên quan đến yếu tố di truyền, gặp cả ở nam và nữ, thường xuất hiện từ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên. Thân tóc có đoạn co nhỏ lại, có đoạn dày phình to ra một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc, tóc bị gãy đứt đoạn. Da dầu, tóc thưa bị gãy, rụng trông như hói, da đầu phủ đầy tóc ngắn, dày sừng nang lông nên trông xù xì, thô ráp.
Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh da khác có đám tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da... gây nên rụng tóc vùng đó, như lupút đỏ mạn dạng đĩa, viêm nang lông trụi tóc, nấm tóc loại kerion, xơ cứng bì khu trú, bệnh muxin nang lông, ung thư tế bào đáy...
Rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị rụng tóc, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định thể bệnh và có cách điều trị đúng đắn nhất.
Các yếu tố cơ lý hóa (uốn tóc bằng lược, sức nóng, nhuộm, uốn tóc bằng hóa chất, chải tóc quá nhiều bằng lược cứng, căng kéo xoắn bện quá chặt...) cũng làm sợi tóc bị biến dạng, gãy rụng.
Trong rụng tóc pelade, vùng da đầu có một hay nhiều đám rụng tóc hình tròn, đường kính vài cm, da nhẵn trắng trông giống như sẹo, có khi các đám liên kết thành dải, vằn vèo "thể rắn bò", một số trường hợp có thể rụng nhẵn toàn bộ da đầu, thậm chí rụng cả lông mày, lông nách, lông mi. Loại này thường liên quan yếu tố căng thẳng thần kinh.
Rụng tóc do nấm (chủng microsporum, trichophyton) khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học đường, lây từ người sang người do dùng chung lược, mũ hoặc lây từ súc vật (chó, mèo) sang người do ôm, bế. Biểu hiện là da đầu có đám mảng viêm đỏ, có vảy trắng, tóc bị phạt gãy, chân tóc còn lại cách da đầu từ vài mm đến 1-2 cm hoặc chỉ còn chấm đen, có khi chân tóc được bao bởi lớp vảy trắng như bị "nhúng trong bột". Có thể xác định bằng soi nấm, cấy nấm, điều trị bằng bôi kem nizoral, uống ketoconazol.
Bệnh rụng tóc da dầu (còn gọi rụng tóc liên quan androgen hay chứng hói tiến triển) thường do di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu, làm nang tóc giảm kích thước, dần dần teo và rụng. Loại này gặp ở nam nhiều hơn nữ, nam 30-40 tuổi trở lên, nữ xuất hiện muộn hơn (40% bị ở tuổi 60-70). Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán, tạo thành hình lượn sóng chữ M, sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên (trán và đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương hai bên và gáy vẫn còn tóc. Điều trị bằng xịt dung dịch minoxidil và tốt nhất là cấy tóc (hair transplantation). Lấy từng khóm tóc nhỏ vùng thái dương, gáy chẩm của người đó cấy lên vùng rụng tóc.
Rụng tóc do tật nhổ tóc hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Họ thường nhổ tóc vùng trán phía trước và hai bên thái dương làm tóc nham nhở không đều, chỗ mọc tốt xen kẽ chỗ thưa. Có khi bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, có cảm giác thúc giục không thể cưỡng lại và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.
Người bị giang mai giai đoạn 2 (3 tháng sau khi nhiễm bệnh trở đi) cũng bị rụng tóc kiểu "rừng thưa", tóc rụng nham nhở không đều hai bên thái dương như gián nhấm. Điều trị khỏi bệnh giang mai, tóc sẽ mọc lại.
Bệnh rụng tóc chuỗi hạt (monilethrix) liên quan đến yếu tố di truyền, gặp cả ở nam và nữ, thường xuất hiện từ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên. Thân tóc có đoạn co nhỏ lại, có đoạn dày phình to ra một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc, tóc bị gãy đứt đoạn. Da dầu, tóc thưa bị gãy, rụng trông như hói, da đầu phủ đầy tóc ngắn, dày sừng nang lông nên trông xù xì, thô ráp.
Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh da khác có đám tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da... gây nên rụng tóc vùng đó, như lupút đỏ mạn dạng đĩa, viêm nang lông trụi tóc, nấm tóc loại kerion, xơ cứng bì khu trú, bệnh muxin nang lông, ung thư tế bào đáy...
Rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị rụng tóc, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định thể bệnh và có cách điều trị đúng đắn nhất.
BS Bùi Khánh Duy, Sức Khỏe & Đời Sống