Năm 2017 thực sự là một thời điểm chứng kiến sự bùng nổ của việc tiếp cận các cỗ máy với khả năng hiển thị ở độ phân giải 4K. Điều này được thể hiện một cách rõ nét nhất trong hàng loạt những chiếc máy tính phục vụ cho nhu cầu chơi game khi mà card đồ họa có một sự cải tiến hoàn toàn trong việc đảm bảo khả năng tương thích tốt trong việc tái hiện hình ảnh 4K lên màn hình, chưa kể đến háng ta những chiếc màn hình 4K hay TV ngày càng được nhiều hãng công nghệ khác nhau trình làng ra thị trường toàn cầu. Quay trở lại chỉ khoảng chưa đầy 3 năm trước đây, việc xây dựng một chiếc máy chơi game đáp ứng được nhu cầu hiển thị 4K gần như là một cái gì đó quá xa xỉ khi mà công nghệ này còn tương đối mới khiến bạn tiêu tốn cả trăm triệu đồng trong việc xây dựng nó là điều không hề khó khăn. Tuy nhiên với sự mở rộng của công nghệ và tính phổ biến của nó, thì cũng đồng nghĩa bạn cũng có nhiều lựa chọn hơn trong vấn đề này và mức giá cũng trở nên dễ chịu hơn trước rất nhiều. Và nếu bạn đang muốn đầu tư một thiết bị như thế, ở thời điểm này hoàn toàn là phù hợp. Thế nhưng với những linh kiện đa dạng như hiện nay, thì lựa chọn và xây dựng chúng như thế nào là hiệu quả cũng như đảm bảo một hiệu năng cân bằng nhất trong từng thành phần, nhất là khi mà cỗ máy đó được giới hạn mức chi phí chỉ khoảng 40 triệu trở lại không hơn không kém?
Vi xử lí
Là một thành phần mang tính cơ bản, thế nhưng vi xử lí đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc quyết định tới toàn bộ hiệu năng của cỗ máy PC mà bạn muốn xây dựng như một bộ não trung tâm, và chính vì thế mà chẳng có lí do gì để phải đắn đo trong việc lựa chọn một dòng sản phẩm hàng đầu trong việc tạo dựng một dàn máy mang tính giải trí cao với độ phân giải 4K cả. Ở thời điểm hiện tại, sự lựa chọn đến từ phiên bản mới nhất của Intel như Kaby Lake i7-7700K với xung nhịp cơ bản 4.2GHz và có thể tự động tăng tốc lên 4.5GHz hoàn toàn là xứng đáng. Với Kaby Lake, thì vi xử lí này có thể hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu về phần cứng của các tựa game ít nhất trong giai đoạn từ 2 – 3 năm tới hoặc hơn tùy thuộc thực tế vào sự ứng dụng công nghệ phát triển trò chơi của từng hãng, bên cạnh những tính năng độc đáo mang tính đặc trưng vốn được phát triển trong việc định hướng khả năng đáp ứng những dàn máy chuyên dụng. Một trong những tính năng được nhắc đến là khả năng ép xung bằng tay trên dòng vi xử lí K cho phép người dùng có thể tự động mở rộng hiệu năng của nó ngay cả khi Intel đã ứng dụng Turbo Boost để ép xung an toàn trong trường hợp cần thiết. Và hiện nay, một Intel i7-7700K nguyên kiện được phân phối với mức giá tham khảo dao động trong khoảng 8 đến 8.5 triệu đồng
Card đồ họa
Nếu vi xử lí đóng vai trò bộ não trong việc phân phối và thực hiện các thuật toán của hệ thống, vì card đồ họa lại đáp ứng công việc này trong khả năng xử lí hình ảnh và hiển thị chúng ra các màn hình tương ứng, và nó đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc phối hợp nhịp nhàng với bộ não để mang lại một hiệu năng tối ưu cũng như hình ảnh bắt mắt và có độ phân giải cao nhất. Trong vấn đề này, thật chẳng có gì phải ngần ngại và cân nhắc quá nhiều khi một phiên bản hàng đầu với kiến trúc Pascal mới nhất của NVIDIA như GTX 1080 được ra mắt vào tháng 5 năm 2016 lại bị bỏ qua khỏi danh sách ứng cử viên tiềm năng cho vấn đề này. Với GTX 1080, việc xử lí hình ảnh ở độ phân giải 4K cũng như công nghệ thực tế ảo VR hoàn toàn không phải là một vấn đề gì quá lớn lao. Hiện nay, NVIDIA GTX 1080 được sản xuất và phân phối bởi nhiều hãng phần cứng khác nhau, bao gồm Asus, Zotac, MSI, Gigabyte, hay EVGA, nhưng nếu được, thì Gigabyte GTX 1080 G1 Gaming vẫn là một sự lựa chọn mang tính vượt trội hơn hẳn với hệ thống 3 quạt tản nhiệt độc lập được đặt dọc trên toàn bộ thiết bị giúp card đồ họa giữ một nhiệt độ ổn định ở mức thấp hơn ngay cả khi xử lí các tác vụ nặng và từ đó giúp cải thiện phần nào tuổi thọ sản phẩm hơn so với những phiên bản còn lại trên thị trường. Trong khi đó, bạn quan tâm đến hiệu năng nhiều hơn và mong muốn khả năng hoạt động hết công suất của chiếc card này thì phiên bản đến từ MSI với hệ thống ép xung MSI Afterburner cũng không hề tồi một chút nào
Giá tham khảo: 16,500,000 đồng
RAM
Với sự phát triển của các công nghệ làm game đã đẩy mức yêu cầu phần cứng của nó cao hơn so với thời kì khoảng 2 – 3 năm trước đây, vì thế mà thật không khó để có thể nhìn thấy mức RAM tối thiểu để đáp ứng cho phần lớn những tựa game mới nhất đã ở mức 8GB, và nếu bạn muốn một hiệu năng tối ưu thì 16GB rõ ràng là một dung lượng cần để có thể thực hiện điều này. Ở vấn đề lựa chọn RAM, thì một sự lựa chọn gợi ý như Corsair Vengeance 16GB DDR4 với xung nhịp 3000MHz rõ ràng là một cái gì đó ấn tượng với công nghệ mới cũng như tốc độ xử lí thuộc hàng khủng hiện nay. Với những tín đồ của PC hay với các game thủ chuyên nghiệp thì Corsair Vengeance là một cái tên đáng tin cậy, và vì thế mà chẳng có lí do gì chúng ta không lựa chọn nó cho một cỗ máy thực thụ đáp ứng cho nhu cầu chơi game
Giá tham khảo: 4,000,000 đồng
Case máy tính
Nhắc đến case, đó là một sự đa dạng trong lĩnh vực PC mà chúng ta có thể tìm thấy cũng như chọn lựa. Hiện nay, thật không khó để có thể lựa chọn một cái case phù hợp cho dàn máy của mình, từ một hệ thống hoàn toàn xây dựng từ kính cường lực với đèn RGB nhấp nháy, hay khung nhôm bắt mắt. Tuy nhiên với một mức kinh phí chỉ gói gọn trong một khoảng nhất định cũng như chúng ta tập trung nhiều hơn trong việc tối ưu hiệu năng, thì việc lựa chọn case không hẳn là một vấn đề đáng để dành hết chi phí đầu tư vào nó. Thay vào đó, một chiếc case như Corsair Carbide Series SPEC-ALPHA Mid-tower hay các sản phẩm tương tự là đã quá đủ cho chúng ta với thiết kế cách điệu ấn tượng, chất liệu cứng cáp và đủ không gian cũng như các khay kết nối để chúng ta có thể lắp ráp một cách đầy đủ các linh kiện vào bên trong mà không gặp quá nhiều trở ngại gì
Giá tham khảo: 1,600,000 đồng
Bo mạch chủ
Trong khi các sản phẩm như vi xử lí, card đồ họa, RAM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu năng của toàn bộ thiết bị, thì bo mạch chủ lại là thành phần được gắn đầu tiên vào trong từng dàn máy và nó đảm bảo khả năng tích hợp của tất cả các thành phần khác và kết nối chúng với nhau để từng linh kiện đơn lẻ độc lập kia có thể cùng nhau hoạt động để đem đến những gì tuyệt vời nhất cho người dùng. Bởi vì vi xử lí Intel i7-7700K là một phiên bản cho phép người dùng thực hiện ép xung, vì thế mà một lựa chọn về bo mạch chủ hỗ trợ các tính năng liên quan đến vấn đề ép xung rõ ràng là vô cùng cần thiết. Và trong số nhiều những cái tên hiện nay, MSI170A Gaming M5 là một cái tên sáng giá với mức giá thành không quá đắt, nhưng bù lại, nó phù hợp với thiết kế chân của vi xử lí cũng như cung cấp một cách đầy đủ các tính năng cần thiết trong việc xây dựng cỗ máy theo định hướng ban đầu
Giá tham khảo: 4,800,000 đồng
Nguồn cung cấp
Đừng bao giờ đánh giá quá thấp tầm quan trọng của một bộ nguồn cung cấp như nhiều người vốn thường mắc phải khi hỏi về vấn đề này. Trên thực tế, nó mang một tầm quan trọng tương đương với tất cả những thành phần đã được đề cập đến ở trên đây, cũng như tất cả các thành phần trong việc xây dựng một cỗ máy PC đúng nghĩa. Đúng như tên gọi của mình, nguồn cung cấp có tác dụng nhận nguồn điện từ hệ thống điện trực tiếp trong nhà chúng ta và chuyển đổi chúng trước khi cung cấp đến cho tất cả các thành phần khác và giúp chúng có thể hoạt động được, và đương nhiên nếu không có nguồn cung cấp, PC không thể nào là một PC. Việc lựa chọn nguồn cung cấp có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí, trong đó, quan trọng nhất vẫn là công suất ngõ ra, hiệu suất sử dụng và nhà sản xuất thiết bị. EVGA là một trong những cái tên được biết đến nhất trong việc cung cấp các bộ nguồn dành riêng cho PC và cũng là cái tên được nhiều người dùng tin tưởng nhất không chỉ bởi vì chất lượng, mà còn nằm ở sự chăm sóc tận tình dành cho từng khách hàng mỗi khi họ có vấn đề thắc mắc. Với hiệu suất cao lên đến 85% đồng nghĩa với việc mà nguồn điện sẽ được cung cấp một cách đầy đủ tới các linh kiện mà không gây suy hao quá nhiều. Với việc sử dụng một hệ thống với xung nhịp lớn và khả năng ép xung mạnh mẽ cho cả vi xử lí lẫn card đồ họa thì một phiên bản với công suất 600W là một sự lựa chọn mang tính gợi ý và điều này tùy thuộc vào việc liệu bạn có nâng cấp thêm gì trong đó nữa hay không mà lựa chọn các bộ nguồn lớn hơn hay giữ nguyên công suất này.
Giá tham khảo: 1,100,000 đồng
Ổ cứng lưu trữ
Khi mà chúng ta đang ở trong thời kì 2017 với một cấu hình được gọi là đáp ứng tốt cho nhu cầu chơi game ở một độ phân giải cao như 4K thì không thể nào thiếu đi một công cụ lưu trữ như SSD được. Tuy nhiên nếu chọn hoàn toàn SSD thì điều này sẽ là một vấn đề nan giải bởi SSD hiện nay vẫn có dung lượng lưu trữ khá giới hạn chưa kể mức giá thành cho toàn bộ dung lượng lưu trữ ở SSD sẽ đắt hơn rất nhiều so với HDD. Vì thế mà một sự lựa chọn khôn ngoan mang tính kết hợp giữa SSD và HDD sẽ đảm bảo đủ khả năng tài chính ở tổng chi phí đưa ra ban đầu nhưng vẫn đáp ứng được các nhu cầu trong mặt hiệu năng tổng thể. Trong đó, SSD sẽ là ổ cứng được sử dụng dành riêng trong việc lưu trữ toàn bộ hệ điều hành Windows hoạt động trong việc tối ưu nền tảng, và HDD lại thoải mái hơn trong việc cài đặt các trò chơi khi mà cơ bản, nó không cần một tốc độ tải quá cao cũng như không truy xuất quá nhiều như các tập tin của hệ điều hành. Về cơ bản, một ổ cứng SSD với dung lượng 120GB như SanDisk SSD PLUS 120GB SATA đã là khá đủ với một hệ điều hành, và nếu bạn muốn thoải mái hơn cũng như có sự dư dả trong khả năng đầu tư thì một sự mở rộng lên 256GB hoàn toàn là có thể để nó không quá chật chội với các tập tin phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của Windows. Bên cạnh đó với HDD, thì Western Digital 1TB Caviar Blue SATA 6Gb/s 7200rpm là đáp ứng tốt với tốc độ và dung lượng cao đủ cho các game đình đám nhất vẫn thoải mái để lưu trữ
Hệ thống tản nhiệt
Với một Intel i7-7700K hoạt động ở xung nhịp cao cộng thêm khả năng ép xung thì việc nhiệt lượng tỏa ra từ linh kiện này hoàn toàn có thể đủ nóng để làm hư hại nó trong khoảng thời gian hoạt động dài nếu như không có các biện pháp làm mát phù hợp. Mặc dù là có hẳn một bộ tản nhiệt gốc đi kèm nhưng trên thực tế đã chứng minh rằng nó chưa bao giờ là đủ để thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình và điều này vẫn khiến vi xử lí nóng lên, dù rằng thời gian có thể giãn ra đôi chút. Chính vì thế mà một sự lựa chọn thay thế tốt hơn đến từ các nhà sản xuất thứ 3 vẫn là cái gì đó khó có thể bỏ qua trong việc mong muốn vi xử lí vẫn mát ngay cả khi đã được ép xung như là một sự đầu tư trong việc gia tăng tuổi thọ sản phẩm. Và đương nhiên nhắc đến tản nhiệt, sẽ rất khó để bỏ qua một cái tên truyền thống như Cooler Master cùng sản phẩm Hyper 212 EVO của mình. Với mức giá chưa đến 600 ngàn, thế nhưng Cooler Master Hyper 212 EVO hoàn toàn là một cái tên đáng mua với khả năng đáp ứng được một sự đa dạng các dòng vi xử lí lớn nhỏ hiện nay, và trên thực tế, nó là một sản phẩm khá hời cho người dùng lựa chọn
Bàn phím và chuột
Bàn phím và chuột là một công cụ không thể thiếu với một chiếc PC trong việc giao tiếp giữa người dùng với thiết bị, chưa kể nó còn quan trọng hơn đối với một cỗ máy phục vụ cho nhu cầu chơi game. Với một sự bùng nổ của việc tích hợp đèn LED và rồi đèn RGB lên sản phẩm, mà chúng ta không còn quá nhiều sự lựa chọn đến từ một sản phẩm không đèn LED như một cách cắt giảm chi phí nữa. Vì thế mà việc lựa chọn một bộ chuột và bàn phím với mức giá tốt và có cả đèn RGB rõ ràng là một vấn đề chẳng mấy dễ dàng gì. Dù vậy thì chúng ta vẫn có một vài ứng cử viên có thể đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng và giá thành mà điển hình như G213 Prodigy Gaming Keyboard, và mặc dù đây không hẳn là một bàn phím cơ nhưng nó có những ưu điểm vượt trội hơn so với các bàn phím cao su bình thường. Với một hành trình phím tốt lên đến 4mm cùng với thiết kế có giá đỡ kê tay đã phần nào tạo cho người dùng một cảm giác nhấn khác biệt hơn để họ nhận biết được chính xác là mình đã nhấn hay thao tác hay chưa
Và trong vấn đề chuột chơi game, thì một lần nữa chúng ta tiếp tục đặt sự tin tưởng vào Logitech với sự lựa chọn dành cho G303 Daedalus Apex Performance Edition. Với những dòng sản phẩm chất lượng trải dài trên nhiều phân khúc thì chẳng có lí do gì để loại đi một em chuột mang nhiều tiềm năng như thế. Mặc dù là sản phẩm có giá thành rẻ nhưng mắt đọc quang học của Logitech luôn nhận được nhiều sự đánh giá cao trong độ chính xác, độ nhạy cũng như dải DPI rộng từ 200-12000 mà người dùng có thể chuyển đổi các mức một cách dễ dàng thông qua vài nút bấm đề phù hợp nhất với từng trường hợp sử dụng cụ thể cho các tác vụ khác nhau của mình, và đặc biệt hơn, đây là sự kết hợp bắt mắt trên bàn giải trí của bạn cùng với G213 Prodigy Gaming Keyboard khi G303 Daedalus Apex Performance Edition cũng có hệ thống đèn RGB có thể tùy chỉnh độ sáng và màu sắc được
Xây dựng hệ thống với các linh kiện đã lựa chọn
Trong bài viết này sẽ không thể nào đưa ra được cách xây dựng cũng như kết nối một cách cặn kẽ và chi tiết nhất đối với từng bộ phận, mà thay vào đó chỉ là các bước tổng quan trong việc kết hợp tất cả các linh kiện đơn lẻ thành một khối hoàn chỉnh trước khi cài đặt hệ điều hành và sử dụng chúng. Chính vì thế mà nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc thao tác liên quan đến lĩnh vực này, thì tốt nhất, bạn hãy nhờ một trợ lí hay một người có kinh nghiệm trong việc lắp ráp PC nhằm tránh gây hư hại không đáng có với các thành phần linh kiện với các chân có phần khá dễ bị hư hại nếu như thao tác không đúng
Thiết lập bo mạch chủ
Với nhiều người, họ thường cố định bo mạch chủ vào trong case máy tính trước khi lắp ráp các linh kiện các lên trên đó. Thế nhưng trên thực tế, điều này lại gây khó khăn hơn trong việc lắp ráp vi xử lí, tản nhiệt, RAM, card đồ họa khi mà bạn sẽ bị hạn chế tầm nhìn cũng như sự vướng víu từ các case vô tình khiến cho việc kết nối trở nên khó khăn hơn. Và vì thế mà mình khuyến cáo các bạn nên thực hiện lắp ráp các thành phần cơ bản của các linh kiện lên bo mạch chủ trước khi gắn nó cố định vào case sẽ dễ dàng hơn rất nhiều lần
Trước hết, chúng ta cần phải tích hợp vi xử lí lên bo mạch chủ. Trên các bo mạch chủ hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm được vị trí dùng để lắp vi xử lí với một thiết kế riêng biệt trên một khay hình vuông với nắp giữ ở phía trên. Bạn chỉ cần mở nắp giữ này ra, sau đó đặt vi xử lí nhẹ nhàng ăn khớp các chân của nó với hệ thống kết nối trên bo mạch chủ cũng như chiều lắp đặt theo chiều mũi tên được quy định sẵn trước khi đóng nắp giữ trên bo mạch chủ để cố định linh kiện này trên đó
Kế đến, chúng ta sẽ lắp đặt các thanh RAM vào các vị trí tương ứng của nó nằm gần ngay bên cạnh vị trí thao tác với vi xử lí. Với Corsair Vengeance là một sản phẩm với một cặp thanh RAM thì chúng ta có thể đặt chúng trên khe cắm thứ 1 và thứ 3, hay tùy chọn trên khe cắm thứ 2 và thứ 4
Cuối cùng là việc gắn hệ thống tản nhiệt dành cho chính vi xử lí ngay trên linh kiện này thông qua khay kết nối cũng như hệ thống ốc vít tương ứng đi kèm. Và sau khi đã gắn tản nhiệt, thì bạn sẽ chuyển qua kết nối dây nguồn của tản nhiệt với chân cắm tương ứng có thể tìm thấy ngay trên bo mạch chủ gần vị trí của CPU để nó có thể hoạt động mỗi khi có nguồn cung cấp giúp thổi bớt phần nào nhiệt lượng mà vi xử lí tỏa ra để ra bên ngoài
Và trước khi mà cố định bo mạch chủ lên case, hãy kiểm tra lần cuối rằng các cổng giao tiếp ngoại vi đã nằm đúng với vị trí khe của mình trên case hay chưa, và nếu chưa, hãy di chuyển sao cho ăn khớp bởi đây sẽ là nơi mà bạn thường thao tác nhiều nhất trong việc kết nối hàng tá những thiết bị như bàn phím, chuột, tai nghe, USB trong việc giao tiếp với chính PC của mình
Kết nối các linh kiện còn lại
Một khi đã gắn các linh kiện chính lên trên bo mạch chủ cũng như thiết lập một cách cố định phần bo mạch này lên trên case, thì việc tiếp theo cần làm trong việc lắp ráp PC là kết nối các linh kiện còn lại vào hệ thống. Nhưng trước hết, nếu bạn sử dụng case như Corsair Carbide SPEC-ALPHA thì nó đã được thiết kế sẵn quạt tản nhiệt với cáp kết nối ngay trên thân vỏ máy. Và chúng ta nên kết nối cáp với các vị trí tương ứng trên bo mạch chủ để cấp nguồn cho quạt tản nhiệt chung cho toàn hệ thống trước khi tiến đến các bước tiếp theo với các linh kiện khác
Việc lắp đặt SSD và HDD là công việc tiếp theo mà chúng ta nên làm. Thật sự thì công việc này không quá khó khi mà ổ cứng HDD tiêu chuẩn của Western Digital đã có thể nhanh chóng lắp đặt trên khay dành cho ổ cứng được thiết kế trực tiếp ngay trên case, trong khi với ổ SSD cũng sẽ có khay riêng tương ứng 2.5” nằm trên cùng cho phân vùng ổ cứng và sau khi lắp đặt cố định vị trí hoàn tất, chúng ta sẽ kết nối cáp giao tiếp chuẩn SATA của từng ổ cứng với cáp tương ứng trên bo mạch chủ
Kế đến chúng ta sẽ gắn card đồ họa GTX 1080 lên bo mạch chủ. Để làm điều này, trước tiên chúng ta cần tháo phần che của khe cắm PCIe nằm ở mặt sau của case thông qua dụng cụ và sau đó chúng ta có thể gắn trực tiếp card đồ họa lên các khe này với thao tác đơn giản như làm với RAM
Và cuối cùng là chúng ta sẽ cần cấp nguồn dành cho toàn bộ hệ thống thông qua gắn bộ nguồn vào phần dưới của case. Trong đó EVGA 600 B1 PSU có khá nhiều dây nối cung cấp nguồn. Trong đó cổng kết nối với 20+4 chân sẽ được gắn lên bo mạch chủ như là trung tâm chia điện áp cho tất cả các thành phần của hệ thống. Trong khi đó với riêng card đồ họa, chúng ta sẽ cung cấp trực tiếp thông qua cổng kết nối 8 chân tương ứng, và sử dụng cổng 8 chân còn lại dành cho bộ vi xử lí. Và cuối cùng, ngay cả SSD cũng như HDD cũng cần thao tác này nhưng là với cáp SATA kết nối đến bộ nguồn
Và đó là tất cả những gì mà bạn cần làm trước khi làm các công việc cuối đơn giản hơn như là kết nối chuột và bàn phím thông qua cổng USB hay màn hình lên cổng tương ứng nữa mà thôi. Sau đó thực hiện việc cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống từ nguồn điện trong nhà và cài đặt Windows cùng các thành phần liên quan là chiếc máy tính đã sẵn sàng phục vụ cho các nhu cầu giải trí mà chủ yếu là game với độ phân giải 4K ấn tượng
Theo BeeBom
Vi xử lí
Là một thành phần mang tính cơ bản, thế nhưng vi xử lí đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc quyết định tới toàn bộ hiệu năng của cỗ máy PC mà bạn muốn xây dựng như một bộ não trung tâm, và chính vì thế mà chẳng có lí do gì để phải đắn đo trong việc lựa chọn một dòng sản phẩm hàng đầu trong việc tạo dựng một dàn máy mang tính giải trí cao với độ phân giải 4K cả. Ở thời điểm hiện tại, sự lựa chọn đến từ phiên bản mới nhất của Intel như Kaby Lake i7-7700K với xung nhịp cơ bản 4.2GHz và có thể tự động tăng tốc lên 4.5GHz hoàn toàn là xứng đáng. Với Kaby Lake, thì vi xử lí này có thể hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu về phần cứng của các tựa game ít nhất trong giai đoạn từ 2 – 3 năm tới hoặc hơn tùy thuộc thực tế vào sự ứng dụng công nghệ phát triển trò chơi của từng hãng, bên cạnh những tính năng độc đáo mang tính đặc trưng vốn được phát triển trong việc định hướng khả năng đáp ứng những dàn máy chuyên dụng. Một trong những tính năng được nhắc đến là khả năng ép xung bằng tay trên dòng vi xử lí K cho phép người dùng có thể tự động mở rộng hiệu năng của nó ngay cả khi Intel đã ứng dụng Turbo Boost để ép xung an toàn trong trường hợp cần thiết. Và hiện nay, một Intel i7-7700K nguyên kiện được phân phối với mức giá tham khảo dao động trong khoảng 8 đến 8.5 triệu đồng
Card đồ họa
Nếu vi xử lí đóng vai trò bộ não trong việc phân phối và thực hiện các thuật toán của hệ thống, vì card đồ họa lại đáp ứng công việc này trong khả năng xử lí hình ảnh và hiển thị chúng ra các màn hình tương ứng, và nó đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc phối hợp nhịp nhàng với bộ não để mang lại một hiệu năng tối ưu cũng như hình ảnh bắt mắt và có độ phân giải cao nhất. Trong vấn đề này, thật chẳng có gì phải ngần ngại và cân nhắc quá nhiều khi một phiên bản hàng đầu với kiến trúc Pascal mới nhất của NVIDIA như GTX 1080 được ra mắt vào tháng 5 năm 2016 lại bị bỏ qua khỏi danh sách ứng cử viên tiềm năng cho vấn đề này. Với GTX 1080, việc xử lí hình ảnh ở độ phân giải 4K cũng như công nghệ thực tế ảo VR hoàn toàn không phải là một vấn đề gì quá lớn lao. Hiện nay, NVIDIA GTX 1080 được sản xuất và phân phối bởi nhiều hãng phần cứng khác nhau, bao gồm Asus, Zotac, MSI, Gigabyte, hay EVGA, nhưng nếu được, thì Gigabyte GTX 1080 G1 Gaming vẫn là một sự lựa chọn mang tính vượt trội hơn hẳn với hệ thống 3 quạt tản nhiệt độc lập được đặt dọc trên toàn bộ thiết bị giúp card đồ họa giữ một nhiệt độ ổn định ở mức thấp hơn ngay cả khi xử lí các tác vụ nặng và từ đó giúp cải thiện phần nào tuổi thọ sản phẩm hơn so với những phiên bản còn lại trên thị trường. Trong khi đó, bạn quan tâm đến hiệu năng nhiều hơn và mong muốn khả năng hoạt động hết công suất của chiếc card này thì phiên bản đến từ MSI với hệ thống ép xung MSI Afterburner cũng không hề tồi một chút nào
Giá tham khảo: 16,500,000 đồng
RAM
Với sự phát triển của các công nghệ làm game đã đẩy mức yêu cầu phần cứng của nó cao hơn so với thời kì khoảng 2 – 3 năm trước đây, vì thế mà thật không khó để có thể nhìn thấy mức RAM tối thiểu để đáp ứng cho phần lớn những tựa game mới nhất đã ở mức 8GB, và nếu bạn muốn một hiệu năng tối ưu thì 16GB rõ ràng là một dung lượng cần để có thể thực hiện điều này. Ở vấn đề lựa chọn RAM, thì một sự lựa chọn gợi ý như Corsair Vengeance 16GB DDR4 với xung nhịp 3000MHz rõ ràng là một cái gì đó ấn tượng với công nghệ mới cũng như tốc độ xử lí thuộc hàng khủng hiện nay. Với những tín đồ của PC hay với các game thủ chuyên nghiệp thì Corsair Vengeance là một cái tên đáng tin cậy, và vì thế mà chẳng có lí do gì chúng ta không lựa chọn nó cho một cỗ máy thực thụ đáp ứng cho nhu cầu chơi game
Giá tham khảo: 4,000,000 đồng
Case máy tính
Nhắc đến case, đó là một sự đa dạng trong lĩnh vực PC mà chúng ta có thể tìm thấy cũng như chọn lựa. Hiện nay, thật không khó để có thể lựa chọn một cái case phù hợp cho dàn máy của mình, từ một hệ thống hoàn toàn xây dựng từ kính cường lực với đèn RGB nhấp nháy, hay khung nhôm bắt mắt. Tuy nhiên với một mức kinh phí chỉ gói gọn trong một khoảng nhất định cũng như chúng ta tập trung nhiều hơn trong việc tối ưu hiệu năng, thì việc lựa chọn case không hẳn là một vấn đề đáng để dành hết chi phí đầu tư vào nó. Thay vào đó, một chiếc case như Corsair Carbide Series SPEC-ALPHA Mid-tower hay các sản phẩm tương tự là đã quá đủ cho chúng ta với thiết kế cách điệu ấn tượng, chất liệu cứng cáp và đủ không gian cũng như các khay kết nối để chúng ta có thể lắp ráp một cách đầy đủ các linh kiện vào bên trong mà không gặp quá nhiều trở ngại gì
Giá tham khảo: 1,600,000 đồng
Bo mạch chủ
Trong khi các sản phẩm như vi xử lí, card đồ họa, RAM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu năng của toàn bộ thiết bị, thì bo mạch chủ lại là thành phần được gắn đầu tiên vào trong từng dàn máy và nó đảm bảo khả năng tích hợp của tất cả các thành phần khác và kết nối chúng với nhau để từng linh kiện đơn lẻ độc lập kia có thể cùng nhau hoạt động để đem đến những gì tuyệt vời nhất cho người dùng. Bởi vì vi xử lí Intel i7-7700K là một phiên bản cho phép người dùng thực hiện ép xung, vì thế mà một lựa chọn về bo mạch chủ hỗ trợ các tính năng liên quan đến vấn đề ép xung rõ ràng là vô cùng cần thiết. Và trong số nhiều những cái tên hiện nay, MSI170A Gaming M5 là một cái tên sáng giá với mức giá thành không quá đắt, nhưng bù lại, nó phù hợp với thiết kế chân của vi xử lí cũng như cung cấp một cách đầy đủ các tính năng cần thiết trong việc xây dựng cỗ máy theo định hướng ban đầu
Giá tham khảo: 4,800,000 đồng
Nguồn cung cấp
Đừng bao giờ đánh giá quá thấp tầm quan trọng của một bộ nguồn cung cấp như nhiều người vốn thường mắc phải khi hỏi về vấn đề này. Trên thực tế, nó mang một tầm quan trọng tương đương với tất cả những thành phần đã được đề cập đến ở trên đây, cũng như tất cả các thành phần trong việc xây dựng một cỗ máy PC đúng nghĩa. Đúng như tên gọi của mình, nguồn cung cấp có tác dụng nhận nguồn điện từ hệ thống điện trực tiếp trong nhà chúng ta và chuyển đổi chúng trước khi cung cấp đến cho tất cả các thành phần khác và giúp chúng có thể hoạt động được, và đương nhiên nếu không có nguồn cung cấp, PC không thể nào là một PC. Việc lựa chọn nguồn cung cấp có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí, trong đó, quan trọng nhất vẫn là công suất ngõ ra, hiệu suất sử dụng và nhà sản xuất thiết bị. EVGA là một trong những cái tên được biết đến nhất trong việc cung cấp các bộ nguồn dành riêng cho PC và cũng là cái tên được nhiều người dùng tin tưởng nhất không chỉ bởi vì chất lượng, mà còn nằm ở sự chăm sóc tận tình dành cho từng khách hàng mỗi khi họ có vấn đề thắc mắc. Với hiệu suất cao lên đến 85% đồng nghĩa với việc mà nguồn điện sẽ được cung cấp một cách đầy đủ tới các linh kiện mà không gây suy hao quá nhiều. Với việc sử dụng một hệ thống với xung nhịp lớn và khả năng ép xung mạnh mẽ cho cả vi xử lí lẫn card đồ họa thì một phiên bản với công suất 600W là một sự lựa chọn mang tính gợi ý và điều này tùy thuộc vào việc liệu bạn có nâng cấp thêm gì trong đó nữa hay không mà lựa chọn các bộ nguồn lớn hơn hay giữ nguyên công suất này.
Giá tham khảo: 1,100,000 đồng
Ổ cứng lưu trữ
Khi mà chúng ta đang ở trong thời kì 2017 với một cấu hình được gọi là đáp ứng tốt cho nhu cầu chơi game ở một độ phân giải cao như 4K thì không thể nào thiếu đi một công cụ lưu trữ như SSD được. Tuy nhiên nếu chọn hoàn toàn SSD thì điều này sẽ là một vấn đề nan giải bởi SSD hiện nay vẫn có dung lượng lưu trữ khá giới hạn chưa kể mức giá thành cho toàn bộ dung lượng lưu trữ ở SSD sẽ đắt hơn rất nhiều so với HDD. Vì thế mà một sự lựa chọn khôn ngoan mang tính kết hợp giữa SSD và HDD sẽ đảm bảo đủ khả năng tài chính ở tổng chi phí đưa ra ban đầu nhưng vẫn đáp ứng được các nhu cầu trong mặt hiệu năng tổng thể. Trong đó, SSD sẽ là ổ cứng được sử dụng dành riêng trong việc lưu trữ toàn bộ hệ điều hành Windows hoạt động trong việc tối ưu nền tảng, và HDD lại thoải mái hơn trong việc cài đặt các trò chơi khi mà cơ bản, nó không cần một tốc độ tải quá cao cũng như không truy xuất quá nhiều như các tập tin của hệ điều hành. Về cơ bản, một ổ cứng SSD với dung lượng 120GB như SanDisk SSD PLUS 120GB SATA đã là khá đủ với một hệ điều hành, và nếu bạn muốn thoải mái hơn cũng như có sự dư dả trong khả năng đầu tư thì một sự mở rộng lên 256GB hoàn toàn là có thể để nó không quá chật chội với các tập tin phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của Windows. Bên cạnh đó với HDD, thì Western Digital 1TB Caviar Blue SATA 6Gb/s 7200rpm là đáp ứng tốt với tốc độ và dung lượng cao đủ cho các game đình đám nhất vẫn thoải mái để lưu trữ
Hệ thống tản nhiệt
Với một Intel i7-7700K hoạt động ở xung nhịp cao cộng thêm khả năng ép xung thì việc nhiệt lượng tỏa ra từ linh kiện này hoàn toàn có thể đủ nóng để làm hư hại nó trong khoảng thời gian hoạt động dài nếu như không có các biện pháp làm mát phù hợp. Mặc dù là có hẳn một bộ tản nhiệt gốc đi kèm nhưng trên thực tế đã chứng minh rằng nó chưa bao giờ là đủ để thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình và điều này vẫn khiến vi xử lí nóng lên, dù rằng thời gian có thể giãn ra đôi chút. Chính vì thế mà một sự lựa chọn thay thế tốt hơn đến từ các nhà sản xuất thứ 3 vẫn là cái gì đó khó có thể bỏ qua trong việc mong muốn vi xử lí vẫn mát ngay cả khi đã được ép xung như là một sự đầu tư trong việc gia tăng tuổi thọ sản phẩm. Và đương nhiên nhắc đến tản nhiệt, sẽ rất khó để bỏ qua một cái tên truyền thống như Cooler Master cùng sản phẩm Hyper 212 EVO của mình. Với mức giá chưa đến 600 ngàn, thế nhưng Cooler Master Hyper 212 EVO hoàn toàn là một cái tên đáng mua với khả năng đáp ứng được một sự đa dạng các dòng vi xử lí lớn nhỏ hiện nay, và trên thực tế, nó là một sản phẩm khá hời cho người dùng lựa chọn
Bàn phím và chuột
Bàn phím và chuột là một công cụ không thể thiếu với một chiếc PC trong việc giao tiếp giữa người dùng với thiết bị, chưa kể nó còn quan trọng hơn đối với một cỗ máy phục vụ cho nhu cầu chơi game. Với một sự bùng nổ của việc tích hợp đèn LED và rồi đèn RGB lên sản phẩm, mà chúng ta không còn quá nhiều sự lựa chọn đến từ một sản phẩm không đèn LED như một cách cắt giảm chi phí nữa. Vì thế mà việc lựa chọn một bộ chuột và bàn phím với mức giá tốt và có cả đèn RGB rõ ràng là một vấn đề chẳng mấy dễ dàng gì. Dù vậy thì chúng ta vẫn có một vài ứng cử viên có thể đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng và giá thành mà điển hình như G213 Prodigy Gaming Keyboard, và mặc dù đây không hẳn là một bàn phím cơ nhưng nó có những ưu điểm vượt trội hơn so với các bàn phím cao su bình thường. Với một hành trình phím tốt lên đến 4mm cùng với thiết kế có giá đỡ kê tay đã phần nào tạo cho người dùng một cảm giác nhấn khác biệt hơn để họ nhận biết được chính xác là mình đã nhấn hay thao tác hay chưa
Và trong vấn đề chuột chơi game, thì một lần nữa chúng ta tiếp tục đặt sự tin tưởng vào Logitech với sự lựa chọn dành cho G303 Daedalus Apex Performance Edition. Với những dòng sản phẩm chất lượng trải dài trên nhiều phân khúc thì chẳng có lí do gì để loại đi một em chuột mang nhiều tiềm năng như thế. Mặc dù là sản phẩm có giá thành rẻ nhưng mắt đọc quang học của Logitech luôn nhận được nhiều sự đánh giá cao trong độ chính xác, độ nhạy cũng như dải DPI rộng từ 200-12000 mà người dùng có thể chuyển đổi các mức một cách dễ dàng thông qua vài nút bấm đề phù hợp nhất với từng trường hợp sử dụng cụ thể cho các tác vụ khác nhau của mình, và đặc biệt hơn, đây là sự kết hợp bắt mắt trên bàn giải trí của bạn cùng với G213 Prodigy Gaming Keyboard khi G303 Daedalus Apex Performance Edition cũng có hệ thống đèn RGB có thể tùy chỉnh độ sáng và màu sắc được
Xây dựng hệ thống với các linh kiện đã lựa chọn
Trong bài viết này sẽ không thể nào đưa ra được cách xây dựng cũng như kết nối một cách cặn kẽ và chi tiết nhất đối với từng bộ phận, mà thay vào đó chỉ là các bước tổng quan trong việc kết hợp tất cả các linh kiện đơn lẻ thành một khối hoàn chỉnh trước khi cài đặt hệ điều hành và sử dụng chúng. Chính vì thế mà nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc thao tác liên quan đến lĩnh vực này, thì tốt nhất, bạn hãy nhờ một trợ lí hay một người có kinh nghiệm trong việc lắp ráp PC nhằm tránh gây hư hại không đáng có với các thành phần linh kiện với các chân có phần khá dễ bị hư hại nếu như thao tác không đúng
Thiết lập bo mạch chủ
Với nhiều người, họ thường cố định bo mạch chủ vào trong case máy tính trước khi lắp ráp các linh kiện các lên trên đó. Thế nhưng trên thực tế, điều này lại gây khó khăn hơn trong việc lắp ráp vi xử lí, tản nhiệt, RAM, card đồ họa khi mà bạn sẽ bị hạn chế tầm nhìn cũng như sự vướng víu từ các case vô tình khiến cho việc kết nối trở nên khó khăn hơn. Và vì thế mà mình khuyến cáo các bạn nên thực hiện lắp ráp các thành phần cơ bản của các linh kiện lên bo mạch chủ trước khi gắn nó cố định vào case sẽ dễ dàng hơn rất nhiều lần
Trước hết, chúng ta cần phải tích hợp vi xử lí lên bo mạch chủ. Trên các bo mạch chủ hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm được vị trí dùng để lắp vi xử lí với một thiết kế riêng biệt trên một khay hình vuông với nắp giữ ở phía trên. Bạn chỉ cần mở nắp giữ này ra, sau đó đặt vi xử lí nhẹ nhàng ăn khớp các chân của nó với hệ thống kết nối trên bo mạch chủ cũng như chiều lắp đặt theo chiều mũi tên được quy định sẵn trước khi đóng nắp giữ trên bo mạch chủ để cố định linh kiện này trên đó
Kế đến, chúng ta sẽ lắp đặt các thanh RAM vào các vị trí tương ứng của nó nằm gần ngay bên cạnh vị trí thao tác với vi xử lí. Với Corsair Vengeance là một sản phẩm với một cặp thanh RAM thì chúng ta có thể đặt chúng trên khe cắm thứ 1 và thứ 3, hay tùy chọn trên khe cắm thứ 2 và thứ 4
Cuối cùng là việc gắn hệ thống tản nhiệt dành cho chính vi xử lí ngay trên linh kiện này thông qua khay kết nối cũng như hệ thống ốc vít tương ứng đi kèm. Và sau khi đã gắn tản nhiệt, thì bạn sẽ chuyển qua kết nối dây nguồn của tản nhiệt với chân cắm tương ứng có thể tìm thấy ngay trên bo mạch chủ gần vị trí của CPU để nó có thể hoạt động mỗi khi có nguồn cung cấp giúp thổi bớt phần nào nhiệt lượng mà vi xử lí tỏa ra để ra bên ngoài
Và trước khi mà cố định bo mạch chủ lên case, hãy kiểm tra lần cuối rằng các cổng giao tiếp ngoại vi đã nằm đúng với vị trí khe của mình trên case hay chưa, và nếu chưa, hãy di chuyển sao cho ăn khớp bởi đây sẽ là nơi mà bạn thường thao tác nhiều nhất trong việc kết nối hàng tá những thiết bị như bàn phím, chuột, tai nghe, USB trong việc giao tiếp với chính PC của mình
Kết nối các linh kiện còn lại
Một khi đã gắn các linh kiện chính lên trên bo mạch chủ cũng như thiết lập một cách cố định phần bo mạch này lên trên case, thì việc tiếp theo cần làm trong việc lắp ráp PC là kết nối các linh kiện còn lại vào hệ thống. Nhưng trước hết, nếu bạn sử dụng case như Corsair Carbide SPEC-ALPHA thì nó đã được thiết kế sẵn quạt tản nhiệt với cáp kết nối ngay trên thân vỏ máy. Và chúng ta nên kết nối cáp với các vị trí tương ứng trên bo mạch chủ để cấp nguồn cho quạt tản nhiệt chung cho toàn hệ thống trước khi tiến đến các bước tiếp theo với các linh kiện khác
Việc lắp đặt SSD và HDD là công việc tiếp theo mà chúng ta nên làm. Thật sự thì công việc này không quá khó khi mà ổ cứng HDD tiêu chuẩn của Western Digital đã có thể nhanh chóng lắp đặt trên khay dành cho ổ cứng được thiết kế trực tiếp ngay trên case, trong khi với ổ SSD cũng sẽ có khay riêng tương ứng 2.5” nằm trên cùng cho phân vùng ổ cứng và sau khi lắp đặt cố định vị trí hoàn tất, chúng ta sẽ kết nối cáp giao tiếp chuẩn SATA của từng ổ cứng với cáp tương ứng trên bo mạch chủ
Kế đến chúng ta sẽ gắn card đồ họa GTX 1080 lên bo mạch chủ. Để làm điều này, trước tiên chúng ta cần tháo phần che của khe cắm PCIe nằm ở mặt sau của case thông qua dụng cụ và sau đó chúng ta có thể gắn trực tiếp card đồ họa lên các khe này với thao tác đơn giản như làm với RAM
Và cuối cùng là chúng ta sẽ cần cấp nguồn dành cho toàn bộ hệ thống thông qua gắn bộ nguồn vào phần dưới của case. Trong đó EVGA 600 B1 PSU có khá nhiều dây nối cung cấp nguồn. Trong đó cổng kết nối với 20+4 chân sẽ được gắn lên bo mạch chủ như là trung tâm chia điện áp cho tất cả các thành phần của hệ thống. Trong khi đó với riêng card đồ họa, chúng ta sẽ cung cấp trực tiếp thông qua cổng kết nối 8 chân tương ứng, và sử dụng cổng 8 chân còn lại dành cho bộ vi xử lí. Và cuối cùng, ngay cả SSD cũng như HDD cũng cần thao tác này nhưng là với cáp SATA kết nối đến bộ nguồn
Và đó là tất cả những gì mà bạn cần làm trước khi làm các công việc cuối đơn giản hơn như là kết nối chuột và bàn phím thông qua cổng USB hay màn hình lên cổng tương ứng nữa mà thôi. Sau đó thực hiện việc cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống từ nguồn điện trong nhà và cài đặt Windows cùng các thành phần liên quan là chiếc máy tính đã sẵn sàng phục vụ cho các nhu cầu giải trí mà chủ yếu là game với độ phân giải 4K ấn tượng
Theo BeeBom